Bài viết số 6 - Văn lớp 11

Nam Nguyen
Xem chi tiết
Hoangduyen2204
Xem chi tiết
Đạt Trần
27 tháng 3 2018 lúc 21:33

A.MB: Đôi nét về tác giả, tác phẩm
Vấn đề nghị luận: Bức chân dung, vẻ đẹp tâm hồn HCM
B. TB
1. Khát quát vẻ đẹp tâm hồn HCM
- Mỗi bài thơ trong “Nhật kí trong tù” là 1 nét vẽ phác họa cho bức chân dung con người, tinh thần của HCM. Cho dù có cố ý hay không thì điều đó vẫn cứ xảy ra bởi 1 lẽ rất đơn giản: Văn là người...
- Nói đến vẻ đẹp tâm hồn HCM, người ta nghĩ đến vẻ đẹp của trái tim, khối óc, vẻ đẹp của tinh thần, ý chí, nghị lực, của lòng khiêm tốn, đức hi sinh cao cả...
- Được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt: Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ (Mùa thu 1942 – Mùa thu 1943), bài thơ là sự tỏa sáng của tâm hồn, lí trí, nghị lực, trí tuệ... của HCM trong hoàn cảnh ngục tù.
2, Vẻ đẹp tâm hồn HCM, bức chân dung con người.
a, Tâm hồn
Chiều tối, đúng như tiêu đề của nó là bức tranh thiên nhiên về cảnh chiều muộn ở nơi rừng núi, một bức tranh thiên nhiên mà người tù HCM đã ghi lại trên hành trình chuyển lao. Vì lẽ đó, vẻ đẹp tâm hồn HCM thể hiện trong bài thơ trước hết là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ với những rung cảm nhạy bén, tinh tế, sâu xa trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Triển khai luận điểm:
+ 2 câu đầu: tình yêu thiên nhiên (chú ý phân tích sự tinh tế trong tâm hồn tác giả khi cảm nhận. miêu tả hình ảnh cánh chim, chòm mây)
+ 2 câu sau: tình yêu con người (hình ảnh con người lao động làm trung tâm => quan điểm hiện đại, trái với thi ca trung đại cái tối trữ tình ẩn sau cảnh vật... ; đề cao con người lao động... )
b, Vẻ đẹp ý chí, khí phách
-Ý chí kiên cường, tinh thần thép của người Cộng sản
• Cần chú ý cách lập luận:
Chiều tối cũng như cái bài thơ viết về thiên nhiên của HCM (Ngắm trăng, Trên đường đi...), nhìn trực tiếp vào câu chữ thì không thấy ý chí, nghị lực (tức là không thấy “thép”). Phải chăng những bài thơ như vậy không có chất “thép”?
Vấn đề này, nhà phê bình Hoài Thanh cho rằng: “Khi Bắc nói trong thơ có “thép” thì ta cũng nên hiểu thế nào là thép ở trong thơ? Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có thép”
Đúng là “Chiều tối” không nói chuyện thép, lên giọng thép nhưng không có nghĩa là không có thép. Chất thrps ở bài thơ không “lộ thiên” ở câu chữ mà nằm sâu xa trong hoàn cảnh ra đời:
+ Không phải được viết trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống (1 chuyến đi thực tế, 1 chuyến du ngoạn,...), Chiều tối được viết trên hành trình chyển lao – một hành trình đầy gian nan, người tù bị “dựng dậy” để bắt đầu cuộc hành trình từ lúc “gà gáy một lần đêm chửa tan”... cho đến lúc “chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” mới được dừng chân.
+ Với lộ trình “năm mưới ba cấy số một ngày”, nơi dừng chân có thể là một nhà lao mới, một nhà kho ẩm ướt, thậm chí là “ngồi trên hố xí đợi ngày mai”...
Nhưng thật kì diệu là trong một hoàn cảnh như vậy, Người vẫn làm thơ, vẫn để cho tâm hồn mình bay bổng lên với một cánh chim, một chòm mây, một làn hương rừng, một cảnh “làng xóm ven sông đông đúc thế”... Thử hỏi, nếu không có một tinh thần thép, một bản lĩnh thép, thơ của người làm sao có thể: “bay cánh hạc ung dung”... Đó thực sự là một cuộc vượt ngục tinh thần của Người theo đúng phương châm:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tình thần càng phải cao
Hoàn toàn chủ động trước hoàn cảnh, đó chính là vẻ đẹp của ý chí, nghị lực, là tinh thần thép của người Cộng sản HCM
c, Đọc thơ HCM, ta nhận ra một quy luật: trong hầu hết các bài thơ của Người, từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn vận động 1 cách tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, về ánh sáng và tương lai: Kết thúc bài thơ luôn là hình tượng bình minh hoặc mặt trời:
“Trong ngục giờ đây con tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.”
(Ngắm cảnh)
Hay:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
(Giải đi sớm)
Đó là sự thể hiện của tâm hồn lạc quan vào cách mạng, một niềm tin vào tương lai tươi sáng, và Chiều tối không năm ngoài quy luật đó.
- “Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng”
(Sơn thôn... hồng)
=> Phân tích chữ “hồng” có thể hiểu là màu sắc thực của lò than... nhưng chủ yếu được hiểu theo nghĩa tượng trưng: màu của ngày mai, của tương lai tươi sáng...
Có thể nói, chữ “hồng” từ cuối bài thơ đã tạo ra một luồng sáng rọi ngược trở lại làm “sáng rực bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã, nặng nề... Nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với 27 chữ còn lại” – Hoàng Trung Thông.
C. KL
Chiều tối giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng mỗi câu có thể được xem là một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần HCM: một tâm hồn nghệ sĩ dào dạt tình yêu với thiên nhiên, con người; một ý chí vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh; một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
Bức chân dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ...

Bình luận (0)
Di Nguyễn
Xem chi tiết
Di Nguyễn
Xem chi tiết
Bảo Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Duyên
Xem chi tiết
Công chúa xinh xắn
Xem chi tiết
Tạ Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Ái Quyên
Xem chi tiết
Lê Trung Hiếu
1 tháng 11 2018 lúc 20:41

Đây là dạng đề nghị luận xã hội rút ra từ tác phẩm văn học. Bởi vậy học sinh cần hiểu rõ về đoạn trích người cầm quyền khôi phục uy quyền (Những người khốn khổ, Vich to Huy Gô), đặc biệt là về bức thông điệp mà tác giả Huy Gô muốn nhắn gửi: vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người: Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau
Dàn ý chung:
Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận : vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người.
Thân bài:
Bước 1: giải thích khái niệm tình thương: “Tình thương” là sự quan tâm, sẻ chia và giúp đỡ người khác. Khi tất cả mọi người đều dành tình thương cho nhau, con người sẽ dễ vượt qua những khó khăn của cuộc sống, sẽ có được hạnh phúc.

Bước 2: phân tích đoạn trích người cầm quyền khôi phục uy quyền (Những người khốn khổ, Vich to Huy Gô) để làm nổi bật vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người
Bài viết cần có các ý cơ bản sau:
-Tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật Giăng- van giăng, một người giàu tình thương, giàu lòng nhân ái ( dẫn chứng) .Tình thương yêu của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin thật chân thành và sâu sắc. Ông quên bẵng sự có mặt của tên mật thám Gia-ve, quên cả nguy cơ trước mắt.“Giăng Van-giăng tì khuỷu tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích. Ông ngồi như thế mải miết, yên lặng[…]. Trong nét mặt và dáng điệu ông cho thấy một nỗi xót thương xót khôn tả”, hành động của ông như thể hiện sự đau xót vô cùng nhưng bất lực không giúp gì được, cũng có thể là ông đã thầm hứa với Phăng-tin là sẽ tìm được con gái của cô bằng bất cứ giá nào. Qua ngòi bút của tác giả, Giăng Van-giăng hiện lên với một tấm lòng chan chứa yêu thương và sự đồng cảm.
-Chính tình thương đã mang lại sức mạnh cho Giăng van giăng, giúp ông đẩy lùi được bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin cho Phăng tin ( phân tích, dẫn chứng). Ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng”. Lúc này Gia-ve đã mất hẳn đi sự hách dịch, thực sự run sợ và lùi ra phía cửa. Sự mãnh mẽ của Giăng Van-giăng còn được thể hiện qua câu nói với Gia-ve: “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”.
Qua đoạng trích người cầm quyền khôi phục uy quyền (Những người khốn khổ), tác giả Huy Gô muốn gửi gắm thông điệp: tình thương có vai trò quan trọng hơn tất cả, “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.” “Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai”.
Bước 3: trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là phải hợp lí và lập luận có sức thuyết phục. sau đây là một số gợi ý:
-Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu như ai cùng biết chia sẻ và dành tình thương cho người khác.
-Với những người kém may mắn hơn mình chúng ta không nên coi khinh ghẻ lạnh mà nên có sự đồng cảm giúp đỡ chia sẻ với họ.
-Khi ta dành tình thương cho một ai đó, ta sẽ rất hạnh phúc và ta sẽ càng hạnh phúc hơn nếu ta nhận tình thương của người khác dành cho mình. Chúng ta dành tình thương cho người khác thì cũng sẽ nhận được tình thương của người khác dành cho mình. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà chỉ những người biết trân trọng mới đáng được nhận nó.Tất cả chúng ta hãy dành tình thương cho những người xung quanh để nhận được tình thương của mọi người, chúng ta sẽ thấy cuộc sống đáng sống biết nhường nào.
Kết bài:
Bài học cuộc sống: Chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện tình thương với người khác, có thể bằng những hành động hết sức nhỏ bé, nhưng lại có ý nghĩa lớn lao.
– Mình hãy vì mọi người rồi đến lúc nào đó tất cả mọi người sẽ vì mình.
-Chúng ta hãy cứ cho đi tình thương mà đừng mong chờ sẽ nhận lại được, như thế chúng ta sẽ thấy nó có ý nghĩa và sẽ thấy hạnh phúc gấp nhiều lần.

Bình luận (0)
Hào Nguyễn
Xem chi tiết