Bài viết số 6 - Văn lớp 7

Trần Thái Hà
Xem chi tiết
Nơi này có anh
22 tháng 3 2017 lúc 11:09

Trang Business Insider đã tập hợp và giới thiệu một danh sách gồm nhiều người nổi tiếng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Họ đều là những tấm gương thành công nhờ nghị lực, tinh thần không cam chịu thất bại, không bị khó khăn làm cho khuất phục. Điều thú vị hơn, không ít người trong số này khi còn bé từng bị chê là kém tài, dốt nát, thậm chí là thiểu năng.

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill


Churchill từng bị đúp năm lớp 6. Ông cũng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong những cơ quan chính phủ mà ông xin vào. Tuy nhiên, tới năm 62 tuổi, Churchill đã trở thành Thủ tướng Anh. Ông tự nhận mình là "một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội" và "một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn".

Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison

Thầy giáo của Edison từng mắng ông là "dốt tới mức không thể học được bất cứ cái gì". Edison đã mang chuyện này kể lại với mẹ. Mẹ ông nghe xong liền nổi giận. Bà đùng đùng dẫn con trai tới trường và bảo với thầy giáo của Edison rằng, "trí óc của nó còn hơn ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và dạy lấy, vì tôi đã là giáo viên, để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”.

Ông "gà rán" Harland David Sanders

Hình ảnh quen thuộc của gà rán KFC nổi tiếng toàn cầu là hình ảnh một ông già lịch lãm trong bộ vest trắng, chòm râu bạc và cà vạt đen. Đó chính là người lập nên KFC, “Đại tá bang Kentucky” Harland Sanders. Ngày nay, KFC đã có mặt trên 100 quốc gia, nhưng thuở ban đầu, Sanders đã không bán được món gà của mình. Hơn 1.000 nhà hàng đã từ chối ông.

Tỷ phú xe máy Soichiro Honda

Soichiro Honda từng tâm sự rằng, “đối với tôi, thành công có thể chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm. Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là thất bại”. Tinh thần làm việc, nghị lực và lòng say mê với khoa học là chìa khoá đưa Honda đến thành công. Soichiro Honda từ biệt thế giới vào năm 1992, nhưng người đời còn nói nhiều về ông, mỗi khi nghĩ tới một điển hình của “thiên tài không bằng cấp”.

Ông trùm hoạt hình Walt Disney

Walt Disney qua đời năm 1966, nhưng tên tuổi của ông vẫn luôn được nhắc đến bởi hàng triệu người đã từng xem những bộ phim, các chương trình truyền hình và đến các khu vui chơi giải trí của Walt Disney. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Walt Disney từng bị biên tập một tờ báo sa thải vì "thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng hay ho". Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disneyland.

Bà hoàng truyền thông Oprah Winfrey

Oprah Winfrey được mệnh danh là "bà hoàng truyền thông" của Mỹ. Tuy nhiên, để có được vị trí như ngày nay, bà đã phải nỗ lực hết mình vượt khó vượt khổ. Bà từng bị từ chối, vì không phù hợp lên sóng truyền hình, nhưng Winfrey đã tìm cách vươn lên. Sự nghiệp của Oprah vươn tới đỉnh cao khi bà làm chủ chương trình “The Oprah Winfrey Show”.

Nhà sáng lập hãng xe Ford


Trước khi hãng xe Ford có được một cơ ngơi như ngày nay, người sáng lập Henry Ford đã từng lập rồi phá ba công ty. Công ty thứ nhất mang tên Detroit nhưng nhanh chóng phá sản do Henry Ford chỉ tập trung thiết kế xe mà không kinh doanh. Công ty thứ hai mang tên ông chuyên về xe đua, nhưng sau đó chính Henry Ford bị các nhà đầu tư buộc rời khỏi công ty. Doanh nghiệp thứ ba thì bị phá sản do doanh thu đi xuống.

Nhà văn "phù thủy" J.K. Rowling

Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích, Rowling là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội. Với 7 tập Harry Potter, Rowling nổi tiếng khắp thế giới và là người đầu tiên trở thành tỷ phú nhờ viết sách.

Bình luận (0)
Hinamori Amu
Xem chi tiết
ánh nguyệt nguyễn vũ
21 tháng 3 2017 lúc 22:23

Uống nước nhớ nguồn.

MB: Để khuyên ta phải nhớ ơn và đền ơn cho những người đi trước đã đem thành quả cho mình hưởng thụ. Ông cha ta đã có câu "Uống nước nhớ nguồn"

TB: Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng.

Nghĩa đen: Uống nước là hưởng thụ thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của người đi trước dành cho thế hệ sau.

+Nguồn: Là nơi xuất phát của dòng nước, là cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng.

+Nhớ nguồn: Thành quả không tự nhiên mà có cho nên con người hưởng thụ phải biết ơn giữ gìn và phát huy những thành quả đó. Từ đó câu tục ngữ đua ra một chiếc lý sống, khi hưởng thụ thanhf quả thì ta phải nhớ ơn và đền ơn những người đem lại thành quả cho ta hưởng thụ.

- Tại sao uống nước lại phải nhớ nguồn? Trong thiên nhiên và xã hội không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào là không có công của một ai đó tạo nên

+ Lòng biết giúp ta gắng bó với ông bà, cha mẹ,... tạo ra một xã hội nhân ái đoàn kết thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa. Vì vậy "Uống nước nhớ nguồn" là đạo lí mà con người cần phải có và nó ddaxx trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân.

- Lòng biết ơn được thể hiện như thế nào? Chúng ta phải biết bảo vệ thành quả của người đi trước tạo ra. Sử dụng thành quả lao động đúng đắn

+ Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung. Làm phong phú thêm thành quả của thành quả dân tộc nhân loại. Có ý thức và hành động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với tổ quốc ta.

- Trong cuốc sống chúng ta ngày nay đã duy trì và phát huy lòng biết ơn qua các ngày giỗ tổ mùng 10-3, để nhớ ơn những người đã công dựng nước. Trong gia đình nhad nào cũng có bàn thờ gia tiên để nhớ những người thân đã khuất. Đồng thời có ý phụng dưỡng hiếu thảo với cha mẹ trước tuổi già. Ngày 27-7 để tưởng nhớ những người đã hy sinh vì đất nước. Hay ngày 20-11, để nhớ ơn những người đã có công dạy dỗ.

- Cần phải phê phán những kẻ vong ơn bội nghĩa.

KB: Uống nước nhớ nguồn là những lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những phẩm chất tốt đẹp này để xã hội chúng ta ngày càng văn minh hiện đại hơn.

Có gì bạn ghép bài lại nha vui

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 3 2017 lúc 8:31

Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.

Bình luận (0)
Đào Phương Trang
Xem chi tiết
Khanh Linh Nguyen Tran
Xem chi tiết
Azuzawa Misaki
12 tháng 3 2017 lúc 8:32

1, Bác Hồ muốn khuyên bảo chúng ta nên trồng nhiều cây vào mùa xuân,làm cho muôn hoa đua nhau khoe nở,tỏa những sắc hương ngọt ngào đến mê say.Trồng thật nhiều cây để chim chóc có thể hót,những con sóc có thể chạy nhảy,con người cũng có thể ngồi hóng mát dưới gốc cây.Những tán lá xòe ra như những cánh tay khổng lồ che chở cho con người và động vật.Tất cả những thứ đó tạo nên một khung cảnh mùa xuân sống động.

Vì trong mùa xuân,nếu như thiếu thiếu hương thơm tuyệt vời của hoa,sự xanh tươi của những tán lá xanh mát thì mùa xuân sẽ chỉ có những con vật,con người hay những cơn mưa xuân lạnh lẽo không nơi nương tựa và sẽ chỉ để lại một mùa xuân nhàm chán.

Bình luận (0)
Azuzawa Misaki
12 tháng 3 2017 lúc 8:39

2,Người xưa muốn nhắc nhở chúng ta phải yêu thương,quý trọng nhau không làm hại những người xung quanh mình,giống như giá gương thì phải cần nhiễu điều mới được sạch sẽ,sáng bóng và nhiễu điều cũng cần phải có giá gương mới phát huy được tác dụng của mình khi phủ lên giá gương.Vì vậy người xưa đã muốn chúng ta phải luôn đoàn kết,yêu thương nhau không ngại khó khăn mà vứt bỏ,đánh đập nhau.

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 3 2017 lúc 9:57

1)MB: Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
TB : Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .
KB: Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.

2)

I- MỞ BÀI:

– Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

– Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau cùng”.

– Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.

II- THÂN BÀI:

a) Giải thích:

– Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không cổ gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.

– Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

– Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng

– Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.

– Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.

– Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.

– Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.

III- KẾT BÀI:

– Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

3)

1. Mở bài

- Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại, Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công.

- Giới thiệu và nêu ý nghĩa câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thanh công”-, câu tục ngữ là lời đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tếcuộc sống, đồng thời là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

- Khẳng định tính chất đúng đắn và giải thích tại sao đúng?

+ Vì mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường rất khó khăn.

+ Vì trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, êm xuôi.

+ Vì sau một lần vấp ngã hay thất bại, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân (nguyên nhân thất bại, làm thế nào để tránh thất bại. ).

- Chứng minh (bằng dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo): đứa trẻ tập đi dễ bị vấp ngã; lần đầu tiên tập bơi hoặc chơi một môn thể thao dễ lúng túng, không thành công; những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã that bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng.

- Bàn luận, mở rộng:

+ Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống.

+ Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến tháng nỗi sợ hãi của chính mình.

3. Kết bài

- Tóm lại về ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Bài học kinh nghiệm cho bản thân.


Bình luận (0)
Cao Tan Nguyen Phi
Xem chi tiết
Bùi Khánh Thi
21 tháng 3 2017 lúc 13:22

Người Việt nam rất trọng lễ giáo, coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự, với cung cách ứng xử theo mỗi bậc người. Theo đó người Việt nam có nét đặc trưng trong cách thức chào hỏi, xưng hô giao tiếp mà những ngôn ngữ của các dân tộc khác dù văn minh cũng không có được. Linh mục F. Buzomi, dòng Tên, nhà truyền giáo đã đặt chân lên mãnh đất Việt nam khá sớm vào ngày 18.1.1615, có nhận xét chí lý: "Nhờ Khổng giáo, xã hội và gia đình Việt nam đã có một tổ chức rất cao, người dân Việt nam có những đức tính, phong tục rất đáng khâm phục, nó đã giúp rất nhiều vào công việc truyền giáo" (Nguyễn Hồng "Lịch sử truyền giáo ở Việt nam", Sài gòn 1959, tr. 55).

Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên. Tôn kính tổ tiên là một cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân, ông bà cha mẹ. Lúc ông bà cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng tôn kính, vâng lời chiều ý các ngài, ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời, lo an táng tử tế, con cháu thờ kính, giỗ chạp hàng năm.

Mỗi người Việt nam chúng ta có một đạo rất gần gũi, đó là Đạo Ông Bà hay Đạo Hiếu. Trong mỗi gia đình người Việt, dù sang hay hèn cũng dành một nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên. Ông bà cha mẹ dù có khuất đi nhưng vẫn luôn hiện diện gần gũi với con cháu. Những ngày đầu tháng, ngày rằm, ngày tết, gia đình làm mâm cơm cúng ông bà. Tấm lòng của con cháu tỏ bày lòng hiếu thảo biết ơn. Mỗi khi trong gia đình có việc gì quan trọng như dựng vợ gã chồng cho con cái, hoặc con cái thi cử đổ đạt... cha mẹ đều dẫn con cái đến trước bàn thờ gia tiên để trình diện với các ngài, bày tỏ mọi việc để các ngài chứng giám. (x. Gia đình Việt nam, mãnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin mừng, thời sự thần học số 32 tháng 06/03)

Đạo Hiếu là cốt tuỷ của nền văn hoá Á châu trong đó có Việt nam. Hiếu là gốc của đức. Người ta có 100 nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu. Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung, cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.

Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống, thờ phượng cha mẹ lúc qua đời. Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con người.

Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người. Dân tộc việt nam từ nam chí bắc dù ai theo tín ngưỡng nào, dù có bài bác thần linh nhưng với ý niệm "Cây có cội, nước có nguồn" đều coi trọng gia lễ.

Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy:
Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn,
nước có nguốn mới bể rộng sông sâu,
người ta có gốc từ đâu,
có cha có mẹ rồi sau có mình.

Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn. Biết ơn trời đất, biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ. Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành, ơn chín chữ, đức cù lao, ơn võng cực biển trời. Ai ai phụ, mẫu sinh ngã cù lao, dục báo chi đức, hạo thiên võng cực. Cha mẹ sinh ra ta, nâng đỡ ta từ cung lòng, vỗ về âu yếm, nuôi dưỡng bú mớm, bồi bổ cho lớn khôn, dạy ta điều hay lẽ phải, dõi theo mỗi bước đường đời của ta, tuỳ tính tình mỗi đứa con mà khuyên dạy, che chở bảo vệ con. Ơn đức cha mẹ như trời biển "công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Đạo Hiếu là nền tảng văn hoá gia đình Việt nam. Người Việt yêu chuộng những gì là tình, là nghĩa, coi tình nghĩa hơn lý sự "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình"; chấp nhận "bán anh em xa mua láng giềng gần"; thích "dĩ hoà vi quý", độ lượng "chín bỏ làm mười"; quý trọng con người, không tôn thờ của cải "người là vàng, của là ngãi; người làm ra của chứ của không làm ra người"; mong muốn anh em bốn biển một nhà "tứ hải giai huynh đệ"; đề cao tinh thần khoan dung "đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại". Đỉnh cao của lòng nhân ái là "thương người như thể thương thân". Gia đình Việt nam có nhiều thế hệ sống với nhau "tứ đại đồng đường". Người Việt quan niệm "một mẹ già bằng ba hàng dậu", cha mẹ già không còn lo việc đồng áng, ở nhà chăm nom giữ cháu. Bầu khí gia đình luôn ấm cúng, tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà, câu chuyện cổ tích của ông. Từ lúc chưa rời vành nôi trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa. Khi lớn lên con cái lập gia thất, cha mẹ cho miếng đất dựng căn nhà, con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ, tối lửa tắt đèn có nhau. Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tầm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy "quê hương mỗi người chỉ một ... đi đâu cũng phải nhớ về" (Quê hương, Đỗ trung Quân). Dù đi học xa, đi làm xa, đi đâu xa cũng phải về với gia đình sum họp những ngày cuối năm, ngày đầu năm. Ngày Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp tình gia đình. Con cháu quy tụ chúc Tết với cử chỉ thành kính chắp tay chào lạy, dâng quà lễ mừng thọ.

Gia đình Việt nam là môi trường đào tạo con người toàn diện, tỉ mỉ và hiệu lực nhất. Dưới mái trường này, con người được đào tạo cả về kiến thức, tâm hồn, tư duy, nhân cách, lối sống để rồi có đủ bản lãnh và khả năng bước vào đời sống xã hội. Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất lòng đạo đức, giúp phát triển cái tài, nhân rộng cái đức cho con vào đời.

Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người, mọi sinh hoạt gia đình. Đạo Hiếu làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa. Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của nó. Sách giảng viên dạy: thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa, tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa. Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha, yêu mến Cha, vâng ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Chúa đã lên án bọn người lấy cớ để tiền của dâng cúng vào đền thờ mà trốn tránh bổn phận giúp đỡ cha mẹ. Đạo Chúa cũng là Đạo Hiếu. Hiếu với cha mẹ, đấng bậc sinh thành dưỡng dục. Hiếu với Thiên Chúa và thờ phượng Người, đấng sáng tạo muôn loài, dựng nên con người giống hình ảnh Người. Như vậy Đạo Chúa cũng chỉ gồm chữ Hiếu. Thờ lạy Thiên Chúa là chân nhận Người chủ tể muôn loài, con người có bổn phận tôn vinh thờ phượng tỏ bày lòng hiếu thảo. Đối với tha nhân, Đạo Chúa dạy phải sống hiếu, phải thể hiện hiếu. Điều răn trọng nhất "kính Chúa, yêu người" là điều răn của Đạo Hiếu. Không một tôn giáo nào khai triển Đạo Hiếu cho bằng Đạo Chúa. Hiếu với Chúa, hiếu với tha nhân, đặc biệt hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ. Vì hiếu với Chúa nên phải tu thân tích đức để làm vui lòng Chúa, xứng đáng làm con cái của Người. Vì hiếu với ông bà cha mẹ nên phải sống đạo làm con, gĩư nề nếp gia phong lễ nghĩa, làm vinh dự cho gia đình, gia tộc.

Chính từ tổ tiên ông bà cha mẹ mà người Việt nam có thể tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Đạo Hiếu là một điểm tựa, một bước đi khởi đầu thuận lợi, một lối đi dễ dàng, gần gũi, một mãnh đất phì nhiêu để đưa con người vào Đạo Chúa. Loan báo Tin mừng của Đạo Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá. Đối với môi trường gia đình việt nam, đó chính là "minh minh đức", làm sáng cái đức sáng trong môi trường gia đình. Đạo Chúa dạy có một Cha trên trời mà con người phải tôn kính hiếu thảo; dạy yêu thương nhau "anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em"; dạy sống chan hoà, bình dị "anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng", dạy yêu quý sự sống "Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào". Tin mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hoá Việt nam, mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt, chiều kích cứu độ. (Quốc Văn, OP).

Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận đã đề cao vai trò gia đình, lòng thảo hiếu của con cái "chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình công giáo. Không vị giám đốc tài ba, chuyên môn đến đâu có thể thay thế cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội thánh và xã hội nhân loại cũng rung rinh sụp đổ. Đức Gioan XXIII biên thư cho cha mẹ ngày ngài được ngũ tuần: "Thưa thầy mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức trong Hội thánh, đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không trường nào dạy dỗ con, làm ích cho con hơn hồi con được ngồi trên chân thầy mẹ"

Tinh thần hiếu hoà, lòng thảo hiếu của người Việt là điểm son đậm đà bản sắc dân tộc. Tin mừng bén rễ sâu vào nền văn hoá ấy sẽ mang lại mùa gặt bội thu trong Năm Thánh Truyền giáo này.

Bình luận (0)
Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
20 tháng 3 2017 lúc 21:16

a) Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim :

- Nghĩa đen : Sắt là một thứ kim loại cứng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ, đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại.

- Nghĩa bóng : Có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
20 tháng 3 2017 lúc 21:18

b) Câu ca dao :

Anh em như chận với tay

Rách lành đừm bọc, dở hay đở đần

- Nghĩa đen : Tay và chân là hai bộ phận của con người, có quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau.

- Nghĩa bóng : Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cung cha mẹ sinh ra. Đều sống chung trong mọt gia đình, một mái nhà, cùng lớn lên, cùng chén nước bát cơm, có mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh giúp em, em giúp anh,mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.

Bình luận (2)
Nguyen Nghia Gia Bao
Xem chi tiết
Nguyen Nghia Gia Bao
20 tháng 3 2017 lúc 20:51

tran thi phuong

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
20 tháng 3 2017 lúc 21:20

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

nhieu-dieu-phu-lay-gia-guong

Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.

Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “ Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “ Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.

Bình luận (1)
Vi Vui Vẻ
Xem chi tiết
Lê Thị Kim Ánh
20 tháng 3 2017 lúc 20:23

Có thể đấy bạnhiu

Bình luận (2)
Mai Quỳnh Trang
20 tháng 3 2017 lúc 20:25

Theo mình nghĩ thì biểu cảm gần như được áp dụng vào mở bài hoặc kết bài của bài văn nghị luận. Nói chung vào phần kết bài là hay nhất.

Ở phần mở bài, bạn có thể giải thích về vấn đề cần nghị luận sau đó đánh giá, cảm nghĩ về vấn đề đó

Còn ở phần kết bài, bạn có thể phát biểu cảm nghĩ của mình về vấn đề nghị luận (Vấn đề đó để cho bạn ấn tượng gì ? Bài học như thế nào? Liên hệ chính bản thân và mọi người)

Bình luận (0)
Bình Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Vi Vui Vẻ
20 tháng 3 2017 lúc 20:08

Việc học chưa bao giờ là thừa thãi, những kiến thức ta có chỉ giống như hạt cát giữa đại dương kiến thức bao la. Vì thế chúng ta cần phải luôn luôn biết học hỏi thêm.

* Đó là theo ý kiến của mình :>

Bình luận (0)
Thời Sênh
20 tháng 12 2018 lúc 21:29

khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Bình luận (0)
Thu Thuy
Xem chi tiết
Lê Thị Kim Ánh
19 tháng 3 2017 lúc 20:27

MB:

Tục ngữ là một ''túi khôn'' của nhân dân ta, trong cái ''túi khôn'' ấy có rất nhiều câu tục ngữ hay nói về lòng biết ơn giữa con người với con người. Nhưng có lẽ câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là câu thể hiện rõ điều này nhất.

''mik làm được mb thôi, bn thông cảm nha có sai sót thì nói cho mik biết chúc bn học tốt'' vui

Bình luận (0)