Theo bạn, trên đời này, thứ gì quý giá nhất? Viết bài văn lý giải tại sao bạn lại có quan điểm đó.
P/s: Đề độc, trên mạng không có đâu. Không chép những bài có liên quan nhé! ;)
Theo bạn, trên đời này, thứ gì quý giá nhất? Viết bài văn lý giải tại sao bạn lại có quan điểm đó.
P/s: Đề độc, trên mạng không có đâu. Không chép những bài có liên quan nhé! ;)
Khi có vàng sẽ mua được nhiều lúa gạo. Nhưng bạn Trung lại khẳng định thì giờ là quý báu nhất. Chúng ta không nghe nói sao, thì giờ là vàng ngọc, nếu không có thời gian lấy gì ta làm ra lúa gạo và đãi cát thành vàng.
Cuộc tranh cãi cứ thế mà kéo dài, ba bạn đều cho mình là đúng cả, nên chẳng ai chịu thua ai. Cuối cùng, ba bạn phải nhờ thầy giáo giải quyết coi ai đúng, ai sai.
Nếu luận về đúng sai thì ba bạn đều đúng cả, nhưng chỉ đúng một khía cạnh thôi. Như có năm người mù cùng sờ con voi, người sờ trúng cái chân thì nói con voi giống cây cột nhà.
Người sợ trúng cái vòi thì nói con voi giống chiếc chiếu cuốn tròn, người sờ trúng cái bụng thì nói con voi giống như bức tường thành rộng lớn, người sợ trúng lỗ tai thì nói con voi giống cái quạt để quạt mát, người sờ trúng cái đuôi thì nói con voi giống như cây chỗi.
Năm người mù đều nói đúng, nhưng chỉ nói đúng một phần của con voi thôi. Chúng ta trở lại câu chuyện cái gì quý nhất trên đời, lúa gạo rất quý nếu không có lúa gạo lấy gì con người ăn để sống vì nó là lương thực cần thiết cho nhân loại.
Vàng là vật quý báu hiếm có, nên nó có thể mua được nhiều lúa gạo và làm trang sức cho con người. Nhưng thì giờ cứ mỗi ngày lặng lẽ trôi qua, không bao giờ quay ngược trở lại nên nó cũng rất quý, cho nên có câu chớ để thì giờ trôi qua vô ích.
Thầy giáo mĩm cười rồi nhẹ nhàng bảo, các em nói thì chẳng sai chút nào. Lúa gạo rất quý, người nông dân phải đầu đội trời chân đạp đất bán mình cho nắng mưa mà vất vả nhọc nhằn mới làm ra được.
Vàng quý và hiếm nên mới đào đãi tìm kiếm khó khăn, khi có được dùng để trang sức làm đẹp hoặc mua các nhu cầu cần thiết để phục vụ cho con người.
Thì giờ cũng rất quý, vì nó cứ mãi qua nhanh mà không ngược trở lại, nếu chúng ta không tranh thủ tận dụng thời gian quý báu để mà làm việc lợi ích cho gia đình và xã hội, thì sẽ làm tổn hại chung cho nhân loại.
Nhưng, các em phải biết con người mới thật sự là quý nhất. Có con người là có tất cả, vì con người biết siêng năng cần cù thì sẽ làm ra được nhiều lúa gạo, sẽ khai thác đào mõ luyện vàng, nếu không có con người biết tranh thủ tận dụng thời gian để làm những việc có ích nhằm phục vụ cho nhân loại được an vui và hạnh phúc, thì thời gian cũng trôi qua một cách vô nghĩa.
Vì thế các em ngay bây giờ phải cố gắng siêng năng chăm chỉ học hành, để nâng cao trình độ hiểu biết và sau này các em lớn lên chọn cho mình một việc làm thích hợp mà tùy theo khả năng để đóng góp cho gia đình và phục vụ tốt cho xã hội.
Này các em, các người trẻ, chúng ta có đôi bàn tay khéo léo để làm tất cả công việc, khi còn nhỏ đôi bàn tay này giúp cho các em học viết chữ, nhờ vậy các em nâng cao được trình độ hiểu biết có được một kiến thức phổ thông, để sau này các em lớn lên dùng đôi bàn tay này với trái tim hiểu biết mà dấn thân đóng góp phục vụ cho đời.
Các em có đôi chân mạnh mẽ để gánh chịu toàn thân, nhằm giúp cho thân này làm các việc có ích cho xã hội.
Đôi chân này luôn giúp cho các em đi xa ngàn dặm, trèo non lội suối dù đường đời có chông gai hiểm trở, nhưng đôi chân này vẫn luôn tiến bước không ngừng nghỉ cho đến khi già chết mới thôi.
Và con người này của các em với tình yêu thương nhân loại, công ơn sâu dày của cha mẹ đã lao tâm nhọc sức, sinh thành dưỡng dục, mang nặng đẻ đau, hy sinh chịu đựng vất vả nhọc nhằn để nuôi các em khôn lớn trưởng thành.
Nhờ có cha có mẹ mà các em mới có thân này, nếu các em ngay từ khi còn học nơi mái ấm nhà trường mà không chăm chỉ siêng năng cố gắng học hành cho tới nơi tới chốn. Lúa gạo, vàng bạc, thời gian không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại nhưng nếu chúng ta không biết nhìn lại chính mình, không biết mình là gì?
Có lúa gạo, có vàng bạc, có thời gian, nhưng ta lại thờ ơ với chính mình, chẳng biết mình là gì, thì tội nghiệp cho ta quá trời. Trong bầu vũ tru bao la này trên là trời, dưới là đất, song hành với chúng ta có năm loài cùng chung ở, chúng ta thấy rõ nhất là con người và các loài súc sinh.
Đất giúp cho con người có sự sống nhờ đôi bàn tay và khối óc này. Còn trời bao gồm mây mưa, mặt trăng, mặt trời, các sóng điện để giúp con người đủ điều kiện sống trong thế gian này. Trời và đất không có cái hiểu biết, ngược lại con người có tri giác, có hiểu biết, chính vì vậy con người là trọng tâm của trời đất, là vật tối linh của muôn loài.
Lâu nay chúng ta hầu như ai cũng coi trọng trời đất mà lại coi thường mình. Đó chính là sai lầm lớn nhất của con người. Sợ trời phạt, mong trời thương, cầu ông thần đất ủng hộ cho có nhiều của cải, tài sản.
Cho nên có câu: “có trời, có đất, nhưng không có con người, thì trời đất cũng vô nghĩa. Không có con người thì tất cả mọi thứ trên đời này đều không có giá trị gì hết". Trong các em ai cũng có trái tim hiểu biết, trái tim này luôn bao dung tất cả mà tạo nên sự hài hòa trong cuộc sống.
Nếu ta có nhiều lúa gạo vàng bạc mà không biết sử dụng thời gian đúng nhu cầu trong cuộc sống và không có con người này, thì mọi thứ đó không còn giá trị gì!
Lúa gạo là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, nó luôn làm cho con người no đủ mà không sợ đói kém. Vàng, nếu so với lúa gạo thì giá trị thực tế không bằng, không có vàng ta vẫn sống bình thường, không có gạo ăn ta mới chết đói.
Vậy mà nhân loại cứ cho cái gì quý hiếm là giá trị bởi từ nhận định chủ quan, nếu ta thử làm một bài toán so sánh. Vàng có thể nuôi sống con người hằng ngày hay không, nhưng người ta vẫn nói có vàng mới mua được lúa gạo.
Về giá trị giao dịch cân bằng sản phẩm nuôi sống nhân loại, người ta sắp đặt theo giá trị quý hiếm nhưng trên thực tế lại không có nhu cầu chánh đáng.
Những gì cần thiết cho sự sống đáng lẽ nó phải giá trị hơn, vì nó có tác dụng nuôi sống chúng ta hằng ngày, nhưng ta lại liệt nó vào diện thấp kém để rồi con người phải lệ thuộc vào các thứ phù phiếm xa hoa mà phải nhọc nhằn lao khổ.
Như nước là nhu cầu cần thiết cho con người, tắm rữa giặt giũ nấu nướng tiêu dùng hằng ngày, có nước đầu đủ giúp cây cối xanh tươi tạo ra hoa màu thực phẩm, nuôi dưỡng cây hấp thu dưỡng khí che mát, nếu thiếu nước vài ngày sẽ chết, vậy mà có ai quan tâm tới đâu.
Các nhà doanh nghiệp vì lợi ích cho riêng mình mà xã thải các chất độc làm ô nhiễm môi trường nước trầm trọng, gây thiệt hại cho con người và tất cả muôn loài.
Không khí là nhu cầu cần thiết để bảo đảm sự sống cho con người, thiếu nó vài phút thì con người sẽ chết ngay bởi vì nó đầy dẫy trong hư không. Lúa gạo, nước, không khí, so với vàng cái nào quý hơn.
Chắc chắn ai cũng nói vàng quý hơn, đó là cái thấy sai lầm nghiêm trọng mà ít ai khám phá được chỗ này. Con người đã tạo ra một sự mâu thuẫn quá lớn, những cái cần thiết giúp ích cho mình mỗi ngày thì ta lại lãng quên.
Bây giờ chúng ta thử so sánh giữa vàng và sắt cái nào có giá trị hơn? Ai cũng nói vàng giá trị hơn, vàng tính thành tiền thì đương nhiên mắc hơn sắt, nhưng lợi ích thiết thực cho con người lại chính là sắt.
Trong cơ thể con người rất cần chất sắt, vì nó là yếu tố quan trọng để tạo thành máu đỏ, do đó trong con người nếu thiếu máu thì sẽ chết, nhưng nếu thiếu chất vàng thì cũng không sao cả.
Đó là giá trị của chất sắt trong con người, ngoài ra sắt còn đáp ứng nhu cầu sống cho con người tiện lợi về nhiều mặt như xây dựng nhà cửa, cầu cống, xe cộ giúp cho con người có chỗ ăn ở nghỉ ngơi, đi lại dễ dàng mà tiết kiệm được thời gian.
Những gì cần thiết cho con người thì chúng ta lại lãng quên ít quan tâm tới nó, cho nên chúng ta chịu chấp nhận sống chung với ô nhiễm, sống chung với bệnh, sống chung với những cái đi ngược lại thiên nhiên.
Người nông dân phải cực khổ vất vả nhọc nhằn, một nắng hai mưa chân lắm tay bùn để tạo ra những hạt gạo thần tiên giúp cho nhân loại no đủ mỗi ngày. Vậy mà nó bị con người đánh giá trị vật chất thấp nhất trong các nhu cầu để phục vụ sự sống, chúng ta cần phải có một cuộc hội thảo về vấn đề này mà tìm ra giải pháp chính đáng để làm sao cho phù hợp cuộc sống của con người.
Chúng ta cứ nghĩ rằng những gì quý hiếm là đắt tiền mà bỏ quên giá trị thiết thực trong cuộc sống.Lúa gạo tuy cần thiết, vàng tuy quý hiếm, thời gian giúp con người làm nhiều việc, nhưng nước và không khí rất cần hơn.
Tuy nhiên nó vẫn không quý bằng con người. Không có con người những thứ đó trở thành vô nghĩa, vì các thứ đó để phục vụ cho con người, nhưng nếu con người không có lương tâm, không có trái tim hiểu biết sống si mê vô độ thì có mà cũng như không vì luôn làm khổ đau cho muôn loài.
Thực tế theo quan niệm từ ngàn xưa cho đến nay, ai cũng nghĩ rằng cái gì quý hiếm là giá trị cao cả mà lãng quên những giá trị thiết thực để nuôi sống chúng ta hằng ngày. Không có vàng, không có đá quý ta vẫn sống vì nó chỉ là món đồ trang sức phụ cho con người.
Không có lúa gạo, không có nước để tiêu dùng, không có không khí để thở thử hỏi ta có thể sống còn hay không? Vậy cái gì là quý giá nhất, sự sống của con người và muôn loài. Và cái gì quý nhất trong cuộc sống, con người cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần và con người tâm linh.
Có vật chất để đảm bảo đời sống cho con người một khoảng thời gian nào đó, tùy theo phước nghiệp của cá nhân đã gieo tạo. Có tình cảm để con người gắn kết yêu thương với nhau mà đóng góp cho gia đình và xã hội.
Có tinh thần sáng suốt minh mẫn lành mạnh để luôn sống lạc quan và yêu đời. Có con người tâm linh cùng với trái tim hiểu biết, thì tin sâu nhân quả mà không làm các việc ác, lại hay làm các việc lành và từng bước phá bỏ tâm niệm hành động si mê chấp ngã chiếm hữu để trở về tính biết sáng suốt của chính mình đó là Phật tính.
Khi sống được với tính biết sáng suốt của mình thì chúng ta không bị dòng đời cuốn trôi mà biết quân bình sự sống để đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.
Cho nên con người là quý nhất, còn các cái thứ khác chỉ phụ thuộc mà thôi, không có vàng hoặc ngọc quý hay kim cương ta vẫn sống, nhưng thiếu lúa gạo, nước, không khí, ta khó bảo tồn mạng sống. Vậy mà thế gian cứ chạy theo những thứ đó để rồi làm khổ cho nhau, mà quên đi những cái cần thiết trong cuộc sống.
Có con người rồi lại có trái tim yêu thương và hiểu biết, thì không gì có thể so sánh bằng. Sư phụ chúng tôi chỉ dạy rằng: “ Học tập, làm việc uống ăn làm nên sự sống. Tu là hơi thở quyết định sự sống. Thân thể này thiếu tu cũng như thiếu hơi thở trong chừng phút giây là chết ngay.”
Do đó sư ông chúng tôi chủ trương tu học và lao động như cái đỉnh ba chân không thể thiếu. Lao động như ăn cơm, học như uống nước, tu như hơi thở và có con người tâm linh để thực hiện ba việc cốt lõi đó.
Ba điều đó là sự cần thiết và quý giá nhất trên cuộc đời, kính mong mọi người hãy nên suy xét quán chiếu cho tường tận để rồi lấy đó làm kim chỉ nam mà luôn làm tròn bổn phận đối với gia đình và sống có ích cho nhân loại.
-- Mạng --
Để củng cố tinh thần học tập của các bạn. Em xin thầy Phynit thưởng cho 2 bạn trả lời hay và xuất sắc nhất câu hỏi sau mỗi bạn 15 GP từ tài khoản hoc24 của em chuyển sang nhé thầy. Nếu như Minh có câu hỏi Tiếng Anh giúp củng cố kiến thức, thì Đạt lại truy tìm nhân tố bí ẩn học tốt bộ môn Lịch Sử và Ngữ Văn. Chắc thầy đồng ý. @phynit
Câu 1) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật lịch sử Bùi Thị Xuân (Gợi ý: đoạn văn , giới thiệu đôi nét về bà, còn tiếp theo Đạt nhường các bạn làm tiếp,..)
Câu 2) Hiện nay, những chú muỗi cứ đốt người rất nhiều. Em hãy viết một bài văn thuyết phục các bạn muối ấy hạn chế đốt người và động vật.
CỐ LÊN- CÁC BẠN HỌC VIÊN HOC24.
Minigame được cô @Đỗ Ngọc Thoa và cô @Sen Phùng góp ý kiến lựa chọn bạn làm tốt!
Thầy nhất trí, khi nào có kết quả thì bạn Đạt nhắn tin cho thầy nhé :)
haizz
k nên mở nh` cuộc thi nh` quá
điều đó sẽ gây nên hoc24 là 1 trang toàn là cuộc thi
sẽ gây áp lực
mà thi sắp tới nữa, t/g đâu?
lâu lâu ms mở thoy, chứ mở cuộc thi hoài, chán ngắt
rồi cứ ra thêm bn này bn kia dk cái này cái kia là dk thêm gp, ủa z chứ các bn HS yếu lm` s mà lm` dk?
nếu z thì các bn HS yếu sẽ thấy k thik, dạng như cảm thấy bị ruồng bỏ hay cái j đó
sao cái j cũng gp hết z?
s hoc24 k mở thêm cuộc thi giải trí thử, cho nó lành mạnh
chứ toàn cuộc thi kiến thức hoài
điều đó sẽ gây nên hoc24 là trang nó hơi nhàm vì toàn kiến thức
pải có vui cks, giải trí chứ
theo mình thì đây là thời gian gấp rút chuẩn bị cho các môn thi hơn nữa nếu tổ chức cuộc thi vào thời gian này có bn sẽ muốn có nhiều GP thế là chúi mũi vào làm bài y như lao vào tên lửa để đc nhiều GP vậy như thế có thể làm chễnh mãng việc hok tập của một số bạn hơn nữa nếu ngồi quá lâu trên máy tính thì một số ông bố bà mẹ sẽ cho rằng con của mình đang có ''phi vụ '' gì đó và họ sẽ quản lí nghiêm con cái mình . Và khi con cái mình thi k đc,lm bài đc điểm k cao thì chắc chắn họ sẽ k do dự j mà đưa ra quyết định là do fanpage hoc24 này lôi cuốn các bạn quá lớn nên ảnh hưởng đến việc hok tập của các bạn và thậm chí có thể sẽ không cho lên trang này nữa. Như vậy các bạn sẽ rất là buồn đối với ai quý trọng cộng đồng hoc24 này và sẽ sinh ra nhiều tác hại. Ý kiến của mình là chờ thi xong rồi tổ chức cx đc bọn mik có cả hè vừa để nghỉ ngơi sau một năm phấn đấu học tập và đạt kết quả tốt cx vừa là thời gian để các bạn thoải mái hơn khi lên cộng đồng mà k p để ý nhiều đến những việc như:''à,hôm nay mik làm bt chưa,mik học bài chưa,mai lên có bị cô giáo kêu lên kiểm tra bài cũ k nhỉ?".Vì những lý do trên,bạn có thể gác nó lại và chờ khi thi xong r bọn mik cùng xã hơi bằng những câu hỏi như thế này để có thêm động lực cho năm học mới ĐẠT nhé!
MÌNH HY VỌNG BẠN SẼ ĐÁP ỨNG NHƯ CẦU CỦA CÁC BẠN CŨNG NHƯ MÌNH MONG MUỐN!
THANKS ĐẠT NHIỀU! dù sao cũng cám ơn bạn đã vì tin thần tập thể nghĩ đến việc củng cố tinh thần học tập cho bọn mình !
Đề bài như sau:
Xã hội đang ngày càng phát triển năng động nhưng vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ sống và học tập thụ động.Em hãy chứng minh rằng lối sống ỷ lại, thụ đông là một lối sống không tốt, kiềm hãm sự phát triển của xã hội.
Giúp mình với đê =) =) cảm ơn nhìu nha
Cuộc sống của chúng ta không ngừng phát triển và con người chúng ta cũng phải phát triển để thích ứng với cuộc sống. Thế nhưng xã hội hiện nay vẫn luôn tồn tại rất nhiều những cá nhân thụ động, không biết tự mình vươn lên trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình. Nó thể hiện trong suy nghĩ và trong tư duy của tất cả chúng ta.
Lối sống thụ động chính là lối sống không biết tự lập mà chỉ biết dựa vào người khác thì mới có thể làm việc được. Nếu như chúng ta suy nghĩ đơn giản thì không có vấn đề gì phải bàn cãi nhưng nếu như nhìn sâu vào vấn đề thì chúng ta sẽ thấy được những bất cập. Từ xưa đến nay ông cha luôn có câu “trứng khôn hơn vịt” và cứ mặc định người lớn tuổi hơn sẽ có quyền quyết định. Chính vì lẽ này mới hình thành nên lối sống thụ động, dựa dẫm vào người khác của một số bạn trẻ trong xã hội hiện nay. Một phần suy nghĩ của người Việt Nam chúng ta trẻ con thì không biết gì nên nghe theo sự sắp đặt của người lớn nên đã hình thành nên lối suy nghĩ dựa dẫm vào người khác của rất nhiều bạn trẻ.
Ngay cả trong việc giáo dục chúng ta cũng thường quen với lối dạy áp đảo các học trò của mình, thầy giáo luôn đúng, họ luôn cho rằng kiến thức mà họ có là chính xác nhất đầy đủ nhất và nhất nhất học sinh phải noi theo.
Chính những điều này chính là cái nôi để hình thành nên những cá nhân có lối sống thụ động, chỉ biết làm theo những lời chỉ dạy của người khác. Đặc biệt rất nhiều bạn sinh viên hiện nay có lối sống quá thụ động. Các bạn suốt ngày chỉ biết ăn ngủ, không biết tìm tòi thêm tài liệu để học tập, nâng cao thêm kiến thức. Đặc biệt các bạn không biết nâng cao những kỹ năng thực tiễn, kỹ năng xã hội nên khi ra trường ngoài tấm bằng trống rỗng thì các bạn không làm được cái gì cả. Chính những điều này đã làm cho các nhà tuyển dụng ngán ngẩm, lắc đầu từ chối, nếu có nhận vào cũng dày công đào tạo lại từ đầu.
Có rất nhiều bạn ra trường đến nơi nhưng vẫn không chịu tìm tòi kiến thức, vẫn phải dựa dẫm vào bố mẹ, hằng tháng bố mẹ vẫn phải bao nuôi… Chính điều này khiến cho các bạn không có kỹ năng xã hội, không có chính kiến…Chúng ta hãy nhìn vào những nước phát triển trên thế giới sẽ thấy được cách giáo dục của họ rất khác, môi trường học của họ rất năng động, thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn còn học sinh chính là những người tìm tòi nghiên cứu kiến thức. Điều này đòi hỏi ai cũng phải biết làm phải biết đứng trên đôi chân của mình không phụ thuộc vào bất cứ ai, cho nên họ không có lối sống thụ động như chúng ta. Tại rất nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài, họ yêu cầu nhân viên của họ phải biết năng động sáng tạo trong công việc chứ không phải theo một lối mòn nhất định đây chính là yêu cầu của họ.
Một trong những yêu cầu đặt ra cho tất cả chúng ta đó chính là xóa bỏ ngay lối sống thụ động, lười suy nghĩ, lười sáng tạo, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể tránh được tình trạng thất nghiệp và xây dựng xã hội phát triển.
Cuộc sống của chúng ta không ngừng phát triển và con người chúng ta cũng phải phát triển để thích ứng với cuộc sống. Thế nhưng xã hội hiện nay vẫn luôn tồn tại rất nhiều những cá nhân thụ động, không biết tự mình vươn lên trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình. Nó thể hiện trong suy nghĩ và trong tư duy của tất cả chúng ta.
Lối sống thụ động chính là lối sống không biết tự lập mà chỉ biết dựa vào người khác thì mới có thể làm việc được. Nếu như chúng ta suy nghĩ đơn giản thì không có vấn đề gì phải bàn cãi nhưng nếu như nhìn sâu vào vấn đề thì chúng ta sẽ thấy được những bất cập. Từ xưa đến nay ông cha luôn có câu “trứng khôn hơn vịt” và cứ mặc định người lớn tuổi hơn sẽ có quyền quyết định. Chính vì lẽ này mới hình thành nên lối sống thụ động, dựa dẫm vào người khác của một số bạn trẻ trong xã hội hiện nay. Một phần suy nghĩ của người Việt Nam chúng ta trẻ con thì không biết gì nên nghe theo sự sắp đặt của người lớn nên đã hình thành nên lối suy nghĩ dựa dẫm vào người khác của rất nhiều bạn trẻ.
Ngay cả trong việc giáo dục chúng ta cũng thường quen với lối dạy áp đảo các học trò của mình, thầy giáo luôn đúng, họ luôn cho rằng kiến thức mà họ có là chính xác nhất đầy đủ nhất và nhất nhất học sinh phải noi theo.
Chính những điều này chính là cái nôi để hình thành nên những cá nhân có lối sống thụ động, chỉ biết làm theo những lời chỉ dạy của người khác. Đặc biệt rất nhiều bạn sinh viên hiện nay có lối sống quá thụ động. Các bạn suốt ngày chỉ biết ăn ngủ, không biết tìm tòi thêm tài liệu để học tập, nâng cao thêm kiến thức. Đặc biệt các bạn không biết nâng cao những kỹ năng thực tiễn, kỹ năng xã hội nên khi ra trường ngoài tấm bằng trống rỗng thì các bạn không làm được cái gì cả. Chính những điều này đã làm cho các nhà tuyển dụng ngán ngẩm, lắc đầu từ chối, nếu có nhận vào cũng dày công đào tạo lại từ đầu.
Có rất nhiều bạn ra trường đến nơi nhưng vẫn không chịu tìm tòi kiến thức, vẫn phải dựa dẫm vào bố mẹ, hằng tháng bố mẹ vẫn phải bao nuôi… Chính điều này khiến cho các bạn không có kỹ năng xã hội, không có chính kiến…Chúng ta hãy nhìn vào những nước phát triển trên thế giới sẽ thấy được cách giáo dục của họ rất khác, môi trường học của họ rất năng động, thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn còn học sinh chính là những người tìm tòi nghiên cứu kiến thức. Điều này đòi hỏi ai cũng phải biết làm phải biết đứng trên đôi chân của mình không phụ thuộc vào bất cứ ai, cho nên họ không có lối sống thụ động như chúng ta. Tại rất nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài, họ yêu cầu nhân viên của họ phải biết năng động sáng tạo trong công việc chứ không phải theo một lối mòn nhất định đây chính là yêu cầu của họ.
Một trong những yêu cầu đặt ra cho tất cả chúng ta đó chính là xóa bỏ ngay lối sống thụ động, lười suy nghĩ, lười sáng tạo, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể tránh được tình trạng thất nghiệp và xây dựng xã hội phát triển.
Hướng dẫn soạn bài " Ca Huế trên sông Hương" - Văn lớp 7
I. VỀ THỂ LOẠI
Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.
II. KIẾN TỨC CƠ BẢN
1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...
2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.
4. Về ca Huế:
a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.
c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.
2. Cách đọc
Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.
3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.
I. VỀ THỂ LOẠI
Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.
II. KIẾN TỨC CƠ BẢN
1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...
2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.
4. Về ca Huế:
a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.
c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.
2. Cách đọc
Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.
3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.
I. Kiến thức cơ bản
- Thành phố Huế bên bờ sông Hương là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. Đây là thành phố đẹp với nhiều kiến trúc và nét văn hóa độc đáo. Huế đã được công nhận là di sản văn hóa của thế giới.
- Huế nổi tiếng với các điệu hò, càc làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng,
-Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương , ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
II. Trả lời câu hỏi
1. Cố đo Huê là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ....
2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có : chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, họ nện,.... Các điệu hát có : lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xương, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
Các nhạc cụ nhắc tới gồm : đành tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh
3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chi nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú vui tao nhã, đầy quyến rũ.
4.
a) Ca Huế được hình thanhg từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc : sôi nổi, tươi vui ( có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương, ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian; còn trang trọng, y nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.
c) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên sông Hương thơ mộng, giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hòa gồm những nhạc công điêu luyện tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.
Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.
Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên: “Học! Học nữa! Học mãi!”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước
Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.
Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.
Ông bà ta cũng hay có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: “Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”
Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.
Trải qua gần một trăm năm dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, hai mươi năm chống đế quốc Mĩ, nhân dân Việt Nam đã bỏ biết bao công sức, trí tuệ cho sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc, và hôm nay, trên con đường hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp hoá, đang trên đà phát triển. Chúng ta có quyền tự hào bởi ta là người Việt Nam, được sinh ra trên mảnh đất anh hùng, luôn tồn tại những con người kiên cường, bất khuất, đầy trí tuệ, thông minh và sáng tạo. Thế nhưng có khi nào thế hệ tuổi trẻ Việt Nam chúng ta, những người thanh niên sắp là chủ nhân tương lai của đất nước trong thời đại mới nghĩ đến những tiến bộ, những mặt còn hạn chế của chính mình, để từ đó có những kết luận đúng đắn giúp đất nước ngày càng đi lên, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Qua thực tế, ta nhận thấy vẫn còn rất nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học coi việc học là nghĩa vụ nặng nề mà bố mẹ giao cho, chẳng nghiêm túc và tự giác trong học tập,… Đó là những con người lười nhác, chỉ hưởng không công, những người còn đang ngủ quên trên chiến thắng của dân tộc,chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn. Đó là những biểu hiện thật hổ thẹn với quá khứ hào hùng của cha anh, một vấn đề mà hiện nay ta cần phải quan tâm và xem xét bởi vì “nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Trong những năm học phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức hết sức căn bản, nhưng nếu chúng ta không chăm chỉ học hành, lơ là, chểnh mảng thì sẽ không nắm vững được kiến thức một cách có hệ thống mà còn tốn thời gian, tiền bạc và kết quả thu được cũng chẳng đáng là bao, huống chi là cả một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội mà nhân loại đã tích lũy suốt mấy ngàn năm lịch sử và những kiến thức tân tiến, hiện đại của khoa học kĩ thuật bây giờ mà nếu chúng ta không học thì sẽ trở thành những con người lạc hậu và chậm tiến. Vì thế, việc làm trước tiên của thanh niên trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phải học tập, trang bị thật tốt cho mình vốn kiến thức, hiểu biết về thế giới, khoa học và con người… Học tập tốt không chỉ giúp ta góp phần xây dựng một đất nước vững mạnh, phát triển và phồn vinh mà còn là con đường tốt nhất giúp ta đi đến một tương lai tương sáng và tốt đẹp.
“Học tập là hạt giống của kiến thức
Kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”
Không chỉ dừng lại ở việc học, thanh niên, học sinh còn phải hoàn thiện bản thân, tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức. Có lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, đó là nhân nghĩa, là truyền thống cao đẹp của người Việt Nam mà chúng ta cần duy trì và phát triển và thiết thực nhất đó là sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà…, quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn, luôn có thái độ kính trọng và biết ơn với những người đã có công với đất nước…
Đặc biệt, thanh niên cần tích cực rèn luyện một lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc lá, ma tuý… và những thói hư tật xấu, lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các truyền thống văn hóa của xã hội bởi chúng có tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về tư tưởng đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống…
“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.”
(Hồ Chí Minh)
Mỗi người chúng ta đều có những mặt mạnh, yếu khác nhau, không ai là hoàn mĩ cả, mặt khác, xã hội luôn không ngừng phát triển, vì vậy, thanh niên phải luôn tự hoàn thiện bản thân mình, biết vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, biết phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác. Có như thế thì bản thân, gia đình, cộng đồng sẽ ngày một phát triển tốt hơn, tiến bộ hơn.
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh,
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
(Tố Hữu)
Tóm lại, thanh niên chúng ta cần phải phấn đấu học tập, xác định mục tiêu học tập đúng đắn, coi việc học tập khoa học kĩ thuật là then chốt, trở thành những nhà khoa học trẻ tuổi tương lai, những thanh niên xung phong tronhg thời đại mới, có kích thích sáng tạo, tìm tòi cái mới, ứng dụng lí thuyết vào đời sống thực tế, học hỏi không ngừng, có tình yêu quê hương đất nước, nhận lãnh trách nhiệm là người chủ nhân tương lai của đất nước, là thành viên ưu tú của xã hội. Song song đó, chúng ta cần tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu, của tệ nạn xã hội, luôn có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ phẩm cách trong sáng, bảo vệ gia đình, xã hội, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Những hành động trên là vô cùng thiết thực trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, những điều mà ai trong chúng ta cũng có thể làm được để đất nước ngày càng phát triển và có thể sánh đôi với các cường quốc khác, góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp hơn.
Phân tích bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm có giá trị lớn. Bà viết nhiều về người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ gặp số phận bất hạnh, trong đó phải kể đến bài thơ Bánh Trôi Nước, một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Trong xã hội lúc bấy giờ, chế độ phong kiến đang suy tàn, bọn quan lại tha hồ bóc lột dân lành, tha hồ hưởng lạc, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ nhất. Bản thân bà, một con người thông minh, tài ba mà cuộc đời cũng đầy trắc trở, tình duyên lận đận. Người phụ nữ phó mặc đời mình cho sự may rủi, thân phận như cái bánh trôi nước:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắt nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Trước mắt ta hiện lên một cách sinh động hình ảnh cái bánh trôi - hình dáng, màu sắc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bánh trôi là món ăn dân da, truyền thống từ lâu dời của nhân dân ta, bánh được làm bằng bột nếp, nặn thành những viên tròn. Cánh bánh trôi đúng là vừa trắng lại vừa tròn. Chỉ hai từ trắng, tròn, tác giả đã lột tả được hình ảnh cái bánh trôi. Những câu thơ không chỉ nhằm miêu tả cái bánh trôi mà còn gợi cho ta liên tưởng một vấn đề khác. Từ thân em ta nhớ đến câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ: Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào giếng nước, hạt ra ngoài đồng.
... Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai.
Người phụ nữ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, họ không có quyền quyết định cuộc sống của mình. Cuộc đời của họ phụ thuộc vào người chồng người cha:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Trong thời điểm đó, người phụ nữ dù có nhan sắc, phẩm hạnh đến thế nào đi nữa thì người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng không thoát khỏi cảnh bảy nổi, ba chìm. Vì sao vây? Tác giả trả lời ta:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Trong thực tế, thành quả của cái bánh thế nào phụ thuộc vào khả năng của người tạo ra nó. Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Họ bảy nổi, ba chìm bởi đời họ bị lệ thuộc vào người khác. Trong việc hệ trọng quyết định hạnh phúc cả một đời thì cũng cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Gặp người tốt thì đời được hạnh phúc, còn ngược lại, gặp người xấu thì học sẽ khổ cực suốt đời. Lấy chồng thì phải tòng phu, chồng chết thì phải tòng tử.Nhưng dù số phận có chìm nổi, có hẩm hiu đến đâu, người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng trong trắng:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Câu cuối bài thơ là lời của tác giả cũng như toàn thể phụ nữ chịu số phận bất hạnh, muốn đứng lên khẳng định với đời về phẩm giá cao quý của người phụ nữ, đó là phẩm giá đáng được coi trọng. Dù cuộc đời có vùi dập, có cám dỗ thì người phụ nữ vẫn giữ lòng chung thủy, sự trong trắng của mình. Với sự cảm thông sâu sắc trước nỗi bất hạnh của người phụ nữ và tài năng phi thường của mình, nhà thơ đã dùng chiếc bánh trôi nước để nói về người phụ nữ. Ở đó người phụ nữ tuy bị coi thường, bị vùi dập nhưng họ có tâm hồn và nhân cách đáng trân trọng.
Bài thơ đã nói lên tâm hồn trong sáng và bản lĩnh phi thường của những người phụ nữ trong xã hội cũ, cái xã hội mà con người không có quyền làm chủ. Tác giả đã có sự đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ, và thay những người phụ nữ ấy đứng lên khẳng định vị trí của mình trong xã hội, đòi quyền lợi cho người phụ nữ lúc bấy giờ.
Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.
Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.
Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:
Bảy nổi ba chìm ưới nước non.
Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.
Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?
Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.
Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.
Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.
Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.
Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:
Bảy nổi ba chìm ưới nước non.
Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Ở đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.
Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?
Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Ở đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.
Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.