Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Phương Waldo
Xem chi tiết
Lưu Quang Trường
6 tháng 5 2021 lúc 18:22

* Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:

+ Sử dụng thiên địch: – Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. VD: cá ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ

– Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng nên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám.

+  Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. VD: Dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại. VD: Để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực

* Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:

+ Ưu điểm:- Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại.

– Tránh ô nhiễm môi trường

+ Hạn chế: – Chỉ có hiệu quả ở ni có khí hậu ổn định

– Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại

– Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

Bình luận (0)
Na Lê
Xem chi tiết
Mac Willer
5 tháng 5 2021 lúc 20:54

cho thiên địch haki vũ trang là được

Bình luận (0)
Na Lê
Xem chi tiết
dân chơi hệ lầy
5 tháng 5 2021 lúc 20:49

Ko gây hại cho con ngườI và nhiều sinh vật khác . Tối ưu hơn so với việc sử dụng thuốc trừ sâu

Bình luận (0)
Minh Trần
5 tháng 5 2021 lúc 20:54

Vì nó không có gây hại cho con người và môi trường hơn là sử dụng thuốc trừ sâu

Bình luận (0)
Mac Willer
5 tháng 5 2021 lúc 20:55

Vì chúng uy tín hơn

Bình luận (0)
Na Lê
Xem chi tiết
Mac Willer
5 tháng 5 2021 lúc 21:01

Ưu điểm: lúc hết sinh vật gây hại có thể thịt thiên địch đem nướng mỡ hành

Ví dụ : cá nướng, rắng nướng

Nhược điểm:một số con còi cọc ăn không ngon

Bình luận (0)
đạt
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
1 tháng 5 2021 lúc 20:51

+ Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại).

VD :  con mèo diệt chuột, gia cầm diệt các lọai sâu bọ, …

+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

vd : Để tiêu diệt và giảm bớt số lượng loài thỏ này người ta đã sử dụng vi khuẩn Myoma để gây bệnh cho thỏ.

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại.

Ví dụ: ở miền Nam nước Mĩ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực →\rightarrow→ ruồi cái không đẻ được.

Bình luận (0)
Vũ Changg
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
18 tháng 4 2021 lúc 14:46

- Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

- Bắt sâu bọ bằng tay hoặc bẫy

- Bảo vệ và sử dụng các loài thiên địch

Bình luận (0)
Trần Thi Diệu Anh
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
9 tháng 4 2021 lúc 18:45

- Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề :"Đừng kì thị Những người bị HIV/AIDS mà hãy quan tâm họ"

- truyền thông giải thích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn; chuyển từ việc nhấn mạnh vào con đường lây nhiễm sang nhấn mạnh hơn con đường không lây; chuyển từ việc coi người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ là đối tượng sang coi họ là chủ thể của truyền thông; chuyển từ đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV sang đưa tin, hình ảnh tích cực về họ, cải thiện hình ảnh, tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV trong cộng đồng.

 

Bình luận (0)
Nanami Aoyama
9 tháng 4 2021 lúc 18:56

- Chuyển từ truyền thông hù dọa sang truyền thông giải thích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn; chuyển từ việc nhấn mạnh vào con đường lây nhiễm sang nhấn mạnh hơn con đường không lây; chuyển từ việc coi người nhiễm HIV/ AIDS và gia đình họ là đối tượng sang coi họ là chủ thể của truyền thông; chuyển từ đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV sang đưa tin, hình ảnh tích cực về họ, cải thiện hình ảnh, tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV trong cộng đồng.

- Tăng cường đưa tin, quảng bá các hoạt động tích cực của người nhiễm HIV/ AIDS, sự đóng góp của họ đối với cộng đồng và gia đình; huy động sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà lãnh đạo, các vị chức sắc và những người có uy tín, những người nổi tiếng được quần chúng mến mộ vào các hoạt động truyền thông, kết hợp với sự thăm hỏi, động viên người nhiễm HIV/ AIDS...

- Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề: " Đừng kì thị những người bị HIV/ AIDS mà hãy quan tâm tới họ "

Bình luận (0)
Bùi Chi
Xem chi tiết
Mai Hiền
27 tháng 12 2020 lúc 17:11

1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

 

5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Bình luận (0)
Nguyễn Phạm Gia Linh
Xem chi tiết
Hồ Bảo Ngọc
18 tháng 5 2018 lúc 20:25

Biện pháp đâu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt các sinh vật gây hại

Có 3 biện pháp

+ Sử dụng thiên địch

+ Sử dụng vi khuẩn truyền nhiễm

+ Gây vô sinhtieeu diệt sinh vật có hại

Bình luận (0)
Thời Sênh
18 tháng 5 2018 lúc 20:28
Đấu tranh sinh học là một biện pháp sử dụng các sinh vật và những sản phẩm sinh học từ chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra. - Các biện pháp đấu tranh sinh học: dùng thiên địch, dùng vi khuẩn gây bệnh cho sinh vật có hại, làm vô sinh để diệt động vật có hại.
Bình luận (0)
Hồ Bảo Ngọc
18 tháng 5 2018 lúc 20:33

Các biện pháp đấu tranh sinh học

Tên sinh vật gây hại

Tên thiên địch

Sử dụng thiên địch trự tiết tiêu diệt sinh vật gây hại

- Sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian

- Ấu trùng sâu bọ

- Sâu bọ

- Chuột

- Gia cầm

- Cá cờ

- Cóc, chim sẻ, thằn lằn

- Mèo

Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại

- Trứng sâu xám

- Cây xương rồng

- Ong mắt đỏ

- Loài bướm dêm nhập từ Achentina

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại

- Thỏ

- Vi khuẩn myoma và vi khuẩn caxili



Bình luận (0)
Đào Đại Nghĩa
Xem chi tiết
Dương Khánh Linh
15 tháng 5 2018 lúc 20:38

Ưu điểm
- Tiêu diệt snh vật gây hại
- Không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho con người
Hạn chế
- Nhiều loài thiên địch được di nhập không quen khí hậu địa phương nên phát triển kém
- Thiên địch không tiêu diệt triệt để được sinh vật gây hại
- Sự tiêu diệt loài sinh vật gậy hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
- Có thiên địch vừa có lợi, vừa có hại

Bình luận (0)
Thời Sênh
15 tháng 5 2018 lúc 20:39

Thể loại:

- Sử dụng thiên địch

- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

- Gây vô sinh diệt sinh vật gây hại

*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

Bình luận (0)
😍Đinh Hương😍
15 tháng 5 2018 lúc 20:42

Biện pháp đấu tranh sinh học :

* Sử dụng thiên địch:

- Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.

- Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

* Sử dụng vi khuẩn truyền nhiễm sinh vật gây hại.

* Gây vô sinh ở động vật gây hại.

Ưu điểm :

- Tiêu diệt sinh vật gây hại mà không ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm :

- Chỉ có hiệu quả ở nơi có điều kiện khí hậu ổn định.

- Chỉ kìm hãm chứ ko tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại.

~ Chúc bn học tốt 😊

Bình luận (0)