Người hay giúp bạn khác trả lời bài tập sẽ trở thành học sinh giỏi. Người hay hỏi bài thì không. Còn bạn thì sao?


Để gắn quai vào thân nồi hoặc chảo bằng nhôm người ta phải dùng đinh ván có chất liệu gì ?Vì sao?
Được cập nhật 12 tháng 1 lúc 20:47 0 câu trả lời
Người ta dẫn hơi nước ở 100độC vào một bình cách nhiệt với bên ngoài và đựng nước đá ở nhiệt độ 0độ C khi nước đá vừa tan hết thì khốilượng trong bình là 224,3g.Tính khối lượng nước đá ban đầu
0 câu trả lời
Viết công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này?
Được cập nhật 25 tháng 12 2018 lúc 8:57 0 câu trả lời
Người ta đổ m1(kg) nước ở nhiệt độ t1=60 độ C vào m2(kg) nước đá ở nhiệt độ t2 = -5 độ C. Khi có cân bằng nhiệt, lượng nước thu được là 5kg và có nhiệt độ là t = 25 độ C. Tính khối lượng của nước đá và nước ban đầu. Cho nhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt là c1=4200 J/kg.K và c2=1800 J/kg.K. nhiệt nóng chảy của nước đá là 34.10^4 J/kg
Được cập nhật 21 tháng 10 2018 lúc 9:26 1 câu trả lời


gọi khối lượng nước đá ban đầu là m(kg)
=> khối lượng nước ban đầu là 5-m (kg)
nhiệt lượng nước đá thu vào từ -5 đến 00 c là
Q1= 5.m.1800 (j/kg.k)
nhiệt lượng nước cần thiết để nước đá tan ra ở 00c là
Q1,= m .34.104(j/kg.k)
nhiệt lượng nước thu vào từ 0 đến 25độ c là
Q1,,= 25.4200.m (j/kg.k)
nhiệt lượng nước tỏa ra từ 60 xuống 25 độ c là
Q2= 4200.35.(5-m) (j/kg.k)
áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có :
454000m = 735000-147000m
=>m\(\simeq\) 1,22kg
Có thể tạo nước uống từ nước biển bằng hệ thống như biểu đồ dưới đây. Nước biển từ bể 1 sẽ thấm qua vải bông và bốc hơi lên tạo thành những giọt nước đọng lại trên mặt kính. Sau đó nước uống được thu vào bể 3, phần nước biển không bốc hơi chảy vào bể 2.
1. So sánh độ mặn nước ở bể 1 và bể 2. vì sao?
2. Nêu tác dụng của tâm kính trong hệ thống.
3. Sử dụng mặt trời làm nguồn nhiệt có ưu điểm và hạn chế gì?
2 câu trả lời

một bình chứa khí nén ở áp xuất \(40\) atm và nhiệt độ là \(37^oC\) . xả \(\dfrac{1}{3}\) lượng khí ra ngoài và nhiệt độ của khí trong bình còn \(27^oC\) . Tính áp xuất trong bình lúc này .
đáp án : \(25,8\) atm
các bn tick môn lý vào xem thử nha :) mk sẽ giải sau khi có 10 câu trả lời .
16 câu trả lời


Nói đùa thôi mấy dạng câu này lúc mới sanh ra t biết làm rồi. Giờ lên tới mẫu giáo rồi không hứng làm mấy dạng đó nữa.
PS: Tại người ta lớn rồi mờ
Câu nào dưới đây không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng?
A. Vì thủy tinh bị dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bàn thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.
B. Vì thủy tinh bị dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
C. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.
D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt,nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
Được cập nhật 12 tháng 6 2018 lúc 21:30 2 câu trả lời

D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt,nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.

Câu nào dưới đây không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng?
A. Vì thủy tinh bị dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bàn thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.
B. Vì thủy tinh bị dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
C. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.
D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt,nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
CÁC BN GIÚP MK VS NHÉ
1 Tại sao thường xuyên uống nươcx lại có lợi cho sức khỏe?
2 Tại sao đèn mổ không hắt bóng ?
3 Tại sao cởi áo ra lại phát sáng ?
4 Tại sao con ng bị điện giật?
1 câu trả lời


1 Uống nước thường xuyên có lợi cho sức khỏe vì khi cần bổ sung nước uống nước lọc mới là phương pháp có lợi cho sức khỏe nhất.Bởi vì nước lọc tốt cho sự hấp thu của cơ thể. Ngoài ra nước lọc không có chứa hương liệu, chất tạo màu, không gây hại cho cơ thể
2 Đèn mổ không hắt bóng vì sự xuất hiện của cái bóng là do ánh sáng gây ra,muốn loại bỏ cái bóng cũng phải dựa vào ánh sáng.Nếu như để vật thể hoàn toàn nằm trong ánh sáng thì cái bóng sẽ không xuất hiện.Đèn mổ là cái đèn rất to bên trong lắp đặt rất nhiều bóng đèn huỳnh quang chiếu theo nhiều hướng.
3 Cởi áo ra lại phát sáng vì những bộ quần áo làm bằng len dạ đều có khả năng tĩnh điện khi ma sát. Âm thanh và ánh sáng nhìn thấy đều là hiện tượng phóng điện gây ra.
4 Con người bị điện giật vì cơ thể người có thể dẫn điện.Con người đứng ở trên mặt đất khi tiếp xúc vs dây điện sẽ có dòng điện đi qua cơ thể và truyền xuống đất.Dóng điện tác động vào hệ thần kinh làm tổn thương não và tim cơ quan hô hấp ngừng hoạt động cn người sẽ bị tử vong
chúc bn hk tốt
Có 20cm^3 nước đựng trong một ống nhỏ giọt có đường kính đầu mút là 0,8mm. Giả sử nước trong ống chảy ra ngoài thành từng giọt một.
Hãy tính xem nước trong ống chảy thành bao nhiêu giọt.
Biết nước có hệ số căng bề mặt là σ= 0,073 N/m; khối lượng riêng của nước là D= 10^3kg/m3.Lấy g= 10m/s2
1 câu trả lời


Tóm tắt:
Vnước = 20cm3
ϕ = 0,8mm
g = 10m/s2
σ = 0,073N/m
Dnước = 1000kg/m3
-------------------------------
Bài làm:
Khi giọt nước bắt đầu rơi: P1 = F ⇔ m1.g = σ.1
Ta có: m = V.D
⇒ V1.D.g = σ.1
Ta lại có: V1 = \(\dfrac{V}{n}\)
⇒ \(\dfrac{V}{n}\).D.g = σ.π.ϕ
⇔n = \(\dfrac{V.D.g}{\sigma.\pi.\phi}\) = \(\dfrac{0,00002.1000.10}{0,073.3,14.0,8.1000}\) = \(\dfrac{0,2}{183,376}\) ≈ 1090(giọt).
Vậy nước trong ống chảy thành 1090 giọt.
Áp suất hơi nước trong không khí ở 25°c là 19 mmHg. Độ ẩm tương đối của không khí có giá trị là ?
0 câu trả lời
Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0 độ C và chuyển nó thành nước ở 20 độ C . Nhiệt độ nóng chảy riêng của nước đá là 3,4 . 105 J /kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J / ( kg . K )
Được cập nhật 8 tháng 5 2018 lúc 8:14 4 câu trả lời

Bạn xem lời giải của mình nhé
Giải:
+ Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước đá ở 0oC để chuyển nó thành nước ở 0oC:
Q0 = λm
+ Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước ở 0oC để chuyển nó thành nước ở 0oC:
Q1 = cm (t1 – to)
+ Nhiệt lượng tổng cộng cung cấp cho 4kg nước đá ở 0oC để chuyển nó thành nước ở 20oC là
Q = Q0 + Q1
Q = λm + cm (t1 – to)
= 3,4.105.4 + 4180.4.(20 – 0)
= 1694400 J = 1694kJ
Chúc bạn học tốt!
Sự sôi là gì? Nêu đặc điểm của sự sôi. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi?
Được cập nhật 6 tháng 5 2018 lúc 19:23 2 câu trả lời

Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Đặc điểm:
+ Ở áp suất chuẩn, mỗi chất sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi.
+ Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất chất khí (hơi) trên bề mặt chất lỏng. Áp suất này càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại.
Phân biệt sự sôi và sự bay hơi:
- Giống nhau: Đều là chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
-Khác nhau:
+Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng (trên bề mặt chất lỏng) và ở bất kì nhiệt độ nào.
+ Sự sôi:Chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng và xảy ra ở nhiệt độ xác định.

-Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
-Đặc điểm của sự sôi:
+Sôi ở một nhiệt độ nhất định
+Các chất khác nhau sôi ở một nhiệt độ khác nhau
+Xảy ra trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng
+Trong khi sôi thì nhiệt độ không thay đổi
+Khi sôi thì khí bay hơi lên, có thể nhìn thấy bằng mắt thường
Điểm giống nhau : Đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
- Điểm khác nhau :
+ Sự bay hơi : chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào
+ Sự sôi : chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng
** Bởi vì rượu sôi ở khoảng 80 độ mà nước sôi thi 100 độ và do trong lúc sôi đó nhiệt độ không tăng nên thể tích của rượu cũng không tăng lên được nên ta không thể xác định nhiệt độ của nước đang sôi. Còn đối với thủy ngân thì nhiệt độ sôi của nó cao hơn 100 độ nên ta có thể xác định được nhiệt độ cần đo
C1 :đem nung nóng một quả cầu bằng đồng có bán kính r=5cm từ 0*C đến 100*C. Cho biết hệ số nở dài của đồng là 17.10^-6 K-1. Độ tăng thể tích của quả cầu là bao nhiêu?
C2:một bình thủy tinh chứa đầy 50cm^3 thủy ngân ở 18*C. Hỏi khi nhiệt độ tăng tới 38*C thì thể tích thủy ngân tràn ra là bao nhiêu? Cho biết hệ số nở dài của thủy tinh là 9.10^-6 và hệ số nở khối của thủy ngân là 18.10^-5.
1 câu trả lời

1) V0 =\(\dfrac{4}{3}\pi R^3=\dfrac{4}{3}.\pi.0,05^3=\dfrac{1}{6000}\pi\)
ΔV = V0.3α.Δt = \(\dfrac{1}{6000}\pi\).3.17.10-6.100
= 2,67.10-6 (m3)
2) Thể tích thủy tinh tăng lên:
ΔV1 = V01.3α.Δt = 5.10-5.3.9.10-6.20
= 2,7.10-8
Thể tích thủy ngân tăng lên:
ΔV2 = V02.β.Δt = 5.10-5.18.10-5.20
= 1,8.10-7
Thể tích thủy ngân tràn ra ngoài:
ΔV2 - ΔV1 = 1,53.10-7 (m3)
Một thanh thép ở 16 độ C có độ dài 30cm. Hệ số nở dài của thép là 11.10-6K-1.
a) Tính độ nở dài của thanh thép khi tăng nhiệt độ tăng đến 40 độ C.
b) giả sử thanh thép này hình trụ có tiết diện 200mm2, xác định phần trăm thể tích tăng lên của khối trụ trong điều kiện nhiệt độ nói trên.
1 câu trả lời


ai ai giúp mình với...mình cần trả lời gấp....mình sắp thi rồi
...
Dưới đây là những câu hỏi có bài toán hay do Hoc24 lựa chọn.
Building.
Bảng xếp hạng môn Vật lý
nguyen thi vang1178GP
Nguyễn Hoàng Anh Thư451GP
Dark Bang Silent435GP
Nguyễn Văn Thành426GP
Tenten414GP
Phạm Thanh Tường379GP
Team lớp A350GP
BAN is VBN327GP
Hoàng Sơn Tùng304GP
Trần Hoàng Sơn294GP
Nguyễn Văn Thành62GP
Lê Phương Giang42GP
Dark Bang Silent42GP
Ma Đức Minh32GP
nguyen thi vang25GP
TM Vô Danh12GP
Nguyễn Hoàng Anh Thư10GP
phynit10GP
Phùng Tuệ Minh9GP
Nguyễn Việt Lâm8GP
m=500g=0,5kg
x=5cm=0,05m
vị trí cách tâm 0,05m là A
vị trí mà lò xo giản cực đại là B (vB=0)
\(W_A=\dfrac{1}{2}.k.x_1^2+\dfrac{1}{2}m.v_0^2\)
\(W_B=W_{t_B}+W_{đ_B}\)
để \(W_{t_{B_{max}}}\) thì \(W_{đ_B}=0\)
\(\Leftrightarrow W_B=\dfrac{1}{2}.k.x_2^2\)
bảo toàn cơ năng: \(W_A=W_B\)
\(\Rightarrow x_2=\)\(\dfrac{\sqrt{5}}{20}\)m