Bài viết số 3 - Văn lớp 7

Ngu
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
17 tháng 12 2016 lúc 12:11

Ai cũng có một tuổi thơ, một tuổi thơ với biết bao kỉ niệm vui buồn. những kỉ niệm đó hẳn là những kỉ niệm đẹp nhất mà mỗi chúng ta đều trân trọng. Tôi cũng vậy, những kỉ niệm thời thơ ấu trong tôi sẽ không bao giờ phai, nó là những dấu ấn mang đầy tình cảm với sự thiết tha, mộng mơ. Nhưng cái đặc biệt ở những kỉ niệm ấy là thông qua một thức quà quen thuộc của thôn quê. Đó chính là nước sấu.
Thức quà ấy đối với tôi thật thiêng liêng cùng với từng khoảnh khắc vui vẻ, thân thương. Sấu đã đi theo tôi suốt chặng đường dài học tập, và sẽ mãi theo tôi trên con đường này. Nhớ lại những giờ sau buổi học, cốc nước sấu đã khiến cho tôi vơi đi những vất vả, căng thẳng nơi học đường, vơi đi những nỗi buồn bận bịu quanh tôi. Nó là một thức uống thần tiên khiến bất kì người nào được thưởng thức cũng không thể quên được hương vị. Vị chua hoà quyện cùng vị ngọt đường thật thôn quê nhưng cũng đầy vẻ thanh tao, nhã nhặn. Dường như thức quà ấy đã quá quen thuộc với tôi đến từng hương vị, cách chế biến. Sấu bề ngoài vỏ xù xì đó là một hình thức mang đầy tính giản dị để rồi khi hoàn thành các công đoạn thì lại toát lên được phẩm giá bên trong nó. Đó là những gì thú vị ở thức quà mà tạo hoá ban tặng ấy. Nhớ lại những buổi chiều, trên đường tan học, tôi cảm thấy thật thú vị với những vòm sấu xanh um tùm, những chùm hoa trắng li ti đơm kín cả cây bên đường, và nhìn thích mắt hơn nữa là những quả sấu tròn tròn thấp thoáng sau tán lá. Dường như để lưu lại những điều đẹp đẽ đó mà người ta đã giữ lại quả để ngâm. Người thì ngâm đường thành thứ nước giải khát tuyệt hảo cho mùa hè, người thì ngâm sấu với nước mắm để khi thu sang mang ra ăn với cơm nóng mong xoá dịu nỗi nhớ vị chua đến lạ kì của trái sấu mùa hè. Chẳng khác gì tôi, đối với tất cả các cô cậu học sinh thì mùa sấu lại gắn liền với những món thân quen như sấu dầm, ô mai sấu. Chỉ với những quả sấu thôi mà thời xưa các cô tiểu thư Hà Thanh mê ngậm ô mai sấu cả mùa. Thực ra thì sấu là kỉ niệm trong tôi và đó cũng có thể là kỉ niệm của nhiều người khác. Nhưng trong tuổi thơ, tôi có một cách cảm nhận riêng về sấu. Quả sấu gắn liền với thôn quê và nay cũng đã gắn liền với văn minh đô thị. Đối với nhiều người thì quả sấu thật giản đơn nhưng đối với tôi thì đó là một thứ gì đó quý báu và không thể thiếu trong đời thường. Nhìn những gì mà sấu đã mang lại, những gì mà sấu đã đem đến cũng đủ để hiểu được rồi.
Với tôi thì sấu thân thương vì nó không chỉ là một thức uống giải khát, một thức uống tinh thần mà nó còn là một thức uống kỉ niệm. Thức uống ấy thật ngon trong tuổi thơ tôi nên sẽ là thức uống mãi ngon về sau cả cuộc đời. Nước sấu đã chứng kiến biết bao kỉ niệm vui buồn, tủi hờn, giận dỗi của tôi. Nó như một chứng nhân cho tuổi thơ tôi và cũng như một cánh cửa để tôi đặt chân về thời thơ ấu. Tất cả những gì liên quan đến sấu đều khiến tôi hồi tưởng lại kí ức. Từ những buổi đi chơi trên con đường làng quen thuộc, tay cầm túi sấu mà đầu óc cứ mơ mộng biết bao, thật là những dấu ấn đẹp của tuổi thơ. Hay những buổi chiều đá bóng về, lũ bạn cùng rủ nhau đi thả diều giải trí bên bình nước sấu thơm ngon. Có thể nói rằng, với một từ thật thân quen, giản dị “sấu” nhưng đó lại chan chứa cả tuổi thơ hồn nhiên của tôi. Nó không chỉ là một niềm an ủi mà sẽ mãi là một kí ức đẹp, một động lực mạnh mẽ để giúp tôi vươn xa trong cuộc đời.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
17 tháng 12 2016 lúc 12:10

Có khi nào trong đời, bạn mong muốn trở lại thời thơ ấu không? Còn tôi, dù biết rằng việc ấy chỉ trở thành hiện thực khi trên đời này có những nàng tiên, tôi vẫn cứ mong ước. Đối với tôi, thời thơ ấu có một vị trí vô cùng đặc biệt. Nó giống như một chiếc hôm cất giữ những kỉ niệm thơ bé của tôi. Thường, kỉ niệm vẫn luôn đi kèm với những dấu ấn, kỉ vật. Chính vì vậy, tôi có nhiều kỉ vật lắm nhưng giữ lại được nguyên vẹn thì không nhiều. Một trong những đồ vật nằm trong nhóm “không nhiều” đó là: con búp bê bằng nhựa mặc váy xanh. Không hiểu vì sao đến bây giờ tôi vẫn không thể quên con búp bê đó. Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc: Tại sao tôi giữ con búp bê lâu đến vậy? Lí do không phải là nó đẹp mê hồn, mặc bộ quần áo công chúa diêm dúa mà bởi nó là món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng bà tặng tôi nhân dịp sinh nhật. Nó đối với tôi quan trọng như vậy đó; nó giúp tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ bên bà – người tôi gắn bó từ lúc lọt lòng. Cũng như những con búp bê khác, nó mặc một chiếc váy xanh da trời – xanh của niềm hi vọng và cái áo trắng – màu của sự trong trắng, thơ ngây. Hồi còn bé, tôi “thần tượng” nó lắm. Tôi ước sao xinh như búp bê. Nhưng mỗi lần nói với bà về niềm mong ước ấy, bà lại ôm tôi vào lòng và nói: tôi xinh hơn búp bê nhiều. Mặc dù biết bà nói để làm tôi vui nhưng tôi vẫn khoái lắm. Trẻ con có ai là không thích nịnh đâu. Tôi cũng vậy thôi. Tôi còn nhớ, bà đã dạy tôi tắm gội cho búp bê và bảo rằng lúc nào tôi cũng phải sạch sẽ thơm tho hơn búp bê. Những lần cần khuyên tôi điều gì bà đều nhờ búp bê để nói đến tôi, chứ không bao giờ bà mắng tôi cả. Chính vì vậy tôi yêu bà lắm. Mỗi lần ôm búp bê trong tay, tôi lại nhớ bà da diết. Áo búp bê có mùi mồ hôi của bà nên tôi ôm búp bê suốt ngày. Chỉ mãi đến khi học cấp hai, tôi mới bỏ được thói quen ấy. Có búp bê ở bên, tôi thường cảm thấy được che chở dù cho búp bê chỉ bé bằng cái chân tôi. Có lẽ búp bê cũng giống bà, luôn che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi cần. Trong tim tôi, bà giống như một thiên sứ, mãi mãi đem đến cho tôi những nụ cười. Có những lần tôi đã định cất búp bê đi cho khỏi nhớ bà nhưng cất đi rồi tôi vẫn nhớ, có lúc còn nhớ hơn. Hơn thế nữa, tôi cũng nhớ búp bê lắm chứ. Nhưng lúc buồn, tôi chỉ muốn tâm sự với búp bê mà thôi. Đôi mắt to, tròn, xanh của búp bê khiến tôi trở nên tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Búp bê giống như một người bạn, biết xuất hiện đúng lúc tôi cần. Búp bê hình như cũng có một tâm hồn riêng, một trái tim riêng. Nếu sau này, thế giới tổ chức một cuộc thi cho những đồ chơi có khả năng kì diệu, tôi sẽ cho búp bê tham dự. Búp bê này không thể khóc, không thể cười nhưng búp bê có cảm xúc. Chẳng hiểu có phải vì tôi yêu búp bê quá mà lú lẫn không nhưng tôi tin vào điều đó lắm. Tôi nói: búp bê của tôi có cảm xúc là để mọi người có thêm nhiều hi vọng vào cuộc sống và để họ luôn nghĩ rằng: trên đời này không có gì là không thể làm được nếu chúng ta biết hi vọng vào tương lai. Cũng chính vì lí do đó, tôi đặt tên búp bê là: ngôi sao xanh – ngôi sao mang đến niềm hi vọng. Thời gian giúp con người thêm trưởng thành, giúp cho những kỉ niệm, kỉ vật trở nên quý giá. Nhờ đó, mỗi con người cũng biết trân trọng quá khứ và biết hướng tới tương lai nhiều hơn. Những kỉ vật như những chiếc cầu thần diệu, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với tôi, con búp bê ngôi sao xanh là tất cả. Tôi vẫn luôn giữ cẩn thận con búp bê thay cho lời nói với bà: Cháu nhớ bà lắm. Tòi không dám chắc bà sẽ nghe được lời nói ấy nhưng tôi biết chắc rằng tại một nơi nào đố, bà cũng đang rất nhớ tôi và nhớ cả “ngôi sao xanh”.

 

Bình luận (0)
Đỗ linh đan
31 tháng 12 2016 lúc 19:29

Tuổi thơ tôi gắn liền với sách vở, quà bánh nhưng tôi thích nhất là món quà mẹ tặng cho tôi hồi lớp 4. Đó chính là một quyển sách toán.

Bài văn cảm nghĩ về 1 món quà tuổi thơ

Có lẽ tôi không thể nào quên được cái ngày mà tôi nhận được quyển sách đó. Hôm ấy, mẹ đi làm về và đưa cho tôi một quyển sách. Tôi rất thích thú với món quà của mẹ cho. Ôi! quyển sách mới hay làm sao! Tôi đã có rất nhiều món quà của mẹ tặng cho nhưng đây là một món quà quý giá nhất mà tôi đã nhận được. Nó quý giá không phải vì giá trị vật chất mà ở chỗ nó đã đưa tôi đến một chân trời kiến thức. Nó đã giúp tôi biết thêm nhiều kiến thức về toán học và cả về cuộc đời của các nhà Toán học có tên tuổi.

Hàng ngày mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại đọc quyển sách đó. Tôi coi sách như là người bạn thân của mình. Tôi yêu quyển sách không chỉ vì nó là món quà của mẹ tôi tặng cho mà còn vì nó là một trong những phương tiện đưa tôi đến với những kiến thức mới mẻ và hấp dẫn. Quyển sách như là con đò và tôi chính là người ngồi trên con đò đó. Cho đến giờ, tôi đã được mẹ mua cho nhiều cuốn sách khác, nhưng cuốn sách ban đầu ấy tôi vẫn nâng niu giữ gìn như một kỉ vật đặc biệt.

Tôi rất thích món quà của mẹ, món quà quý giá và thật đáng yêu.

Bình luận (0)
trần tuấn anh
Xem chi tiết
Thu Thủy
20 tháng 10 2018 lúc 21:37

Nguồn :<

https://news.zing.vn/bai-van-cu-cua-co-be-xu-nghe-lay-nuoc-mat-nguoi-doc-post315279.html

Bài văn cũ của cô bé xứ Nghệ lấy nước mắt người đọc - Sống trẻ - Zing.vn

Bình luận (1)
Trinh Dang Khoa
Xem chi tiết
Tâm Trà
18 tháng 11 2018 lúc 9:29

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đòi này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, tôi mới biết trong cuộc này, những người đồng hành cùng tôi trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.

Phải, thầy cô đã dìu dắt tôi từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho tôi những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao - uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.

Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuât phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.

Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua tôi được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng tôi lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng tôi lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng tôi bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.

Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai tôi không còn là một đứa trẻ, nếu một mai tôi rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình- những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.

Bình luận (0)
Tâm Shapper
Xem chi tiết
Alex
11 tháng 9 2018 lúc 19:36

Vào kì nghỉ hè năm nay, em được đi rất nhiều nơi, mỗi nơi để lại cho em nhiều kỉ niệm đẹp. Nhưng nơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó là Qui Nhơn.

Đúng 5 giờ 45 phút sáng, chiếc máy bay của hãng hàng không Vietnam Airline cất cánh chở gia đình em đến Quy Nhơn. Sau hơn 1 tiếng ngồi trên máy bay, cuối cùng cũng đến Quy Nhơn. Quy Nhơn đây rồi! Không khí mới trong lành và mát mẻ làm sao!Bầu trời trong xanh,quang đãng. Những đám mây trắng trôi bồng bềnh như những chú cừu non. Vài anh gió đang vui đùa với những chiếc lá cây làm chúng kêu xào xạc.Những chú chim trên cành cây đang hót lên bản nhạc đón chào ngày mới. Cả nhà em thuê khách sạn rồi đi tham quan.

Điểm đến đầu tiên của gia đình em là hu mộ của Hàn Mạc Tử. Tại đây, mọi người thắp hương để tưởng nhớ ông. Tiếp theo, cả nhà em đi chơi ở khu đi lịch Ghềnh Giáng. Ở đây có một địa điểm rất đẹp, đó chính là bãi Trứng. Có rất nhiều những hòn đá to và tròn nằm rãi rác khắp nơi. Tuong truyền công chúa đã tắm ở đó nên được gọi là bãi Trứng. Sau đó, cả nhà em đi ăn trưa. Đồ ăn ở đây rất ngon, có nhiều món như : ghẹ luộc, cá biển kho, mực. Đặc biệt, em thích nhất là món càng cua ranh me và hàu nướng phô mai. Ăn trưa xong, gia đình em về khách sạn nghỉ ngơi. Khoảng 4 giờ chiều, cả nhà em đi ra bãi biển tắm. biểm ở đây rất đẹp. Bãi biển có bờ cát trắng phau phau. Xa xa là những đoàn thuyền đang ra khơi đánh cá. Nước biểm trong xanh, có thể nhìn thấy rõ cát phía dưới. Những con sóng mấp mô thi nhau xô vào bờ. Em và Bon còn xây rất nhiều lâu đài cát. Về đến khách sạn ai cũng mệt lả.

Sáng sớm hôm sau cả nhà em dậy rất sớm để ra biển ngắm bình minh. Lúc đó trời mới hơi hơi sáng. Không gian yên tĩnh, Không khí mát mẻ và mùi nước biển. Một lúc sau Mặt Trời mới ló ra đằng Đông. Trời đằng Đông hửng sáng. Mặt Trời nhô lên dần, lúc đầu chỉ nhỏ bằng quá trứng sau đó to dần. Cuối cùng Mặt Trời như một chiếc mâm đồng treo giữa trời. Buổi sáng cả nhà em đi ăn món ăn đặc sản ở đây, đó là bánh tráng trộn. Cả nhà ăn rất ngon miêng. Hôm nay, gia đình em sẽ đi đến một địa điểm rất đẹp, đó chính là Kỳ Co.Tại đây gia đình em đi bằng ca nô lên đấy. Chiếc ca nô chỏ gia đình em lướt nhanh vụt trên những con sóng nhấp nhô.Bãi biển ở Kỳ Co cũng rất đẹp. Sau đó, gia đình em đi ngắm san hô.Từ trên nhìn xuống, nhứng bãi san hô đủ màu sắc hiện lên như một bức tranh mà không họa sĩ nào vẽ nổi. Những đàn cá nhiều màu sắc bơi xung quanh san hô. Buổi chiều gia đình em đi tham quan FLC Zoo hay còn gọi là sở thú. Gia đình em ngồi trên chiếc xe ngựa đi lòng vòng thăm các con vật. Có rất nhiều nhứng con vật quý hiếm được thả vào đây để bảo vệ.Ví dụ như voi châu Á chỉ còn khoảng 110 con hiện nay đã được đưa vào Sách Đỏ.

Còn nhiều con vật khác như dê, đà điểu, cá sấu, hổ, sư tử trắng.

Hôm sau, cả nhà em đi Cửa Biển chơi.Ở cửa biển có nhiều trò chơi thú vị như nhà phao trên biển.Nhứng chiếc phao được bơm căng lên để chung ta có thể chơi ở trên đó. Nếu đi không cẩn thận thì sẽ bị trượt chân và ngã xuống nước. Em rất thích chơi ở đây dù bị ngã rất nhiều lần xuống nước.

Đã đến lúc phải nói lời chia tay với Quy Nhơn nhưng những kỷ niệm đẹp của em về Quy Nhơn sẽ không bao giờ quên.

Cái này là mk làm từ 1 tháng trc lúc mẹ bắt làm khi đi chơi về (bạn tham khảo nha ).

Bình luận (0)
lê thị minh hồng
Xem chi tiết
Thời Sênh
21 tháng 7 2018 lúc 20:17

Mở bài : Giới thiệu về người bạn thân của bạn

Thân bài :

- Mô tả ngoài hình (tóc, khuôn mặt, mắt, mũi,...)

- Miêu tả về tính nết, cử chỉ, điệu bộ, tài năng, sở thích,...

- Kỉ niệm của em về bạn ấy

Kết bài :

Cảm nghĩ của em về bạn ấy và tình bạn của chúng em

Bình luận (1)
Thảo Phương
22 tháng 7 2018 lúc 8:08

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…

- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

+ Đôi mắt bà còn rất sáng.

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b) Tả tính tình:

- Những thói quen và sở thích của bà: Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

Bình luận (0)
Trinh LeAnh
24 tháng 7 2018 lúc 17:54
Với tôi, mẹ là một điều gì đó rất thiêng liêng cao cả mà tôi không thể nói ra được. Trong nhà, ai cũng quý mẹ. Mẹ là người rất tốt bụng và cũng rất biết ăn nói. Mẹ tôi có làn da hơi sạm nắng và khuôn mặt có nhiều nét khắc khổ. Nhưng mẹ tôi luôn làm điều tốt và dành hết tinh cảm cho con cái. Điều đó thì tôi biết rất rõ. Mặc dù tôi có làm điều sai trái không nghe lời mẹ nhưng mẹ chưa bao giờ phải dùng đến roi để dạy chúng tôi. Lời nói của mẹ tuy nhẹ nhàng nhưng lại có sức tác động rất lớn đến tôi. Nhiều lúc tôi lại tự hỏi "Mẹ là gì? Tạo sao lại có mẹ ở trên đời". Câu hỏi vu vơ ấy giờ thì đã có câu hỏi. Mẹ chính là người đã sinh ra chúng tôi. Mẹ có ở trên đời là để có thể dành hết tình cảm cho chúng tôi, để nuôi dạy chúng tôi, đổ làm cho chúng tôi có thể vui vẻ và để an ủi chúng tôi mỗi khi buồn. Hiểu như vậy cũng chưa hoàn toàn đầy đủ về khái niệm "mẹ". Với tôi, mẹ rất thiêng liêng, cao cả mà không ai có thể so sánh được. Tỏi vốn là một đứa trẻ nghịch ngợm, thường làm mẹ phải buồn lòng vì những trò nghịch ngợm "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Dần dần, tôi cũng thấm thìa những lời mẹ dạy bảo và trơ thành một học sinh ngoan.

Mẹ là một người phụ nữ tuyệt vời mà tôi đã từng biết.

Bình luận (2)
le duc minh vuong
Xem chi tiết
Lý Thái Hoa
29 tháng 6 2017 lúc 21:02

Câu nói của Nguyễn Bá Học cho ta thấy rõ hai vấn đề. Trước hết cái " khó vì ngăn sông cách núi" : Sông rộng, núi cao là những chướng ngại vật của thiên nhiên gây ra nhằm cản chở bước tiến của con người. Kế đó là cái " khó vì lòng người" : Lòng người hay nản chí thiếu tự tin thì sẽ sợ núi cao sông sâu, chưa đi mà đã vội thối lui, chùn bước. Trước hai cái khó ấy thì cái khó ở lòng người mới đáng ngại. Con người thiếu quyết tâm, không có tinh thần vượt khó thì không thể nào có thể vượt núi, qua sông được.

Ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khó đúng là một bí quyết giup ta thành công trong cuộc đời. Bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ đường đời lại nhiều ngả rẽ quanh co. Trên đường ta đi đâu phải chỉ có hoa thơm cỏ lạ mà bao nguy hiểm, khó khăn luôn chờ ta phía trước. Nếu muốn đạt được mục đích của cuộc đời thì chúng ta không thể lùi bước mà phải đương đầu với những việc khó khăn mà sức người tưởng chừng như không thể nào làm được. Đứng trước những tình huống khó khăn, phức tạp âý, chúng ta cần phải có lòng tự tin, có ý chí quyết tâm thì mới có thể thành đạt. Và để vượt được lên trên mọi chướng ngại, điều trước tiên là ta phải chiến thắng bản thân mình. Ta phải tự rèn luyện cho mình ý chí kiên nhẫn, lòng quyết tâm, tinh thần gan thép để có đủ sức mạnh vượt qua sông sâu, núi cao. Chính có ý chí, có lòng quyết tâm cao nên những đòn thám hiểm mới dám vượt đại dương, leo tận đỉnh núi Hi Mã Lạp Sơn trong những điều kiện khó khăn để chinh phục thiên nhiên...

Thế nhưng trong thực tế, có không ít những người không tự rèn luyện mình để có dược ý chí bền vững như vậy. Họ dể nản chí, ngã lòng trước phong ba bão táp. Đó là những kẻ thiếu nghị lực, gặp khó là chùn bước, là thối lui. Những hạng người này luôn gặp thất bại trong cuộc đời. Ta phải nên hiểu rằng không khó khăn nào mà con người không vượt qua được cả. Sống trong đất nước bị nô lệ, dân tình khốn khó lầm than, Bác Hồ với tấm lòng yêu nước, thương dân, chỉ bằng đôi tay trắng cùng với lòng quyết tâm, ý chí kiên cường, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước vượt qua mọi gian khổ hiểm nguy trước mặt để cho ta có được ngày hôm nay. Đây là một tấm gương đáng để cho chúng ta cần học tập mà Bác đã từng dạy :

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Đúng là " quyết chí" thì ta sẽ làm nên". Nếu tất cả mọi chúng ta ai cũng hiểu được chân lí ấy, thông minh sáng suốt nhận định mọi sự vào quyết tâm hành động thì chúng ta sẽ biến được ước mơ thành hiện thực.

Bài học:​ Lời răn dạy học trò của Nguyễn Bác Học là một phương châm sống đúng đắn. Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình huống nào, chúng ta vẫn có thể chiến thắng nếu có ý chí và lòng quyết tâm cao. Đây là một bài học sâu sắc mà chúng ta cần ghi nhớ trong việc rèn luyện bản thân. Ngay từ trong học tập, nếu ta thực hiện tốt lời khuyên trên thì ta sẽ đạt được kết quả mong muốn. Và đừng bao giờ quên " Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".

Bình luận (0)
Thảo Phương
17 tháng 7 2018 lúc 20:24

1. Mở bài:
- Nguyễn Bá Học là nhà giáo, nhà văn rất quan tâm đến thế hệ trẻ. Ông đã có một câu nói đầy ý nghĩa để giáo dục ý chí quyết tâm cho thanh niên: đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông
2. Thân bài:
a/ Giải thích:
- Nghĩa tường minh: Con đường đi tới đích nhiều khi phải vượt qua núi cao, sống sâu, nhưng nếu quyết tâm, ta vẫn đến nơi.
* Nghĩa hàm ẩn: Con người cẩn phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực để vượt qua những thử thách trên đường đời.
- Nếu không có ý chí, chúng ta không thể làm được việc gì đến nơi đến chốn, không thể đạt được thành công.
b/ Minh hoạ bằng các dẫn chứng trong văn học và thực tế đời sống xã hội.
(Lấy một số dẫn chứng tiêu biểu mà bản thân được biết
3. Kết bài:
- Ý kiến trên của Nguyễn Bá Học là bài học quý giá trong việc tu dưỡng và phấn đấu của mỗi người.
- Hồ Chủ tịch cũng đã từng khuyên thanh niên: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền.

Bình luận (0)
Đạt Trần
17 tháng 7 2018 lúc 21:44

Ông Nguyền Bá Học (1857 – 1921), người làng Nhân Mục, tỉnh Hà Đông là một nhà giáo mà cũng là một nhà văn, tác giả của tập “Lời khuyên học trò” nhằm dẫn dắt học sinh trên con đường tu dưỡng và rèn luyện bản thân. Để khuyên lớp tuổi trẻ này khi làm bất cứ công việc gì cũng phải có ý chí, vượt qua mọi khó khăn trở ngại nhằm đi đến chỗ thành đạt, ông viết: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”

Chúng ta cần hiểu câu nói của Nguyền Bá Học như thế nào?

Băng cách nói bóng bẩy đầy hình ảnh, nhà văn cho rằng con đường ta đi, muốn tới được đích nhiều khi phải vượt qua núi cao, sông sâu, hiểm trở, gian lao nhưng nếu quyết tâm thì vẫn tới đích được.

Nghĩa chủ yếu của câu nói trên vần là nghĩa bóng: “đường” ở đây là đường đi tới đích, nói cách khác “đường” chỉ đích mà con người muốn đi, muốn đạt được. “Sông”, “núi” là hình ảnh tượng trưng chỉ sự trở ngại to lớn của hoàn cảnh khách quan, còn “lòng người” ở đây chính là ý chí của con người.

Hiểu như vậy ta mới thấy qua câu nói ấy, nhà văn đã khẳng định sức mạnh ý chí của con người có thể vượt qua mọi trở ngại, khó khân, thử thách cho dù chúng to lớn đến dường nào đi nữa để đạt đến thành công.

Có điều là vì sao mà “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”? Tại sao mà đường đi tới đích lại không khó vì những trở ngại khách quan bên ngoài? Ai chẳng biết là trong cuộc đời của bất cứ một người nào cũng có nhiều trở ngại, chông gai nhưng không phải là không thể vượt qua được. Núi dù sừng sững cao đến bao nhiêu, đưởng đi cho dù: “Núi cao rồi lại núi cao chập chùng” nhưng nếu người đi với quyết tâm cao hơn thì nhất định sẽ có lúc: “Núi cao lên đến tận cùng, thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường – Hồ Chí Minh). Cũng vậy, sông dù rộng, dù sâu đến thế mấy, nếu ta quyết tâm qua thì dù với ghe máy hay thuyền chèo kiên nhẫn mãi thì ta cùng vượt qua; “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả. Anh hùng hào kiệt có hơn ai”, mọi khó khăn gian khổ, trở ngại trên đường đời chỉ là những thử thách ý chí và nghị lực, để phân biệt kẻ anh hùng hào kiệt với phàm nhân chứ không thể nào chặn đứng dược quyết tâm của ta, buộc ta lùi bước. “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi” chính là như vậy. Thế thì đường đi khó là do đâu?



Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

Nhà văn đã trả lời: Đường đi khó “vì lòng người ngại núi e sông". Nói như thế có nghĩa là muốn làm được bất cứ việc gì thì điều có ý nghĩa quyết định là ý chí, là nghị lực để thực hiện ý muốn của mình. Có ý chí vững chắc, có quyết tâm cao, con người có thể vượt qua được mọi khó khăn trở ngại để đi đến đích. Thiếu ý chí, thiếu quyết tâm thì cho dù đường đi thuận lợi cũng chẳng vượt qua được. Bác Hồ đã từng nói: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên” đó sao?

Hẳn chúng ta đã thấy có biết bao tấm gương trong lịch sử loài người, nhờ nghị lực phi thường, quyết tâm sắt đá bền vững mà đã vượt qua được vô vàn gian khổ khó khăn, tạo nên được bao chiến công hiển hách, bao thành tựu tuyệt vời. Crít-tốp Cô-lông và các đồng đội của ông chẳng hạn, nếu không bền lòng, quyết chí, dùng cảm vượt qua hàng vạn dặm biển với bao thử thách gay go thì làm sao tìm ra được Châu Mỹ?

Cả những việc khó khăn hơn “đào núi và lấp biển” như bay vào vữ trụ, đổ bộ lên mặt trăng, khai thác tài nguyên trong lòng đất thẳm, dưới đáy biển sâu, con người đã làm được cũng nhờ vào sự bền lòng, quyết chí của mình.

Ngay thực tế lịch sử của dân tộc ta, một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, chống quân xâm lược đều là sự thử thách ý chí sát đá của dân tộc. Nếu “ngại núi e sông” thì dễ chi dân tộc ta được tự do, độc lập xây dựng chủ nghĩa xã hội để tiến lên dân giàu nước mạnh như hôm nay. Ý chí mạnh mẽ, quyết tâm sắt đá đó phải chăng là chất vàng ròng, là hương sen mà nhà thơ Tố Hữu đã ngợi ca:

Chúng muốn đốt ta thành tro bụi

Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm

Chúng muốn ta bán mình ô nhục

Ta làm sen thơm ngát trong đầm.

(Việt Nam máu và hoa — Tố Hữu)

Gần gũi hơn, quanh ta, thiếu chi những bạn nhỏ giàu quyết tâm và nghị lực. Trong hoàn cảnh khó khăn, mồ côi thiếu đói, vẫn không nản lòng, vừa làm lụng giúp đỡ người thân còn lại, vừa lo kiếm sống, vừa học tập để vươn lên thành người hữu dụng trong xã hội.

Câu nói của nhà văn Nguyền Bá Học có kết cấu cân đối, nhịp nhàng với hình ảnh cụ thể đã nêu lên cho chúng ta một chân lí cuộc đời. Đó là một bài học, một lời nhắc nhở không nguôi với mọi người mọi thế hệ về sức mạnh và sự cần thiết của ý chí con người. Từ đó câu nói giúp chúng ta luôn luôn rèn nghị lực trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mà mình mong muốn chứ còn ngại núi e sông” thì đường đi khó mà tới đích.

Bình luận (0)
Rau
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
26 tháng 3 2017 lúc 21:25

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Bình luận (0)
Phương Thảo Nguyễn
26 tháng 3 2017 lúc 21:48

Con người ai cũng cần phải học .Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết , nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh , tiến bộ . Xã hội ngày một đi lên theo thời gian , đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao . hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển , sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy . Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già , học những cái mình chưa biết .Vị lãnh tụ vĩ đại Lê – nin đã từng khuyên con cháu rằng : “Học , học nữa , học mãi ”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông .

Học là gì ? Học là tìm hiểu , khám phá những điều mình chưa biết , tích lũy kiến thức , rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết , trình dộ về mọi mặt . Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời . Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người . Học rất đa dạng , học ở khắp mọi nơi , học bất kì lúc nào . Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa , học hết trình độ này đến trình độ khác , học từ thấp tới cao . Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học , tiến sĩ , …Thế nào là học mãi . Học mãi có nghĩa là học liên tục , học đến suốt đời , học cả khi về già . Câu : “Học , học nữa , học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Luôn luôn học hỏi những diều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công .

Tại sao phải học ? Trên dời , ai cũng phải học , ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ . Trường học nào cũng dạy học sinh : “Tiên học lễ ,hậu học văn”. Học lễ phép , cách cư xử với xã hội , đạo đức . Từ nhỏ , chúng ta đã học đi , học nói , học gói , học mở . Còn khi đã đến tuổi đi học , chúng ta học thêm văn hóa . Môn học nào cũng vậy , ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao . Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng :" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó"Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội . Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được . Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời . Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình , bất chấp lời chê trách , phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay , đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài , gương hiếu học đáng được khâm phục . Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới . Giờ đây, con nguời phát minh ra nhiều vật dụng , khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích . Vì thế , chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại , không lạc hậu để mọi người không xe thường mình . Việc học không tùy vào tuổi tác , công danh mà tùy vào sự cầu tiến , muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người . Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng : ‘ Bác học không có nghĩa là ngừng học ”.

Làm sao để luôn có ý chí trong học tập ? Chúng ta phải xác định mục đích học , ước mơ trong tương lai , ….để cố gắng đạt được ước mơ , nghề nghiệp mình yêu thích . Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta . Học để làm việc , kiếm sống cho bản thân mỗi người . Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa . Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình . Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê , lòng nghị lực , quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn . Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi gười noi theo . Anh vẫn tiếp tục đến trường , mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh . Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh . Thầy cô , bạn bè trong trường ai cũng yêu quý , nể phục anh . Học phải học từ từ không nên gấp vội . Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng , thực hành vào thực tế .Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt . Đọc phần nào thấu triệt phần ấy . Học cũng như ăn cơm , cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể . Học tập phải kết hợp với suy nghĩ . Học tập gồm hai phương diện : lí thuyết, thực hành . Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ . Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng . Trái lại , chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào . Ngoài ra , cần phải đọc thêm nhiều tài liệu , báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình .

Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê –nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời . Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng dất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển . Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. ”

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Gia Linh
9 tháng 4 2017 lúc 10:50

Tham khảo nha bạn!

Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việt miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay.
Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.
Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn
Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy se đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì. Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thôi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta không ít mất mát và thương tổn nhưng nó cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm.Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, buông xuôi tất cả. Bởi vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề. Ta cần phải tự tin, lạc quan, có nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn thử thách để đạt đến thành công. Một điều quan trọng nữa là ta phải dũng cảm, trung thực nhìn nhận ra thất bại và vượt qua nó, xem thất bại như một động lực lớn giúp ta thành công. Những người khôn ngoan sẽ là người biết rút ra được kinh nghiệm và biết tìm con đường để tiến lên. Cho nên, đừng bao giờ sợ thất bại. Điều đáng trách nhất là khi chúng ta bỏ lỡ những cơ hội quý giá chỉ vì một lý do hết sức đơn giản: Chúng ta chưa cố gắng hết mình.
Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bai: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ không bằng lòng,…Nhưng chúng ta vẫn không nản chí, không buông xuôi mà ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà còn trong gia đình, cuộc sống, với những người xung quang.
Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực vể những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống

Bình luận (0)
nguyễn hà hồng ngọc
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Thu
13 tháng 3 2017 lúc 21:03

Đây là một lời bàn của nhà phê bình Hoài Thanh ^^ " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài"
và:" Văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.."
Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Nghệ thuật.Để bình luận về văn chương, ông có viết: " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài" và: văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống..."
Văn chương ở đây là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, vẻ đẹp câu văn, lời nói. " Nguồn gốc cốt yếu"có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương.. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng "thương người" và" muôn vật muôn loài".Câu văn đã khẳng đinh răng: "Văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái
Tất cả mọi vật đều có nguyên nhân nguồn gốc của riêng nó. Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay.Từ lòng thương xot cho số phận của người phụ nữ "long đong, lận đận, sóng gió", nhà thơ bà chúa thơ Nôm hồ Xuân Hương mới có bài thơ :
Thân em vừ trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Hay những bài ca dao từ xa xưa của ông cha ta:
Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông mênh mông bát ngât
Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông bát ngât mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đong
Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai.
Từ tình yêu gia đình, ta mới có được những thơ đặc sắc như mẹ ốm của thi sĩ Trần Đăng Khoa, hay như tình bà cháu thật cảm động trong tác phẩm " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh,...kho tàng ca dao dân ca Việt nam rất phong phú, có biết bao câu ca dao cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
núi cao biể rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Hay như bài ca doa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Từ tình yêu quê hương đất nước, ta mới được thửng thức bao bài thơ tuyệt tác. Đó là hình ảnh của vị quan trên bước đường công danh mà tinh quê vẫn vơi đầy trong lòng người li khách trong tác phẩm "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương, Hình ảnh của Hồ Chủ Tịch giữa cảnh rừng Việt Bắc dưới ánh trăng thơ mộng trong "Cảnh khuya".Nỗi nhớ quê nhà gửi gắm qua ánh trăng của đại thi hào Lí Bạch trong" Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh".Ta còn có thể kẻ thêm 1 số tác phẩm khác như: "bên kia sông Đuống " của Hoàng Cầm, "Từ ấy " của Tố Hữu,"Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên với "tiếng hát con tàu'', "nhớ con sông quê hương " của Tế Hanh, "Lan" của Kim Lân,...
Từ tình yêu thiên nhiên, ta có được Những tác phẩm rất nổi tiếng:" Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi,"Nguyên tiêu " của Hồ Chí Minh
Từ sự đồng cảm xót xa cho những số phận của nông dân nước ta trong c\xã hội thực đân nửa phong kiến, đã bao tác phẩm ra đời: " Sống chết mạc bay" của Phạm Duy Tốn."đông hào có ma" của Nguyễn công hoan,...
Và cũng từ tình yêu trai gái, ta cũng được thưởng thức bao bài thơ lãng mạn như: "Sóng ", thuyền và biẻn" của Xuân Quỳnh, hay những câu ca dao mộc mạc chân tình nơi thôn quê ngõ xóm:
Cô kia đội nón mới mua
Cho anh mượn tạm 1 mùa chăn trâu
về nhà mẹ hỏi nón đâu
Thì em cứ bảo qua cầu gió bay.
Từ đây, ta thấy được lòng thương người là 1 phần to lớn trong các tác phẩm văn chương
Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có 1 cách nói riêng, chỉ ra 2 chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kỳ diệu cảu thơ văn. Ví dụ ta đọc những bài thơ như “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, hay “Bài thơ về tiểu đội xe ko kính” của Phạm Tiến Duật........ Ta hình dung được, tái hiện được Ccuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trả qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng:
“Ko có kính, ko phải vì xe ko có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng....”
(Phạm Tiến Duật)Nguồn gốc của văn chương là “tình cảm, là lòng vị tha” ; thơ văn đích thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho đọc giả vui, buồn, mừng, giận...... Đó chính là tính giáo dục của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hoá con người. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồ gôc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, rất đúng đắn. Ta yêu kính mẹ cha hơn, hiếu thảo hơpn khi đọc bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Ta thầm nhớ công ơn người trồng cây, gieo hạt, nhờ họ, ta được nếm hương đời, vị đời:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần

chuc p hk tot

Bình luận (0)
nguyễn hà hồng ngọc
13 tháng 3 2017 lúc 21:08
Bác Hồ vị cha già của dân tộc, dù bận trăm công nghìn việc nhưng bác luôn quan tâm đến thế hệ trẻ ngày nay. Nhân dịp khai giảng năm học đầu tiên khi nước ta hoàn toàn độc lập, bác đã gửi thư cho hs cả nước. Trong thư có đoạn: “non sông VN có trở nên tươi đẹp hay k… là nhờ 1 phần ở công học tập của các em”. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, đất ước có nhiều đổi thay nhưng câu nói thiêng liêng của Bác vẫn có giá trị về giáo dục, khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền đất nước chăm chỉ học tập.
TK 21, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thế bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ Quốc Việt Nam. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là một lý tưởng sống. Và nhất là tuổi trẻ hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lý tưởng sống đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta được đặt ra câu hỏi: sống như thế nào để có ích cho XH? Tuổi trẻ là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế lý tưởng sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa XH, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ Quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại.
Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ XH tương lai
Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lý tưởng cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Các bạn hãy cố lên!
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)
Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời chiến. Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình - cái tuổi 20 đầy ước mơ ấy - cho Tổ quốc với lý tưởng sống thật cao đẹp và thánh thiện. Đấy là những thanh niên của gần 40 năm trước, còn lớp thanh niên ngày nay thì sao? Đấy chính là chúng ta. Chúng ta nên biết một điều: nếu như lớp người đi trước đã quên mình cho thế hệ sau được độc lập, no ấm thì ngày nay, tuổi trẻ chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống đó. Và một điều quan trọng là bạn đừng xem đấy là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người yêu quý quê hưong đất nước. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu.
Thế thì sao chúng ta không học theo họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn việc làm, lối sống của thế hệ trẻ. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ trẻ ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đâu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay, cũng không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận thức, một hoàn cảnh và một sứ mệnh riêng. Vì vậy “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ!” (Tổng bí thư Đỗ Mười nói ).
Tuổi trẻ hiện nay đã khẳng định tiếng nói và lý tưởng sống của mình chính là phấn đấu tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Với riêng mỗi cá nhân, đã sinh ra trong đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc. Hơn thế nữa, từ đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn.
Còn nhớ năm 2005, trên báo chí luôn nhắc đến gương người Việt trẻ Nguyễn Phương Ngọc - người dám ước mơ đứng trên bục cao nhất của “Trí Tuệ VN”. Phương Ngọc sinh năm 1983 tại Hải Phòng cuối cùng đã đoạt Giải công nghệ cuộc thi “Trí Tuệ Việt Nam 2004”. Đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005 (cuộc thi quy tụ 17 nghìn sinh viên từ 90 quốc gia trên thế giới) do Tập đoàn Microsoft tổ chức tại Yokohama (Nhật Bản).
Phải nói rằng Việt Nam chúng ta có khá nhiều thuận lợi, vừa được thiên nhiên ưu đãi, vừa có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú.
Hơn nữa, tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào dân tộc vì mỗi khi đất nước lâm nguy thì Việt Nam lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuối dũng cảm, tài trí. Điều đó cho thấy rằng tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống anh hùng.
Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đất nước. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... Họ có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng nội lực của chính mình, họ có tự do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lý tưởng, họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai phát triển của mỗi quốc gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ.
Tuổi trẻ Việt Nam những năm gần đây đã khẳng định được sức mạnh của chính mình trong mọi lĩnh vực như : kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục,... Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kì thi Olympic khu vực và quốc tế như Nguyễn Phương Ngọc - đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005. Do đó khi còn ngồi trên ghế học trường các bạn hãy chăm chỉ học hành
Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
13 tháng 3 2017 lúc 21:25

Có người cho rằng, văn chương bắt nguồn từ lao động, có người lại cho văn chương xuất phát từ nhu cầu tự biểu hiện của con người; ý kiến khác lại cho rằng văn chương xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của con người với người khác và xã hội... Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là từ lòng thương người, rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nói nguồn gốc cốt yếu tức là nguồn gốc chính, quan trọng nhất, nhưng không phải là tất cả. Hầu hết các ý kiến xưa nay đều cho rằng văn chương bắt nguồn từ lòng người, từ những rung động trong tâm hồn con người trước ngoại giới và về chính mình.

+ Thơ khởi phát từ trong lòng người (Lê Quý Đôn).
+ Đầu mối của thơ có lẽ phải đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng? (Nguyễn Đình Thi).
- Lòng thương người rộng ra là thương muôn vật, muôn loài. Trong đó bao hàm cả lòng thương mình chính là cội nguồn của những rung động trong tâm hồn con người, từ đó mà có văn chương.

- Có thể dẫn chứng những bài ca dao than thân, ca dao về tình nghĩa, truyện cổ tích về người mồ côi (truyện Tấm Cám), nhân vật xấu xí (truyện Sọ Dừa) để minh chứng cho ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc văn chương là lòng thương người. Một mặt khác của lòng thương người chính là sự căm ghét những thế lực tàn bạo, áp bức con người, chà đạp lên quyền sống con người. Biểu hiện trong văn học là sự phê phán, lên án những thế lực tàn bạo ấy. Qua các nhân vật đại diện cho cái ác cho thế lực phi nghĩa (mẹ con Cám, trong truyện Tấm Cám; Lý Thông, chằn tinh, đại bàng trong truyện Thạch Sanh)

++++Gợi ý++++

Bình luận (0)
Thuy Tran
Xem chi tiết
Lê Gia Bảo
14 tháng 11 2017 lúc 20:24

Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngượng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác. Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thúc với cảnh, vừa kính phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?

Bình luận (0)
Hải Đăng
14 tháng 11 2017 lúc 20:40

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
29 tháng 11 2018 lúc 17:14

*Mở bài:
- Giới thiệu chung về bài thơ.
*Thân bài:
-Cảm xúc chung về hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
+Bài thơ được viết ở thể tứ tuyệt.
+Được sáng tác vào năm 1947, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp.
-Cảm nghĩ về tâm trạng của tác giả:
+Tác giả thể hiện tâm trạng lo lắng bâng khuâng, không ngủ được.
+Nhấn mạnh sự lo lắng cho nước nhà của Bác.
- Cảm nghĩ về hình ảnh trong bài:
+ Bài thơ viết về cảnh trăng ở chiến khu việt bắc
-Cảm xúc về nhịp điệu và biện pháp tu từ:
+ sử dụng điệp từ "lồng" nhằm gợi lên sự gắn bó giữa co người và thiên nhiên.
+ sử dụng điệp từ chưa ngủ để làm nhấn mạnh sự lo lắng cho đất nước của Bác.
*Kết bài:
Cảm nghĩ của em về bài thơ

Bình luận (0)