Bài viết số 5 - Văn lớp 7

Nguyễn Thị Nụ
Xem chi tiết
Đạt Trần
28 tháng 1 2018 lúc 14:40

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,... Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.

Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa.

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Nụ
28 tháng 1 2018 lúc 15:58

giúp mink đi mọi người mình đang cần gấp

Bình luận (0)
Huỳnh Thu Trang
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 4 2017 lúc 21:37

Mở bài: giới thiệu ý nghĩa, khái quát câu tục ngữ

Thân bài:

+) Giải thích câu tục ngữ:

- Thất lại là gì? _ là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu được mong muốn hoặc dự định, có được coi là trái với ý muốn,.....

- Thành công là gì? _ lag những kết quả mà bạn đạt đươc từ những nỗ lực, cố gắng và phấn đấu không ngừng...........

+) Đưa lí lẽ thuyết thục để giải thích:

_ Với những người thất bại họ rụt rè, không có ý chí để vươn lên. Họ ghét thất bại và muốn sống trong thành công. Và điều này chỉ có những người ảo tưởng , hèn nhát khi đối diện với cuộc sống thực.

_ Vậy tại sao ta phải rèn luyện tính kiên trì trước thì dù có thất bại cũng sẽ thành công, người xưa có câu " lửa thử vàng, gian nan thử sức "....

_ Thất bại không làm chúng ta gục ngã mà nó sẽ là động lực để bạn thành công. Người ta đã từng nói " vạn sự khởi đầu nan " muốn thành công phải thất bại....

_ Liên hệ thực tế.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
7 tháng 4 2017 lúc 17:20

I/MB:
- Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc sống mấy ai ko từng gặp thất bại. Có những người không thể tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã của chính bản thân mình. Để khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở, tục ngữ có câu:"Thất bại là mẹ thành công"
II/TB:

1. Giải thích:
- Giải thích nghĩa đen của luận điểm:"Ngừơi mẹ"
- Giải thích nghĩa bóng của luận điểm:
* Trong cuộc đời ai ko từng vấp ngã, cho VD từ chính bản thân mình
* Thái độ của mỗi người khi vấp ngã: Có người bỏ cuộc như con chim sâu khi trúng tên thì sợ cây cung... Có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra đựơc những kinh nghiệm quí báu để ko còn thất bại nữa. Cho VD.
2. Những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:
- Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm
- Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu
- Niutơn, Lui Paxtơ...
III/KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình...

Bình luận (0)
Phạm Khánh Linh
12 tháng 4 2017 lúc 10:17
1. Mở bài: Câu nói nhấn mạnh có thất bại thì mới có thành công. 2. Thân bài. - Thất bại là khi con người không đạt được mục đích của mình. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần thất bại trong công việc. Công việc càng khó, khả năng thất bại càng cao. - Tuy nhiên, có thất bại thì ta có kinh nghiệm. Mỗi lần thất bại là mỗi lần rút ra bài học để sửa đổi (lối suy nghĩ, cách làm việc…), từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công. - Con người có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại. Một phát minh khoa học bao giờ cũng phải trải qua nhiều lần thất bại. Một người thành đạt thường đi lên từ những bước gian khổ, thậm chí có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua. Một học sinh vật vã trước một bài toán khó và cuối cùng cũng tìm ra lời giải… Trong cổ tích, những nhân vật bất hạnh thường trải qua nhiều thử thách, cay đắng rồi mới tìm được hạnh phúc… - Thành công có được sau những thất bại thường có giá trị chắc chắn, vững bền, đem lại cảm giác hạnh phúc thực sự cho con người. - Không phải thất bại nào cũng dẫn đến thành công. Vấn đề là ở chỗ con người thu học được điều gì sau mỗi lần thất bại. Yếu tố quan trọng vẫn là nghị lực và trí tuệ con người. - Trên thực tế, cũng có những người thành công dễ dàng và dường như chưa bao giờ thất bại. Họ cứ thoải mái đi từ thành công này đến thành công khác. Tuy nhiên, đó không phải là số nhiều. 3. Kết luận: - Rèn luyện ý chí, không nản lòng trước thất bại. Xem thất bại là thử thách đối với giá trị con người. - Cũng không nên lấy câu nói này để chỉ tự an ủi mỗi lần thất bại trong học tập và trong công việc. Phải biết cách biến “thất bại” trở nên “người mẹ” của “thành công”.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 3 2017 lúc 20:47

Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .Sức mạnh của văn chương không chỉ dừng lại ở việc luyện những tình cảm ta sẵn có mà còn gây cho ta những tình cảm ta không có. Thế hệ trẻ ra đời trong hoà bình, sống trong hoà bình và trong một đất nước đang phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, khó có thể hình dung ra cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân ta vào thời thực dân nửa phong kiến. Văn chương trở thành một phương tiện chuyển tải có sức mạnh lay động đến tận tâm can người đọc. Văn chương quả là có sức mạnh to lớn lay động tới đời sống tình cảm của con người. Chúng ta hãy đừng để cơn lốc của thời đại công nghiệp, của nền kinh tế thị trường làm khô héo tâm hồn, làm nghèo nàn tình cảm. Học văn chính là học cách làm người. Hiểu như thế cũng có nghĩa là hiểu được trách nhiệm lớn lao mà những nhà văn đang gánh vác.

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Thu
3 tháng 3 2017 lúc 21:23

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.

Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.

Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.

Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

Chuc p hk tot

Bình luận (0)
Ann Vũ
12 tháng 3 2018 lúc 9:11

Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .Sức mạnh của văn chương không chỉ dừng lại ở việc luyện những tình cảm ta sẵn có mà còn gây cho ta những tình cảm ta không có. Thế hệ trẻ ra đời trong hoà bình, sống trong hoà bình và trong một đất nước đang phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, khó có thể hình dung ra cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân ta vào thời thực dân nửa phong kiến. Văn chương trở thành một phương tiện chuyển tải có sức mạnh lay động đến tận tâm can người đọc. Văn chương quả là có sức mạnh to lớn lay động tới đời sống tình cảm của con người. Chúng ta hãy đừng để cơn lốc của thời đại công nghiệp, của nền kinh tế thị trường làm khô héo tâm hồn, làm nghèo nàn tình cảm. Học văn chính là học cách làm người. Hiểu như thế cũng có nghĩa là hiểu được trách nhiệm lớn lao mà những nhà văn đang gánh vác.

hk tốt bn nhé!!!

Bình luận (0)
Hai Yen Ho
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Thu
21 tháng 2 2017 lúc 20:56

Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã… đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.

Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.

Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.

Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.

Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy.

Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ôxi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.

​P tham khảo nha

​Chúc p học tốt

Bình luận (0)
_silverlining
22 tháng 2 2017 lúc 9:54
Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ đã từng viết: Con người không có tình yêu, Như trái đất này không có lá.

Vâng, tình yêu cần thiết cho con người như thế nào thì thiên nhiên cũng cần thiết cho con người như thế ấy. Chính vì vậy mà thật chính xác khi nói rằng “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

Thật vậy, những cánh rừng bát ngát xanh từ bao đời nay đã gắn bó với con người như một người bạn tốt. Rừng ví như một lá phổ khổng lồ để thanh lọc bầu không khí của con người. Nhịp thở đều đặn, kiên nhẫn của rừng cũng chính là nhịp thở khoẻ mạnh của mỗi thân thể cường tráng của chúng ta. Rừng còn là một bức bình phong vĩ đại, một vành đai vững trắc để tránh gió bão từ biển khơi cuồng nộ cuốn vào hòng phá tan cuộc sống của chúng ta. Cũng nhờ vành đai ấy mà đất đai không bị sạt lở, cuốn trôi ra biển. Cuộc sống con người chỉ thực sự yên bình khi ngoài kia, những cánh rừng được phủ xanh bát ngát, vẫn rì rào cùng gió ngàn muôn thuở. Chưa hết, rừng còn chứa đựng trong lòng nó biết bao tài nguyên quý giá. Bên cạnh nguồn cung cấp gỗ quý phục vụ xuất khẩu, sinh hoạt của con người. Rừng còn là nguồn dược liệu vô cùng quan trọng. Biết bào loài thực vật đã trở thành những bài thuốc có giá trị chữa bệnh cho con người. Rừng còn là xứ sở của những loài động vật phong phú, đa dạng, đóng góp biết bao lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Những mỏ khoáng sản mà con người tìm thấy từ sâu thẳm trong lòng đất cũng đã nói với chúng ta rằng: sự có mặt của rừng là một phần không thể thiếu trong sự sống và phát triển nhiều mặt của con người.

Còn nhớ, trong những năm chiến tranh ác liệt, rừng cũng đã không ngại dâng hiến sức vóc của mình để che chở cho con người và góp phần lập chiến công. “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Rừng cũng đã phải gánh chịu những mất mát, hi sinh, những tổn thất nặng nền như dân tộc chúng ta: những trận bôm rung trời chuyển đất, những đợt đại bác liên hồi và tàn bạo, nhất là chất độc màu da cam … đã làm bao cánh rừng cụt ngọn, cháy két, nham nhở vết thương. Nhưng, kì diệu thay, cũng như con người Việt Nam, rừng vẫn không chịu đầu hàng, kiêu hãnh vươn lên trong tư thế kiên cường, bất khuất. Những cánh rừng đi ra từ chiến tranh dần hồi sinh, mạnh mẽ, giàu sức sống hơn xưa. Rừng đã cùng chúng ta đánh giặc. Rừng lại tiếp tục cùng ta dựng xây một Việt Nam ngày càng lớn mạnh không ngừng.

Nhưng, tại sao vẫn nghe thấy tiếng kêu cứu khẩn thiết từ đại ngàn vọng lại ? Vâng, lại bắt đầu từ chính tham vọng của con người. Tất nhiên, không phải là tất cả nhưng dù chỉ một bộ phận nhỏ thôi cũng gây lên bao đau đớn cho người bạn của chúng ta. Chỉ vì lợi nhuận, một số kẻ không chiến thắng nổi lòng tham đã tàn phá sức vóc cường tráng của rừng. Nạn đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn rất bừa bãi. Những loại thú quý hiếm ngày một khan hiếm dần. Và hậu quả thế nào, hẳn chúng ta đã thấm. Thiên tai xảy ra liên miên. Con người chứ không ai khác lại là nạn nhân của cơn cuồng nộ dữ dội từ thiên nhiên. Thiên nhiên nổi dậy, giận dữ, điên cuồng chính là sự trừng phạt cho hành động phản bội, thiếu ý thức dựng xây của chính con người ấy thôi… Không biết, những kẻ thiếu lương tri và trách nhiệm có một phút nào tự vấn lương tâm khi chứng kiến những trận cuồng phong của thiên nhiên ?

Rừng đang kêu cứu, những con người có lương tâm cũng đang kêu cứu. Cứu lấy rừng và cũng chính là cứu lấy cuộc sống của con người. Lời kêu cứu đang rất dòng dã, thúc giục. Mỗi người chúng ta hay cùng nhau góp sức bởi: bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.



Bình luận (0)
Ham Học Hỏi
12 tháng 3 2018 lúc 21:00

“Rừng đang kêu cứu!” “Hãy bảo vệ lá phổi xanh của con người!”… Hàng trăm tít báo! Hàng ngàn lời kêu gọi! Đó là tất cả những gì mang chúng ta đang đối diện khi môi trường tuyệt vọng kêu cứu. Xã hội phát triên, nhịp sống công nghiệp hiện đại đưa con người tiến cao hơn trong mọi lĩnh vực. Nhưng song song với nó là sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Hậu quả tất yếu của “thế kỉ công nghiệp” là hàng ngàn hécta rừng đang bị hủy diệt, tầng ôzôn ngày một lâm nguy. Tại sao con người nhẫn tâm hủy hoại sừng? Tại sao quá ít người nhận thức được sự quan trọng của lá phổi xanh, sự nghiêm trọng tàn khốc nếu vẫn tiếp tục tàn phá rừng?

Có thể khẳng định chắc chắn: không có rừng, không có cây xanh đồng nghĩa với sự hủy diệt của con người và tất cả các sinh vật trên thế giới.

Vì sao ư? Có lẽ ai cũng sẽ trả lời được câu hỏi này. Vì đơn giản, ai cũng sẽ biết: cây xanh hấp thủ CO2 và thải khí O2 ra môi trường, cung cấp dưỡng khí co con người và toàn thể sinh giới.

Quá trình quang hợp của cây xanh giúp điều hòa cân bằng khí quyển: giải phóng O2 là dưỡng khí cho sinh giới và hấp thụ, cố định lượng CO2 góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. Chỉ với cây xanh mà con người được lợi cả đôi bề: có dưỡng khí để thở và chống lại hậu quả của việc thủng tầng ôzôn. Theo số liệu của V.V.Pôlevoi (1989) thì “mỗi năm cây xanh thải vào khí quyển lượng ôxi tf 70 – 120 tỉ tấn. Và dung lượng dưỡng khí ấy được dùng cung cấp cho tất cả các cơ thể dị dưỡng thiếu khí như người, động vật…” Rừng – quần thể cây xanh – có vai trò đặc biệt trong việc duy trì nồng độ cao của ôxi trong khí quyển. Các nhà khoa học đã tính ra rằng 1 ha rừng vào mùa xuân và mùa hè trong thời gian một giờ thải vào khí quyển một lượng ôxi đủ cho 200 người hô hấp. Bênh cạnh đó, sự quang hợp giải phóng O2 còn góp phần rất quan trọng trong sự hình thành tầng ôzôn được ra bởi sự quang phân li phân tử O2 dưới tác động của bức xạ mặt trời. Tầng ôzôn giúp chúng ta tránh khỏi sự hủy hoại của tia tự ngoại… “Lí lẽ đơn giản ấy thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng đều được học qua từ những ngày còn là học sinh tiểu họ. Ấy vậy mà có nhiều người vẫn cố quên hay cố tình quên, để tự động viên hành vi sai trái của mình là “Ôi chao! Rừng thì bạt ngàn, chặt phá vài hécta thì có là bao”. Điều đó thật không thể chấp nhận. Công nghiệp phát triển đã dẫn đến biết bao là sự ra đi vĩnh viễn của hàng ngàn cánh rừng. Đã vậy, khói thải từ các nhà máy và bụi bẩn từ cuộc sống hiện đai lại góp phần không nhỏ trong việc phá hủy tầng ôzôn. Vừa bị giảm đi đáng kể lượng dưỡng khí vì rừng bị tàn phá, con người phải đối diện với biết bao hậu quả khôn lường của việc tầng ôzôn ngày một lâm nguy. Liệu sẽ ra sao nếu một ngày rừng không còn? Thật chẳng dám tưởng tưởng đến cái cảnh đó. Không còn O2 cho chúng ta hô hấp, tầng ôzôn bị tàn phá hoàn toàn, tia tử ngoại chiếu thẳng xuống trái đất… Khi ấy, liệu cuộc sống sẽ còn?

Nên nhớ, địa cầu được gọi là “hành tinh xanh” bởi tất cả các hành tinh thuộc Thái Dương hệ đều không còn có được màu xanh của rừng, của biển, của sự sống, của niềm tin… như Trái Đất. Chính vì thế, phải giữ vững màu xanh hạnh phúc của rừng, của cây xanh, của niềm tự hào vì có được một người bạn trung thành tiếp dưỡng cuộc sống cho chúng ta.

Nói đến hành tinh xanh, lại có thêm một lí do để chúng ta phải bảo vệ rừng. Phải giữ gìn nguồn tài nguyên vô giá ấy. Rừng không chỉ là môi trường cho cây xanh quang hợp mà còn là thiên đường nơi cõi thế cho những người yêu thiên nhiên. Ngày xưa, chính Nguyễn Trãi đã chấp nhận đánh đổi quyền thế, bổng lộc để trở về ở ẩn Côn Sơn, để cảm nhận đươc phong vị trong lành của rừng xanh.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

…Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta ngâm thơ nhàn…”

Ung dung, thanh thảnh và tự tại biết bao nơi núi đồi hoang dã mà cũng đầy thú vị ấy. Từng câu thơ mở ra trước mắt ta khung cảnh hữu tình hùng vĩ. Chợt nghe lòng bao cảm xúc thăng hoa, tự trong ta khẽ khàng tri ân thiên nhiên núi rừng. Cảm ơn Người vì đã cho đời những Côn Sơn, những rừng xanh… Cảnh đẹp này liệu có bất kì máy móc công nghệ nào tự tạo ra được chăng?

Rời Côn Sơn và rời thế kỉ XVI của Nguyễn Trãi, lúc thiên nhiên vẫn chưa “vướng đục bụi… công nghiệp”, ta đến Việt Bắc những năm đầu thế kỉ XX. Chao ôi, làm sao Tố Hữu lại may mắn chứng kiến bức tứ tình lỗng lẫy đến thế của núi rừng:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo canh ánh nắng dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đang nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung…”

Sao mà ta ghen tị với Tố Hữu đến thế! Bốn bức tranh như được vữ từ chốn bồng lai chứ chẳng phải cảnh đẹp của hạ giới. Ấy vậy mà đó là thật đấy, và nhờ nhà thơ ta chứng kiến bốn mùa xoay chuyển ở Việt Bắc với tất cả rung động nhỏ nhặt nhất của thiên nhiên. Và cũng tài tình biết bao khi chỉ vỏn vẹn một câu lục mà cái hồn, cái thần sắc của cảnh đẹp từng mùa cứ thế đi vào thơ, lung linh, dịu dàng… Đọc những dòng thơ mà tư thấy lòng đang sống trong cảnh đang thưởng ngoạn núi rừng với tất cả niềm say mê. Sao mà kì vĩ thế chốn rừng sâu? Sao mà tươi mát lạ thường cái màu xanh của chồi non lộc biếc.

Giờ đây chắc khó tìm lại cái “tiếng đàn cầm” trong lành ở Côn Sơn hay màu trắng tinh khiết của rừng mơ Việt Bắc. Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Có thể tình dân Việt Bắc vẫn nồng ấm thủy chung nhưng hoa rừng Việt Bắc chẳng biết đã lưu lạc phương nào. Đau xót biết bao nhiêu!

Ấy vậy mà còn có những kẻ nhẫn tâm chặt cây làm nhà, đốt rừng làm rẫy. Chẳng lẽ tâm hồn họ không cảm thấy chua xót khi nhìn lá phổi xanh của mình quặn đau? Chẳng lẽ trước màu xanh bạt ngàn ấm áp của rừng, họ không thấy lòng se lại những cảm xúc ngổn ngang? Đó là một hành động không thể chấp nhận được dù với bất cứ lí do nào. Cần có những biện pháp mạnh để ngăn chặn việc hủy hoại môi trường sống, hủy hoại cả tương lai của con người. Bởi rừng không chỉ là lá phổi, là nguồn dưỡng khí giúp ta tồn tại, là nơi bảo vệ ta khỏi hiểm họa hiệu ứng nhà kính… mà hơn hế rừng còn là người bạn trung thành nhất của ta. Nói cách khác, rừng nuôi dưỡng ta cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhất là khi cuộc sống ngày càng vội vã, hay một lần đến hòa mình vào thảm thực vật của rừng xanh. Chính nơi ấy sẽ cho ta cảm giác yên bình, thanh thản và nhận thức sâu sắc rằng cần lắm phải bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh.

Thật đáng sợ nếu một ngày “hành tinh xanh” của chúng ta không còn màu xanh của lá cây, rừng già. Chính vì thế, chúng ta hãy bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn sống của con người. Hãy giữ mãi sắc xanh hi vọng của “Hành tinh xanh”, giữ cho “lá phổi” của Mẹ Thiên nhiên luôn trong lành…

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 1 2017 lúc 18:00

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.



Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
26 tháng 1 2017 lúc 18:03

Nói về sự tác động của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách của con người cũng được đề cập đến trong rất nhiều tác phẩm văn học, những câu chuyện dân gian, như chuyện: Mẹ hiền dạy con, kể về người mẹ hiền từ của nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc, Mạnh Tử, vì muốn con có môi trường học tập tốt nhất, bà đã nhiều lần chuyển nhà, từ khu chợ đến trường học. Nói về sự tác động của môi trường đến con người, tục ngữ dân gian của Việt Nam cũng có một câu nói nổi tiếng như: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là, liệu có thực sự đúng như câu nói “gần đèn thì rạng” không. Có rất nhiều người lại cho rằng, gần mực chưa chắc đã đen mà gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy, ta nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào?

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là câu tục ngữ nói về sự tác động của môi trường đối với nhân cách của con người. Theo như câu tục ngữ, khi con người ta sống trong một môi trường lành mạnh, văn minh, được tiếp xúc với những con người có lí tưởng, có lối sống lành mạnh, sống có ích thì người đối diện cũng sẽ học hỏi được ở môi trường sống ấy, con người nơi ấy những phẩm chất tốt đẹp, những nét tính cách tích cực. Nghĩa là, khi tiếp xúc với những nhân tố tích cực, con người ta sẽ được ảnh hưởng, được “cảm hóa” theo chiều hướng ngày càng tốt. Vì vậy, hình ảnh “đèn” trong câu tục ngữ là hình ảnh biểu tượng cho những nhân tố tốt đẹp, tích cực.

“Gần mực thì đen” là nói đến môi trường sống nhiều yếu tố tiêu cực, những con người có tính cách không đúng chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, khi sống trong môi trường, tiếp xúc với những con người tiêu cực như vậy thì người sống trong môi trường ấy ít nhiều cũng bị tác động theo hướng tiêu cực, cho dù họ vốn là những con người lương thiện, tốt bụng. Nói chung, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thể hiện được vai trò của môi trường sống đối với con người. Đồng thời là cơ sở để đánh giá về nhân cách của một người. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa ý nghĩa của câu tục ngữ này, đánh giá con người một cách cứng nhắc, rập khuôn thì sự đánh giá ấy lại trở nên phiến diện, tiêu cực, chưa phản ánh đúng được bản chất, tính cách của một người.

Xung quanh câu tục ngữ này cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, có người cho rằng gần mực chưa chắc đã đen, còn gần đèn chưa chắc đã rạng. Theo em, những ý kiến này cũng không phải hoàn toàn sai. Bởi để nhận biết tính cách của một người, ta cần xem xét họ trong nhiều mối quan hệ, không nên đánh giá họ chỉ qua vẻ bề ngoài, qua môi trường sống và trong những mối quan hệ với những người có lối sống tiêu cực. Bởi tính cách của con người không chỉ bị ảnh hưởng, tác động bởi môi trường sống, mà còn nằm ở bản chất thật sự của mỗi con người. Mỗi người có một xu hướng tính cách khác nhau, vì vậy đôi khi môi trường sống tiêu cực nhưng họ có lối sống lành mạnh và có bản tính thích nghi cao thì họ hoàn toàn sống đúng với nhân cách của mình, không hề bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào, có lẽ đúng như câu tục ngữ “Giang sơn khó đổi/ Bản tính khó rời”. Nhưng ở đây ta không hiểu theo nghĩa tiêu cực của câu tục ngữ mà hiểu theo đúng nghĩa đen của nó để thấy được tính cách là cái vốn có ở mỗi con người.

Chẳng hạn, một người sống trong môi trường tương đối lành mạnh, xung quanh là những người rất tốt bụng, gia đình gia giáo, có nề nếp nhưng do sự suy đồi của tính cách, họ vẫn có thể trở thành những người xấu, có tính cách tiêu cực, thậm chí có thể trở thành những phần tử nguy hiểm đối với xã hội. Ví dụ như vụ án gây chấn động dư luận một thời ở Hải Dương, Nghiêm Viết Thành vì tiền mà giết chết chính bố ruột của mình bằng những hành động man rợ nhất, sau đó chặt xác, phi tang xuống sông. Vụ án này dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người trong xã hội, giá trị đạo đức đang bị mai một ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây ta không xét theo mức độ nghiêm trọng của vụ án. Điều đáng nói trong vụ án này, đó là sát thủ Nghiêm Viết Thành từng là một người rất hiền lành, ngoan có tiếng, bố mẹ đều là những người tử tế, có điều kiện. Sự biến thái trong nhân cách là do thủ phạm tự tiêm nhiễm vào mình và thể hiện ra bằng những hành vi man rợ.

Còn đối với một người sống trong một môi trường được cho là tiêu cực hơn, tiếp xúc với những con người có tính cách không chuẩn mực, nhưng nếu họ có bản lĩnh, lập trường vững chắc thì những yếu tố tiêu cực ấy cũng không thể tác động, ảnh hưởng đến họ. Như vậy, xem xét tính cách của một người, ta không thể đánh giá một cách phiến diện hay tuyệt đối hóa một cách nhìn nào. Cần dựa vào nhiều bối cảnh, đặt họ trong nhiều mối quan hệ mới có thể biết được bản chất, con người thực sự của một người. Nếu đánh giá một cách phiến diện không những ta không nhận ra bản chất đích thực của họ mà còn có những phán đoán chủ quan, sai lầm. Từ đó, mối quan hệ giữa ta và họ cũng khó có thể trở nên tốt đẹp, tích cực hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một câu tục ngữ hay, đánh giá được tương đối đúng sự tác động của môi trường sống đối với con người. Tuy nhiên, nếu ta tuyệt đối hóa câu tục ngữ thì cách đánh giá của ta sẽ trở nên phiến diện, ngộ nhận. Bởi, gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bình luận (0)
Huyền Trang
26 tháng 1 2017 lúc 18:46

Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay? Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người. Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức t ính tốt ấy và trở nên người tốt. Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi t iếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này: “Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người” Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập. Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất ch ính, những đồng t iền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ. Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.

Bình luận (0)
AidenPearce
Xem chi tiết
๖ۣۜ ghét๖ۣۜ
5 tháng 2 2018 lúc 21:34

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Bình luận (0)
Con gái có quyền điệu
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
23 tháng 2 2017 lúc 19:18

Bạn tham khảo bài này nhé!

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.



Bình luận (0)
le tran nhat linh
24 tháng 2 2017 lúc 12:41

Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển

Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.

Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

Bình luận (0)
Nguyễn Huế
26 tháng 4 2017 lúc 16:54

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Linh
Xem chi tiết
Đạt Trần
8 tháng 3 2018 lúc 21:20

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở nghĩa bao quát của nó Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, cũng giống như kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.

Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức - hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức - hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiên thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.


Bình luận (0)
Tạ Thu Phương
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Thu
22 tháng 2 2017 lúc 18:18

Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã… đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.

Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.

Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.

Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.

Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy.

Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.

Chúc p học tốt

Bình luận (0)
So Yummy
27 tháng 2 2019 lúc 14:30

I- MỞ BÀI

Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

II- THÂN BÀI

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người

+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…

+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

+ Rừng đã cùng con người đánh giặc

+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.

+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.

+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

III- KỂT BÀI

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng

– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng

– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

Bình luận (0)
Đào Thanh Huyền
Xem chi tiết
Lucky girl
2 tháng 2 2017 lúc 19:33

ko chép mạng v

đăng bài lên gõ mà mỏi tay àokkhocroi

Bình luận (2)
Hà Phương Đậu
2 tháng 2 2017 lúc 19:48

Ai cũng có một tuổi thơ riêng đặc biệt. Đôi khi hoàn cảnh cũng quyết định đến điều kiện về màu sắc của một khoảng trời tuổi thơ. Trong xóm, những đứa trẻ nhà giàu thì được cha mẹ mua cho những con diều đủ loại màu sắc và hình dáng khác nhau. Diều chúng bay cao và xa hơn những con diều giấy mỏng manh được siết trong khung tre yếu mềm của lũ trẻ nhà nghèo chúng tôi. Con diều giấy bay chấp chới, thấp lè tè cùng những chú chuồn chuồn ớt, những nàng bướm vàng, và cả những cánh chim mỏi mệt muốn tìm về chốn ngủ quen thuộc bình yên.
Chiều về trong sự yên ả của làng quê ngát hương lúa chín. Những áng mây lững lờ trôi trên bầu trời trong xanh có chút gió dịu nhẹ mơn man len lỏi trên làn da tơ non tuổi mới lớn. Gió mải miết cùng dòng suy nghĩ mơ màng về tuổi thơ với những buổi chiều vắt vẻo trên lưng trâu, ngửa cổ lên trời mà đắm say đến chếnh choáng màu sắc rực rỡ của những cánh diều. Cánh diều tuổi thơ như mang cả nắng gió, chở những ước mơ chắp nối của lũ trẻ trên khắp các làng quê Việt được bay cao bay xa quyện bền chặt cùng gió cùng mây trên lưng chừng trời.
Một mùa hè nữa lại về với lũ trẻ trâu mục đồng.
Những buổi chiều nằm soãi dài trên bờ cỏ mượt mà, nhắm mắt cho gió mơn trớn, hít hà cho căng lồng ngực lép kẹp, bất giác cảm thấy tâm hồn nhẹ tênh bay bổng như hòa mình trên mây, cuốn theo nàng gió dịu dàng vui đùa cùng những cánh diều đa sắc. Ở cánh rừng bạch đàn phía xa xăm, lũ cò rạo rực nhốn nháo trắng từng vạt lớn, bên kia sông hình ảnh làng chày ẩn khuất sau rặng tre, người nông dân kéo về lũ lượt với thúng mũng, cuốc cày, tiếng nói cười vồn vã. Thế mà cánh diều như thể bỏ mặt những xao động xung quanh để chìm đắm nơi một khoảng trời riêng của mình đã chọn. Đó là khoảng trời trong xanh những ước mơ của thời tuổi thơ ngây dại.
Ai cũng có một tuổi thơ riêng đặc biệt. Đôi khi hoàn cảnh cũng quyết định đến điều kiện về màu sắc của một khoảng trời tuổi thơ. Trong xóm, những đứa trẻ nhà giàu thì được cha mẹ mua cho những con diều đủ loại màu sắc và hình dáng khác nhau. Diều chúng bay cao và xa hơn những con diều giấy mỏng manh được siết trong khung tre yếu mềm của lũ trẻ nhà nghèo chúng tôi. Con diều giấy bay chấp chới, thấp lè tè cùng những chú chuồn chuồn ớt, những nàng bướm vàng, và cả những cánh chim mỏi mệt muốn tìm về chốn ngủ quen thuộc bình yên. Thế mà tuổi thơ nghèo khó đã dạy cho chúng tôi khôn hơn, trưởng thành hơn vì đã hiểu cảnh đời, thấu suốt vất vả, để những bước chân được thận trọng trên con đường tương lai phía trước.
Những chiều hè vàng óng, êm ả trôi qua thanh đạm mộc mạc chân quê cùng những cánh diều vi vu khoe màu sắc riêng của mình trên nền sắc màu ngỡ ngàng của thiên nhiên. Gió chiều như thể cũng muốn cợt đùa, nó thốc diều bay cao rồi lại buông ra, cánh diều lững lờ, sợi dây diều dùng dằn và lúc đó y rằng sẽ bắt gặp ngay ánh mắt dáo dác vội vàng, miệng há hốc của lũ bạn.
Cánh diều tuổi thơ cứ sáng một vùng lấp lánh trong tâm trí tôi mỗi khi tiếng ve râm ran gọi mùa, hoa phượng đỏ ngập đầy trong mắt. Cánh đồng quê lúc này đã chuyển từ dải lụa vàng óng của những ngọn lúa oằn bông nay trở thành màu đất nâu đen và trơ gốc rạ. Bàn chân trần của lũ trẻ trâu chạy nhảy rộn ràng trên bờ đê, vất vưởng theo những cánh diều cao vời vợi, tiếng la hét váng cả một góc quê. Những hình ảnh ấy ùa về khi hoàng hôn tím ngắt buông xuống, ngồi thẩn thờ mà bao nhiêu muộn phiền trong cuộc sống bỗng vỡ vụn tan biến, nhọc nhằn khó khăn bỗng hóa giản đơn, chỉ còn đọng lại trong tâm hồn sự thanh bình, nhẹ nhàng ngẩn ngơ theo những cánh diều một thời tuổi thơ - đẹp lắm - ngây thơ lắm - lấp lánh lắm.

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
7 tháng 3 2018 lúc 20:31

uổi thơ vụt đi qua nhanh như 1 cái chớp mắt. Mỗi lần nghĩ về, lại như lục tìm trong tiềm thức những yêu thương thơ dại. Tuổi thơ tôi gắn liền với miền quê nắng gió, miền quê với những cánh đồng lúa trải dài, xanh mướt! Hay là những cánh đồng lúa vàng ươm thơm ngát mùi lúa chín, thơm mùi rơm mới và cả những thứ ngai ngái thoảng bay trong gió. Tất cả hòa quyện vào làm nên một miền quê tựa như một bức tranh. Tôi đã đọc nhưng bài văn viết về làng quê với những làn khói mong mảnh bay lên từ mỗi mãi nhà khi chiều về, hay những chiều hè lộng gió với tiếng sáo diều vi vu cao tít. Thật đúng lắm, quê tôi cũng thế. Tôi đoán chắc tuổi thơ của những nhà văn đó cũng phải gắn liền với làng quê để thấu hiểu, để cảm nhận, để thấy những thứ bình dị, thân thuộc và yên bình khác hoàn toàn nơi phố thị.

Tôi vòng vo đến quê hương tôi cũng chỉ là để muốn nói đến những cánh diều. Những cánh diều dường như đã là biểu tượng của tuổi thơ, là nhưng khát khao bay cao nhằm khỏa lấp cái không thể của con người. Vì thế, thả diều không chỉ là thú vui mà nó còn mang cả những tinh thần cao đẹp nữa.

Bạn đã bao giờ được cầm dây diều chạy ngược chiều gió chưa? Bạn đã bao giờ thả những con diều quay tít mù mà chỉnh thế nào nó vẫn "ngoáy cháo" chưa? Bạn đã bao giờ cảm nhận được sức căng của dây diều khi gió lớn chưa? Và bạn đã bao giờ từng làm một con diều? Cái gì tự mình làm ra và thành công thì nó luôn là thứ có ý nghĩa với mình.

Tôi chỉ muốn mình được bay cùng gió nhưng tôi không thể. Tôi yêu bầu trời xanh, tôi yêu gió, tôi yêu những đám mây và tôi yêu những khoảng không rộng lớn trên cao. Tôi thả ước mơ của mình vào những cánh diều. Tôi nắm chặt sợi dây thả ước mơ ấy ngẩng đầu kiêu hãnh và thích thú.

Nếu không có bóng đêm, không có bão tố, không có mưa giông tôi sẽ mãi để những cánh diều chở những ước mơ bay mãi trên bầu trời. Tôi thấy sự bình lặng lạ kỳ khi nhắm mắt nghĩ về những cánh diều cao tít và những cánh đồng. Tôi muốn nằm dài trên những bãi cỏ xanh mướt để ngắm nhìn, để tận hưởng sự yên bình ấy, hưởng thụ cuộc sống từ những điều bình dị.

Bình luận (0)