Bếp lửa- Bằng Việt

Nhật Lan
Xem chi tiết
Bùi Đăng Quang
5 tháng 12 2023 lúc 19:39

1/ Mở bài: Cảm nhận chung nhất về bài thơ và tình cảm bà cháu đằng sau hình ảnh bếp lửa.

2/Thân bài:

- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu - Bếp lửa đời: + Là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam + Gợi sức sống, tình cảm gia đình và sự bình yên, no ấm. - Bếp lửa trong thơ Bằng Việt: + Hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà khiến cho người đọc liên tưởng đến mối quan hệ kì lạ, thiêng liêng. + Nỗi nhớ về bếp lửa được gợi nhớ bằng nhiều giác quan, bằng trí tưởng tượng: thị giác, cảm giác, khứu giác, xúc giác…Mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi. + Bếp lửa gắn với bà: hình ảnh bếp lửa ấp iu…chính là sự hóa thân của tình cảm bà dành cho cháu…Nếu bếp lửa củi rơm gắn với cảm nhận về mùi khói, với dư vị sống mũi còn cay, thì bà gắn với tuổi thơ cháu vừa như người chăm sóc vừa như một người bạn lớn….(dẫn chứng) + Những kí ức tuổi thơ ùa về trong tâm tưởng cháu… Nhớ về bếp lửa, nhắc về bếp lửa là nhắc về bà với những công việc xoay quanh bếp lửa, và tình cảm của một người bà đôn hậu, tần tảo.…(dẫn chứng) + Qua dòng hồi tưởng hình ảnh bếp lửa không còn là bếp lửa bình thường mà là một hình ảnh biểu tượng cứ trở đi trở lại trong bài thơ, trong tâm trí cháu với sự hòa quyện tuyệt vời giữa cái ấm áp của bếp lửa đời và bếp lửa lòng người. ( dẫn chứng) + Từ bếp lửa, tình cảm của bà đã được hình tượng hóa trở thành ngọn lửa, là một hành trình từ cái đơn sơ giản dị đến những cái thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn….Bếp lửa trong kí ức tuổi thơ chính là hiện hữu của một tình yêu nồng nàn, đượm đà mà bà dành cho cháu. + Trong tình cảm của bà có tình yêu quê hương, đất nước của những người xa quê, nhớ bà là nhớ quê hương đất nước.

3/Kết bài:

- Hành trình từ bếp lửa đời đến bếp lửa trong thơ Bằng Việt là hành trình của tình yêu, nỗi nhớ, sự biết ơn và sức sống mãnh liệt. - Bếp lửa trong dòng hồi tưởng nhưng sẽ rực sáng với ngọn lửa tình yêu và niềm tin mãnh liệt, không bao giờ vụt tắt.

dàn ý đó

 

Bình luận (0)
1enguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
25 tháng 11 2023 lúc 0:10

Của Bằng Việt hả em?

Bình luận (1)
Nguyễn Việt Dũng
25 tháng 11 2023 lúc 0:24

- Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968)
- Giải thưởng dịch thuật văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng năm 1982
- Giải thưởng Nhà nước về văn học (do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, 2001)
- Giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam (2002)
- Giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ "Ném câu thơ vào gió"
- "Giải thành tựu trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX, với nhận xét: "Nhiều bài đã trở nên quen thuộc với các thế hệ người yêu thơ trong bốn thập kỷ qua, mang dấu ấn tâm hồn và nét sang trọng, tinh tế của người chuyển ngữ. Giải trao cho nhà thơ Bằng Việt để ghi nhận thành tựu trọn đời của một dịch giả tài hoa có nhiều đóng góp trong hoạt động giới thiệu văn chương nước ngoài".

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 6 2023 lúc 22:07

1.

Cụm từ ''biết mấy nắng mưa'' chỉ những vất vả, khó nhọc mà bà đã phải trải qua. Bà phải chịu biết bao khó nhọc, hi sinh nhiều điều nhưng đặc biệt tình yêu thương, sự hi sinh của bà dành cho con cháu là không bao giờ thay đổi. 

Thành ngữ: Dầm mưa giãi nắng

Ý nghĩa: Chỉ những khó khăn, vất vả trong cuộc đời mỗi người phải trải qua

2. 

Bài thơ: Con cò, Nói với con

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
29 tháng 6 2023 lúc 22:21

Câu 1:

Em hiểu rằng cụm từ "biết mấy nắng mưa" là sự gợi tả cho cuộc đời khó nhọc, cực khổ không thể xác định được để chăm cháu của người bà trong câu thơ.

Một câu thành ngữ có chứa 2 từ "nắng", "mưa":

"Dầm mưa dãi nắng"

Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ: chỉ đến sự cực khổ trong lao động của con người.

Câu 2:

Kể tên hai bài thơ viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9: "Nói với con" và "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
29 tháng 6 2023 lúc 20:08

Âm thanh tiếng chim tu hú gợi em nhớ đến bài "Bếp lửa" của Bằng Việt 

a. "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

 Tú hú kêu trên những cánh đồng xa

 Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

 Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

 Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế."

Nội dung: Khổ thơ tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình và quê hương đầy thương nhớ của tác giả khi sống với bà. 

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
29 tháng 6 2023 lúc 20:42

Âm thanh của tiếng chim tu hú ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ "Bếp lửa". Tên tác giả: Bằng Việt

Câu a:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Câu b:

Nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép: Gợi kỉ niệm của tác giả khi lên tám tuổi nhóm lửa, ở cùng bà, được bà chăm sóc đồng thời thể hiện sự tự trách của nhà thơ khi rời xa bà mà chưa đền đáp được công ơn của bà qua tiếng chim tu hú kêu tha thiết ở ngoài đồng xa.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
29 tháng 6 2023 lúc 20:03

Tác giả dùng từ :"ngọn lửa" có mức độ khái quát cao hơn. Ngọn lửa ở đây là kết tinh tình yêu thương của người bà danh cho cháu. Ngọn lửa này sẽ sáng mãi và không bao giờ tắt, soi đường chỉ lối, dẫn dắt, sưởi ấm cho người cháu trong những ngày ở nơi xa. Tình yêu thương, hơi ấm tình cảm, niềm tin của bà truyền lại cho thế hệ mai sau sẽ không thể dập tắt

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
29 tháng 6 2023 lúc 20:36

Ở hai câu cuối, tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không nhắc lại từ "bếp lửa" vì Người muốn tinh tế khéo léo gợi rằng từ một "bếp lửa" (một vật để nấu ăn bình thường trong nhà) mà thể hiện nên một niềm tin, niềm yêu thương mãi dai dẳng trong lòng người bà. Đồng thời muốn cho đọc giả thấy rằng "ngọn lửa" trong bà là sự trù tượng không thể dập tắt như "bếp lửa", ngọn lửa ấy luôn cháy bỏng mãnh liệt mỗi ngày.

Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa về tình yêu thương, niềm tin yêu mà người bà dành cho cháu. Đồng thời thể hiện sâu sắc tình cảm mà người bà dành cho cháu từ khi cháu nhỏ cho đến cả khi cháu rời xa mình là không bao giờ mai mọt.

Em hiểu những câu thơ trên vừa gợi tình cảm, sự biết ơn, thấu hiểu mà tác giả dành cho bà mình vừa qua đó thể hiện nên tình bà cháu luôn sâu sắc, mãnh liệt và trong tim bà luôn có một "ngọn lửa" của tình thương, niềm tin yêu dành cho cháu.

Bình luận (0)
Nguyễn ánh tuyết
6 tháng 6 2023 lúc 11:29

mn giúp mik giải câu 1 ik 

 

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 6 2023 lúc 12:59

a) Là lời kể của tác giả (cháu của nhân vật cậu Năm và là cha của thằng Dân trong đoạn trích), kể theo ngôi thứ nhất.

b) Chủ ngữ chính: Cậu tôi

Chủ ngữ phụ: mặt

Vị ngữ chính: buông đũa, làm bộ cười khà khà

Vị ngữ phụ: như bị hớp hồn.

=> Câu trên là câu mở rộng chủ vị ngữ.

c) Vì cậu Năm không thể tha thứ cho đứa cháu trai kêu bằng ông sinh ra ở chốn thị thành không biết giá trị mắm còng.

d) 

- Giới thiệu nhân vật cậu Năm trong đoạn trích.

- Nghề nghiệp: người du kích đã về hưu.

- Tính cách và hành động:

+ Là người ông có tình cảm giản dị, chân thật, chất phác: buồn và giận khi thằng Dân không biết ăn mắm còng, lại nhả ra.

+ Mau giận nhưng cũng chóng hết giận ngay vì tình thương quá đỗi dạt dào ông dành cho con, cho cháu của mình: hôm sau lại gửi mắm còng lên cho con.

+ Tự tìm cách giải quyết cho chính sự đã gây ra nổi giận cho mình: đem chuối hồng khô cho thằng Dân (cháu trai yêu quý của cậu)

+ Hết giận khi thấy cháu trai tài giỏi biết đờn đàn tranh với bài "Khổng Minh tọa lầu" được lên TV. => Ông thấy tự hào về thằng Dân.

+ Mong muốn con, cháu về thăm mình.

=> Cậu Năm là người ông có rất nhiều tình thương dành cho con, cháu mình, ông thể hiện điều ấy vô cùng giản dị và ý nghĩa. Đồng thời, cậu Năm cũng rất cô đơn khi muốn con, cháu về thăm mình ở quê.

- Cảm xúc của em: em thấy bóng dáng ông em ở nhân vật cậu Năm trong đoạn trích. 

Bình luận (0)
levantruyen
Xem chi tiết
nguyen gia huy
Xem chi tiết
Nghiep Ho
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 3 2023 lúc 20:37

Tâm trạng bất ngờ, băn khoăn của tác giả về mùa thu vì ''hình như'' mùa thư đã về qua các dấu hiệu quen thuộc của miền quê Bắc Bộ

Bình luận (0)