Các thành phần tự nhiên của đất

Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Lan
20 tháng 12 2017 lúc 20:05

bình nguyên ẤN HẰNG, bình nguyên AMAZON

Bình luận (0)
Trần Lê Bảo Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Kiệt
21 tháng 12 2017 lúc 19:22

Sách nào vậy mik tìm ko thấy

Bình luận (1)
Phạm Trần Ái Ly
Xem chi tiết
Vũ thị như ý
Xem chi tiết
Trần Hoàng Trọng
13 tháng 12 2017 lúc 21:25
TRả lời: Nguyên nhân dẫn đến động đất

Nguyên nhân nội sinh

Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới) Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%). Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.

Những tòa nhà đổ nát sau một trận động đất.

Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.

Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Cảnh hoang tàn sau động đất tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, Nhật Bản.
Cảnh hoang tàn sau động đất tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, Nhật Bản.

NGUYÊN NHÂNDẪN ĐẾN NÚI LỬA

Nguyên nhân hình thành núi lửa chủ yếu là do sự dịch chuyển của các mảng gây ra bao gồm 3 dạng sau:

– Sự tách dãn của 2 mảng theo kiểu: lục địa với lục địa hoặc đại dương với đại dương.

– Sự hội tụ giữa 2 mảng theo kiểu: vỏ lục địa với vỏ lục địa hoặc vỏ đại dương với vỏ lục địa.

– Sự hình thành của những dòng đá nóng.

Núi lửa hoạt động

Núi lửa được phân loại theo rất nhiều cách khác nhau:

– Hình thức hoạt động: núi lửa hoạt động, núi lửa đang ngủ và núi lửa đã tắt.

– Hình dạng: núi lửa hình khiên, núi lửa kết tầng và núi lửa mái vòm.

– Kiểu phun: núi lửa phun trào, núi lửa phun nổ, núi lửa hoạt động hỗn hợp, núi lửa phun khí.

– Chu kỳ hoạt động: 200 – 300 năm/lần, 1000 năm/lần, 10000 năm/lần.

– Vị trí phát sinh núi lửa: núi lửa của trường suất căng dãn và núi lửa của trường suất ép nén.

Dung nham của núi lửa

Bình luận (4)
BTS
14 tháng 12 2017 lúc 5:17

Do tác động của nội lực sinh ra bên trong Trái Đất.

Bình luận (0)
Lynk Lee
14 tháng 12 2017 lúc 6:05

Động đất, núi lửa là những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Cảnh hoang tàn sau động đất tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, Nhật Bản. Ảnh: AP.

Trước đó, vào ngày 28/11/2017, vệ tinh Modis của NASA đã phát hiện thấy vệt sáng bí ẩn, báo hiệu dấu hiệu nhiệt dị thường ở núi lửa Agung tại đảo Bali, Indonesia.

Mới đây, Roy Spencer, một cựu chuyên gia của NASA đã nhận định rằng những tia sáng bí ẩn phát ra trên ngọn núi lửa ở Bali (ảnh vệ tinh) có thể là do sự bùng nổ của ánh sáng khi phần cảm biến hồng ngoại 3,9 micron thu được qua vệ tinh theo dõi.

Bí ẩn vệt sáng kỳ lạ phía trên miệng núi lửa Agung ở Bali: NASA giải mã thành công - Ảnh 1.

Vệt sáng có thể là do phản ứng của phần cảm biến hồng ngoại trong thiết bị vệ tinh. Ảnh: Roy Spender

Tiến sĩ Spender cho biết: "Tôi đã kiểm tra khu vực khác với những dấu hiệu nhấp nháy tương tự và không thấy gì. Tuy nhiên, sau khi xem lại hình ảnh ban đêm trong tuần qua, tôi đã nhận thấy biểu hiện tương tự trong giai đoạn đầu phun trào của núi lửa".

Có vẻ như các vệt sáng đó chỉ là những "điểm nóng" trong phần cảm biến của hệ thống quan sát núi lửa bằng tia hồng ngoại.

Bí ẩn vệt sáng kỳ lạ phía trên miệng núi lửa Agung ở Bali: NASA giải mã thành công - Ảnh 2.

Đây cũng có thể là dấu hiệu nhiệt bị các đám mây che khuất. Ảnh: NASA

David Rothery, giáo sư về địa chất học tại Đại học Mở (Anh), cho biết: "Không có quá nhiều ngạc nhiên trước sự biến động hồng ngoại "huyền bí" trên những hình ảnh vệ tinh".

Việc nhìn thấy những "điểm nóng" trên mặt đất còn phụ thuộc vào những khoảng trống trong các đám mây. Một số vệt sáng có thể là sét, hiện tượng thường xảy ra khi núi lửa phun trào tro bụi và tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể.

Núi lửa Agung ở đảo Bali, Indonesia vẫn không ngừng phun tro bụi dày đặc và các chuyên gia vẫn chưa dự báo được về thời điểm phun trào của ngọn núi này.

Việc núi lửa "thức giấc" ở Bali khiến khoảng 120.000 du khách bị kẹt lại và hơn 400 chuyến bay bị trì hoãn. Dù đã có một số chuyến bay hoạt động trở lại nhưng tình trạng trì hoãn các chuyến bay vẫn còn diễn ra vì điều kiện an toàn bay vẫn đáng lo ngại.

Chỉ mới phun trào tro bụi, nhưng núi lửa Agung đã khiến cho cảnh sắc vốn thơ mộng của hòn đảo Bali trở nên "dị thường", những con sông đen ngòm, các con đường đầy dòng bùn (lahar) phủ kín đáng sợ.

Bí ẩn vệt sáng kỳ lạ phía trên miệng núi lửa Agung ở Bali: NASA giải mã thành công - Ảnh 3.

Những dòng sông trở nên "dị thường" ở đảo Bali. Ảnh: Reuters

Tiến sĩ Rothery cho rằng, việc dừng chân ở khu vực cách núi lửa Agung 10 km vẫn vô cùng nguy hiểm bởi vì chúng ta vẫn chưa biết liệu ngọn núi khi phun trào có sức mạnh tàn phá khủng khiếp như thế nào.

Đặc biệt là khi đá và khí nóng phun ở tốc độ cao, tạo thành dòng chảy của những khoáng chất đổi màu (hay còn gọi là dòng pyroclastic) khi núi lửa phun trào dữ dội. Đây là thủ phạm cướp đi sinh mạng của nhiều người thay vì dung nham.

Do đó, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo người dân nên di tản ít nhất 10 km ra khỏi khu vực núi lửa hoạt động để đảm bảo an toàn và kịp thời chạy thoát thân khi những đợt phun trào mạnh xảy ra.

Trước lần "thức dậy" bất thường vào ngày 25/11/2017, núi lửa Agung từng phun trào lần cuối vào năm 1963 khiến hơn 1.100 người thiệt mạng và đã xóa sổ một số ngôi làng trên đảo Bali.

Bình luận (4)
Ami Tran
Xem chi tiết
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
15 tháng 12 2017 lúc 13:45

- Vùng đồng bằng hay bình nguyên một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp nghĩa là nó tương đối bằng phẳng, với độ cao so với mực nước biển không quá 500 m và độ dốc không quá 5°.

- Cao nguyên là một khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ cao tuyệt đối trên 500 m, bị hạn chế bởi các vách bậc hay sườn dốc rõ nét với vùng đất thấp xung quanh. Cao nguyên bị xâm thực mạnh được gọi là cao nguyên bị chia cắt.

- Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thì núi cao hơn đồi.

Bình luận (2)
Hồ Hà Thi Quân
15 tháng 12 2017 lúc 14:54
*- Bình nguyên hay còn gọi là đồng bằng là một dạng địa hình thấp, bề mặt địa hình khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. - Bình nguyên phần lớn có độ cao >200m, có một số bình nguyên có độ cao gần 500m. *- Cao nguyên
Trong địa chất học, địa lý học và một vài khoa học Trái Đất khác, cao nguyên là một khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng hay hơi gợn sóng, với độ cao so với mực nước biển là trên 500 m, bị hạn chế bởi các vách bậc hay sườn dốc rõ nét với vùng đất thấp xung quanh. Cao nguyên bị xâm thực mạnh được gọi là cao nguyên bị chia cắt. Cao nguyên núi lửa là cao nguyên được tạo ra từ hoạt động núi lửa.
Bình luận (0)
Hồ Hà Thi Quân
15 tháng 12 2017 lúc 14:57

- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất , có độ cao trên 500m

- Đồi là dạng địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải độ cao không quá 200m

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Uyên Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Vi Lâm
Xem chi tiết
nguyen thuy an
Xem chi tiết
Hiiiii~
7 tháng 12 2017 lúc 12:30

Trả lời:

Hỏi đáp Địa lý

* Nhận xét:

Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.

+ Giai đoạn từ năm 1800-1950 (150 năm): Tăng chậm (802 triệu người)

+ Giai đoạn từ năm 1950-2002 (52 năm): Tăng nhanh (2364 triệu người).

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Trang
Xem chi tiết
Hiiiii~
29 tháng 11 2017 lúc 21:26

* Sự giống và khác nhau giữa nội lực và ngoại lực:

Giống nhau: Đều là lực tác động lên Trái Đất
Khác nhau:
- Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển… thông qua 4 quá trình liên quan tới nhau phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
Các quá trình nây làm cho bề mặt TĐ theo xu hướng phẳng lại.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.

- Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất thông qua các quá trình vận động, có xu hướng làm bề mặt TĐ nhô lên.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…

* Những vùng quanh núi lửa hoạt động lại thường đông dân cư vì: sau khi núi lửa tắt ta sẽ thấy có dung nham. Sau khi dung nham khô trở thành một lớp đất phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

Bình luận (0)