Bài viết số 2 - Văn lớp 7

trà my
Xem chi tiết
Phạm Hải Đăng
4 tháng 10 2019 lúc 20:01

Dàn ý

Mở bài:

- Giới thiệu về nụ cười của mẹ

- Lí do em yêu thích nụ cười của mẹ

Thân bài:

- Tả sơ qua về mẹ:

+ Tuổi tác, nghề nghiệp

+ Ngoại hình: mắt, mũi, khuôn mặt, mái tóc, nước da...

+ Đẹp nhất vẫn là nụ cười của mẹ

- Đối với mọi người mẹ luôn có nụ cười thân thiện

- Đối với em:

+ Khi được điểm cao là nụ cười tự hào

+ Khi em làm việc tốt là nụ cười hãnh diện

+ Nụ cười luôn động viên, khích lệ em trong học tập, cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là khi em bị mắc lỗi, nụ cười ấy không còn tươi như mọi ngày

- Tầm quan trọng của nụ cười: nếu không còn thấy nụ cười của mẹ mỗi ngày thì em thấy cuộc sống thật là buồn tẻ...

- Kể một kỉ niệm của mình: lần em bị ốm nặng đến một tuần

- Trách nhiệm của bản thân: phải luôn học giỏi, nghe lời mẹ để hàng ngày được nhìn thấy nụ cười ấy

Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của nụ cười

- Mong muốn của bản thân

Bình luận (0)
Phạm Ngân
8 tháng 10 2018 lúc 20:16

… Mùa đông…gió thổi từng hồi lạnh buốt…Ai cũng mặc áo bông mà vẫn cứ xuýt xoa. Mình mới có một “trải nghiệm” hết sức thú vị. Mình nhận thấy mùa đông không khó gần như mọi người vẫn tưởng mà ngược lại…mùa đông mang đến tình yêu thương giữa con người với… con người. Sáng nay, dậy muộn, mùa đông mà, mình toàn “ngủ nướng” thôi ! Mình bước vội khỏi nhà, mẹ chạy theo đưa mình chiếc áo khoác cùng một nụ cười thật tươi. Và khi ấy, bầu trời vẫn xám xịt, cơn gió lạnh lẽo cứ thế mà thổi giống như chúng ko cóa điểm dừng vậy cộng với việc dậy mụôn nữa nên khiến mình vừa bùn ngủ mà còn lạnh nữa kìa. Nhưng nụ cười ấm áp của mẹ đã xua tan đi tất cả, tuy còn hơi "ngáp ngủ" nhưng mình đã đỡ thấy lạnh rồi.

Mẹ ơi ! Mẹ có biết nụ cười của mẹ có ý nghĩa với con biết nhường nào không ? Trong bài văn tả mẹ, con đã viết : nụ cười của mẹ tựa như bông hoa mùa xuân đang chúm chím hé nở, nhưng ngay lúc này đây con lại cảm thấy nụ cười ấy không chỉ là bông hoa mà nó còn như ánh mặt trời sưởi ấm tâm hồn con. Hồi nhỏ, con nghe bố kể rằng : lúc con chào đời, mẹ đã nở một nụ cười thật mãn nguyện và khi ấy mẹ đã khóc. Lúc đó, con còn quá ngây thơ và hỏi bố : “Tại sao mẹ vui mà lại khóc hả bố ?” Bố đã trả lời con rằng : Mẹ khóc vì mẹ tự hào vì đã đem đến “một đoá hồng” rực rỡ cho cuộc đời, còn mẹ cười vì mẹ tin “thiên thần vừa chào đời” sẽ không làm bố thất vọng. Nghe bố nói con chỉ hiểu đơn giản : Nụ cười của mẹ đã đánh dấu một kỷ niệm quan trọng của đời con và sẽ mãi dõi theo con trên bước đường đời. Khi con chập chững những bước đi đầu tiên, một nụ cười đầy hy vọng đã nở trên đôi môi của mẹ, giúp con tự tin hơn trên con đường cuộc sống. Hồi ấy, nếu có người hỏi còn rằng : “Người mà con yêu nhất là ai ?” thì con chỉ biết nói : “Con yêu mẹ nhất trên đời”, bố đã chẳng ghen tị khi nghe con nói đó sao ?

Lớn hơn một chút, con đã ngắm nhìn mẹ và nhận thấy : … Khi mẹ cười, đôi mắt mẹ lonh lanh, dường như ánh sáng hào quang đang rọi vào trong con, khiến con cứ muốm ngắm mãi thôi. Con đã hỏi mẹ : “Mẹ có yêu con không ?” . Mẹ trả lời : “Yêu nhiều lắm, vì con là “nàng công chúa nhỏ” của mẹ mà ! Ngốc ạ !”

Con đến trường, cô giáo dạy con những nét chữ đầu tiên và con đã ngồi suốt cả buổi tối chỉ để viết thật đẹp chữ “MẸ”, vì con biết khi nhìn thấy nó mẹ sẽ cười, điều đó khiến con cảm thấy hạnh phúc. Ở trường con bị ngã nhưng con không khóc vì sợ bị bạn bè gọi là “Mít ướt”. Về nhà, nhìn thấy mẹ, chẳng hiểu sao nước mắt con cứ thế tuôn trào, hình như con làm nũng mẹ vì ở bên mẹ con luôn tìm được sự chở che và thấy mình nhỏ bé làm sao.

Lúc con được điểm cao, thật lạ, mẹ chỉ cười chứ không khen con, trong lòng con luôn có câu hỏi “Vì sao ?” Giờ đây, con đã đủ lớn để hiểu : Mẹ cười để chia sẻ niềm vui cùng con và khích lệ con tiến bộ, mẹ không khen con vì mẹ sợ con gái của mẹ “kiêu”. Và có lẽ, đôi lúc con cũng có chút kiêu căng thật, mẹ vẫn bảo chẳng có ai hoàn hảo mà. Nhưng con biết, con có quyền ngẩng cao đầu và tự hào vì con có một người mẹ thật tuyệt vời.

Khi con lên lớp năm, đi thi, giải mà con đạt được không cao, điều đó khiến con cảm thấy buồn, buồn vì công sức mình bỏ ra không được đền bù xứng đáng. Lúc ấy mẹ vẫn cười với con nhưng con biết mẹ đang buồn khi thấy con khóc nức nở. Nụ cười của mẹ khi ấy như bàn tay diệu kì nâng đỡ tâm hồn con và giúp con vượt qua khó khăn. Rồi đến khi con đạt giải cao, con lại nhìn thấy nụ cười của mẹ - một nụ cười đầy mãn nguyện. Niềm vui của con được nhân lên nhiều lần. Bên mẹ, con luôn tìm được tình yêu thương, tìm được sự bình yên sâu thẳm trong tâm hồn. Con chẳng biết nói gì ngoài ba tiếng : CON – YÊU - MẸ . Nếu mẹ là cây lớn toả bóng mát thì con chỉ muốn là bông hoa nhỏ dưới gốc cây để mãi được mẹ yêu thương.

Nhiều khi con nghĩ : Con chẳng muốn lớn, bởi khi con lớn lên, mẹ đâu còn ôm con, mẹ đâu còn kể chuyện cổ tích cho con nghe nữa. Nhưng bây giờ, con có thể hiểu : con phải lớn, phải lớn thật nhanh để đền đáp công ơn của mẹ, để nụ cười của mẹ mãi tười tắn trên môi… Mẹ có biết, mỗi khi mẹ về quê, chỉ hai, ba ngày thôi nhưng con vẫn cảm thấy thật trống trải. Một điều thật giản dị mà con nhận thấy : Con không thể thiếu mẹ, không thể thiếu nụ cười của mẹ…

Mẹ ơi ! Con đã biết con cần phải làm gì để nụ cười luôn nở trên đôi môi của mẹ. Mẹ hãy tin con – tin vào “thiên thần” mà cách đây mười hai năm – sáu tháng mẹ đã nở một nụ cười mãn nguyện để chào đón. Mẹ ơi ! “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”…

CHÚC BẠN LÀM BÀI ZUI ZẺ ZÀ ĐƯỢC ĐIỂM CAO NHOAthanghoa

Bình luận (2)
Thảo Phương
8 tháng 10 2018 lúc 20:45

Khi tôi cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúc nụ cười của mẹ tôi rạng rỡ tên môi. Tôi yêu mẹ nhiều lắm, đặc biệt là nụ cười của mẹ ! Nụ cười ấy như một thứ sức mạnh vô giá, giúp tôi vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách, tiếp thêm sức mạnh cho tôi và khiến tôi thêm yêu cuộc đời này. Tôi tự hỏi mình sẽ ra sao nếu một ngày kia không được nhìn thấy nụ cười của mẹ nữa.
Mẹ cười trông thật đẹp, thật phúc hậu. Nụ cười của mẹ không giống với bất kỳ nụ cười nào cả. Bởi tôi chưa thấy nụ cười nào lại ấm áp đến thế, chưa thấy nụ cười nào lại thân thương trìu mến đến thế. Tôi có một thú vui là nhìn mẹ cười, vì những lúc như vậy tôi thấy trong lòng mình ấm áp hẳn lên, 1 cảm giác thật lạ, lạ đến nỗi không thể nói hết bằng lời.
Mẹ tôi cười nhiều nhưng không phải lúc nào cũng cùng nụ cười ấy. Mỗi khi tôi làm sai điều gì đó, mẹ không mắng tôi mà chỉ khẽ bảo ban ân cần. Khi tôi biết lỗi, mẹ cười nhẹ, nụ cười thoáng chút tâm tư. Rồi khi tôi được điểm cao hay làm được điều gì đó có ích, mẹ cười rạng rỡ đầy tự hào, tôi thấy được niềm tin của mẹ qua nụ cười ấy. Những lúc mẹ con âu yếm nhau, tôi không sao quên được cái nụ cười tươi tắn đến lạ thường đã ngất ngây hồn tôi.
Lúc mẹ cười tôi thấy thật hạnh phúc ! Tôi luôn tự nhủ với mình rằng phải học tập thật tốt và phải thật chăm ngoan để mẹ luôn cười vui vẻ. Mai này dù có đi đâu xa tôi cũng sẽ không bao giờ quên nụ cười của mẹ, thứ đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh và niềm tin vào cuộc sống. Và có lẽ trong từng giấc mơ của tôi, mẹ luôn hiện lên với nụ cười thật rạng rỡ.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Khánh Ly
Xem chi tiết
Alex
8 tháng 10 2018 lúc 19:45

Việt Nam là một đất nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu phong phú. Vì vậy, quanh năm luôn có những loài cây với vẻ đẹp riêng, một tâm hồn riêng và mang một sắc thái riêng. Và làng quê Việt Nam chắc hẳn sẽ không thể mmang dấu ấn đặc biệt nếu thiếu đi cây tre.

Tre là một loài cây mọc thẳng. Mỗi thân tre cao khoảng 10 mét, chia làm 30 đến 40 đốt. Thân tre gầy guộc, hình rỗng bên trong và có màu xanh mát. Trên thân có nhiều cành chĩa ra. Lá tre mỏng và xanh mơn mởn như mũi mác. Cả đời tre chỉ ra hoa duy nhất 1 lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre ra hoa. Tre ăn ở rất tốt, dùi sống ở những nơi đất cằn cỗi nhưng tre vẫn biết dùm bọc lẫn nhau, dựa vào nhau để sống.Khi tre già chết đi, sẽ có những cây mang non khác mọc lên, tiếp tục bồi đắp cho lũy tre ngày một dày lên.

Đã từ lâu tre luôn gắn bó với người dân Việt Nam như hình với bóng. Tre ăn đời ở kiếp với người, cùng con người lao động. Dưới bóng tre, con người gìn giữ một nền văn hóa lâu đời, làm ăn sinh cơ lập nghiệp. Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng làm những ngôi nhà tre vững trãi. Tre còn được dùng để làm cày -mmootj vật dụng không thể thiếu đối với nông dân Việt Nam. Từ thuở mới lọt lòng, ta đã nằm trên chiếc chõng làm từ tre. Tuổi già hút thuốc làm vui, cái điếu cày tre đã nghiễm nhiên trở thành bạn của tuổi già, làm cho người ta cảm nhận được chút khoan khoái. Tuổi thơ của tre con làng quê cũng gắn liền với tre.Những que chuyền, que chắt cho đến những ống thụt.Những cánh diều được làm từ tre bay cao vút trên bầu trời trong xanh cùng với tiếng sáo vi vu làm cho con người ta cảm thấy nhớ mãi.Bóng tre trùm lên , bao phủ 1 khoảng đất rộng .Người nông dân đi thăm đồng về ngồi dứng bóng tre và tiếng lá đung đưa kêu xào xac sẽ làm cho cái nóng như dịu dần. Những chú trâu lim dim mắt ngủ dưới bóng tre xanh. Tiếng võng tre kêu hẽo kẹt với tiếng hát ru của người mẹ sẽ đưa ta vào giấc ngủ ngon trong trưa hè oi ả.

Tre không chỉ đóng góp trong đời sống lao động mà còn đóng góp trong đời sống chiến đấu. Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, cây tre đã xuất hiện trong truyền thuyết "Thánh Gióng". Khi gậy sắt gãy, Gióng đã nhổ tre hi bêu vệ đường quật vào đám giặc. Nhờ đó mà Gióng đã đánh đuổi được quân xâm lược. Trải qua nhiều thời kì, các lủy tre đã trở thành những pháo đài kiên cố, vững chắc chống lại kẻ thù.Khi Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, tre đã trở thành những chiếc cọc ngầm dưới lòng sông Bạch Đằng chọc thủng chiến thuyền của địch. Tre đã góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi kể thù. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tre đã trở thành vũ khí cho nhân dân ta chiến đấu. Tre còn là thành lũy che chở cho bộ đội ta khỏi bom đạn của kẻ thù. Tre dũng cảm xung phong vào xe tăng đại bác của kẻ thù. Tre đã vì ta mà chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tre giữ làng giừ nước, giữ mái nhà tranh. Hình ảnh cây the Việt Nam là biểu tượng cho sự ngay thẳng và chính trực của con người Việt Nam. Lá tre mỏng mang nhưng có sức sống mãnh liệt. Tre thanh cao, giản dị, chí khí như người.

Cây tre còn xuất hiện rất nhiều trong thơ văn và là nguồn cảm hứng vô tận của các thi sĩ. Điển hình là bài'' Cây tre Việt Nam'' của Thép Mới và bài "Tre Việt Nam "của nguyễn Duy. tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, những điệu múa sạp hâu có mặt ở khắp cả nước.Và nó cũng là vật dụng cần thiết để làm ra các nhạc cụ dân tộc.Chắc hẳn, ai dù đi xa quê hương thế nào chăng nữa cũng không thẻ quen được lũy tre làng thân thuộc.

Thời nay, khoa học kĩ thuật phát triển, sắt thép đã thay thế cho tre. Tre chỉ còn được nhìn thấy ở các làng quê, tre vẫn cứ giản dị, thanh tao và nép mình canh ao bùn. Thế nhưng hình ảnh cây he Việt Nam sẽ vẫn còn mãi trong tâm hồn người Việt.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!banhqua

Bình luận (6)
Thúy Trần
Xem chi tiết
luong nguyen
8 tháng 10 2018 lúc 13:07

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.

Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”

Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.

Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

Bình luận (1)
kiki
Xem chi tiết
kiki
7 tháng 10 2018 lúc 21:50

VÀ LẬP DÀN Ý NỮA NHÉ

Bình luận (0)
Huệ Phạm
7 tháng 10 2018 lúc 21:51

Thuở nhỏ khi nghe câu chuyện Sự tích cây vú sữa ai đã từng khóc sướt mướt cho tình mẫu tử thiêng liêng. Ai đã từng nếm thử vị ngọt mát như dòng sữa mẹ của trái vú sữa sẽ cảm nhận được hương vị quen thuộc của quê hương dành tặng những đứa con của mình. Từ ngày biết khóc cười khi xa nhà, tôi đã yêu loài cây vú sữa bằng tình cảm thơ ngây và niềm tin mãnh liệt của đứa trẻ dành cho mẹ của mình.

Ba tôi kể, mẹ đã trồng cây vú sữa trước sân khi tôi còn trong bụng. Mẹ bảo để sau này khi tôi vừa biết leo trèo là lúc cây cũng vừa ra quả. Đúng như dự định của mẹ tôi. Tôi lên 7, cây đã to lớn vững vàng. Thân cây to như thân cột, lớp vỏ xù xì giúp lũ trẻ chúng tôi dễ trèo. Tôi thương những cành cây vươn dài che phủ cả khoảnh sân nhà. Cành chẳng sợ nắng mưa cứ dang những chiếc lá xanh phe phẩy như chiếc quạt. Một cơn gió thổi qua, lá cây lay động như mẹ ôm ấp, che chở con mình. Tôi mãi nghĩ về chiếc lá xanh kia, sao lá lại giống bàn tay mẹ đến thế kia, mặt trên của lá xanh tươi nhưng mặt dưới lại ngả màu vàng. Có phải vì dãi dầu mưa nắng mà bàn tay rám nắng hay vì khóc đứa con không ngoan ngoãn mà tay mẹ thấm đầy nước mắt? khung cửa sổ nhà tôi ngay cạnh nhánh cây to nhất. Tôi thích những buổi sáng dậy sớm nhìn ra bên ngoài và chợt sung sướng reo lên khi bắt gặp chùm hoa vú sữa đầu tiên. Hoa vú sữa màu trắng pha tim tím, từng chùm hoa nhỏ ẩn hiện trong vòm lá nhưng chẳng giấu nổi mùi hương thơm ngát. Ngày những cánh hoa cuối cùng rụng xuống đất thì cành đã mang rất nhiều trái. Trái vú sữa ban đầu nhỏ bằng trái cau rồi nhanh chóng thành những trái to tròn căng mọng. Đầu tháng 11 những trái chín đầu tiên được mẹ tôi hái vào cúng lên bàn thờ ông bà. Có nao nức nào bằng niềm mong mỏi đợi ngày trái chín để thưởng thức vị ngọt ngào của trái.

Nhờ cây vú sữa người dân quê tôi được vụ mùa bội thu. Những chiếc giỏ đựng đầy vú sữa tươi ngon sẽ đi khắp mọi nơi mang hương vị quê hương đến khắp mọi nẻo đường. Nụ cười của bác nông dân sau mùa thu hoạch khiến lòng tôi ấm áp lạ thường. Tôi nhớ ngày nhỏ mẹ thường chọn những quả ngon đem ra chợ bán để mua cho tôi vài bộ quần áo tết. Chú tôi là thầy thuốc nam, chú ấy thường hái lá phơi khô và chữa bệnh tiêu chảy. Chú bảo lá hay rể cây vú sữa đều có ích cả. Riêng chúng tôi, cây vú sữa là ngôi nhà lí tưởng những buổi trưa hè. Lũ trẻ chúng tôi thích bày đồ chơi dưới gốc cây rồi đóng giả mẹ con. Tôi quên làm sao được những trận mưa hoa rụng trắng đầu, chúng tôi nhìn nhau cười khúc khích. Tôi nhớ như in cái lần đầu tiên trong đời bị mẹ đánh vì nói dối, tôi đã khóc cả ngày rồi bỏ quần áo vào cặp ra đi. Tôi lang thang khắp cánh đồng và ngoài vườn mà không biết đi đâu. Cuối cùng tôi về lại cây vú sữa và trèo lên nhánh cao nhất ngắm mây trời. Trên những cành cây nghe chiếc lá hát thì thào tôi chợt nhớ lại câu chuyện cổ tích rồi òa lên khóc tìm mẹ. Cây ơi hãy tha thứ cho đứa trẻ bao lần khờ dại, dù tôi có lớn hơn nữa cũng chỉ là cô bé cần được che chở, vỗ về. Tôi tiếc chiếc lá xanh vội lìa cành vì cậu bé chẳng nghe lời mẹ. Tôi thương lắm những người mẹ suốt đời vì con cả đến khi mất rồi. Mùa trái chín năm nay tôi sẽ chọn trái thật ngon đem tặng mẹ và nói với mẹ rằng “cảm ơn mẹ đã trồng cây và dạy tôi biết trân trọng những người thân bên cạnh mình”.

Bình luận (0)
Trinh Dang Khoa
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 10 2018 lúc 16:34
Phượng không thơm, phượng chưa hản là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa… Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài với phượng thắm tươi? Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy! Bình minh của hoa phượng là một màu đó còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẻ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến. Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chay nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hóa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng. Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép. có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá đề che dấu cái sầu uất. Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gập gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cô học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường, đến ngà ba đường phải chọn hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt. Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thớ than cùng bông phượng. Họ đi giữa đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ánh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng. Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thây, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn hè đến lúc rè chia, cũng rè chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải… Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng. Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng mưa Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng nở, hoa phượng nhở. Ba tháng trời đằng đăng. Hoa phượng đẹp với ai; khi học sinh đã đi cả rồi! bạn kham khảo nhé
Bình luận (4)
Thiên Chỉ Hạc
3 tháng 10 2018 lúc 17:22
Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng.Loai hoa học trò thân thương.
Bình luận (0)
Nguyễn Tú Quyên
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
2 tháng 10 2018 lúc 19:34

1,

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

- Em thích màu của lá cây,…

- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa
hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức
nó.

- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong
mùa quả mới như thế nào?

- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ
niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Bình luận (0)
Trần Diệu Linh
2 tháng 10 2018 lúc 19:35

[ Tham khảo nhóa]

I. Mở bài: giới thiệu loài hoa mà em yêu thích
Ví dụ: giới thiệu về hoa sen
Trong đầm gi đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Đó là những câu thơ dịu dàng, mượt mà của nhà thơ dành cho bông hoa sen. Sen như một biểu tượng cho đất nước Việt Nam ta. Sen giản dị, tinh khiết khiến bạn sẽ không chú tâm. Sen cũng là loài hoa tôi yêu thích nhất. tôi thích cái hồng dịu nhẹ của sen, mùi hương thoang thoảng vươn vướn buồn khiến bạn sẽ không cưỡng lại được.

II. Thân bài
1. Nguồn gốc

Hoa sen đã có từ lâu đời và gắn bó bao đời với người dân Việt Nam
2. Cấu tạo
- Cánh hoa và nhụy hoa cấu tạo thành một bông hoa sen với một vẻ đẹp thanh thoát và bình dị
- Hoa sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước để khoe vẻ đẹp thuần khiết của mình
- Lá sen rất xanh và lớn. Trên mặt lá có một lớp nhung trắng, khi có ánh nắng chiếu vào làm cho lớp nhung đó óng ánh li ti huyền ảo rất đẹp
3. Biểu tượng
- Ai cập: hoa sen là một thứ hoa hạng nhất, là sự sống xuất hiện của những vùng nước khởi nguyên.
- ấn độ: hoa sen biểu tượng tín ngưỡng cho người Hindu
- trung hoa: dung để chỉ đích danh âm hộ, và danh hiệu phỉnh nịnh dành tặng những cô nàng ***** thõa
- nhật bản: thể hiện sự tinh khiết của con người cũng giống như hoa sen có thể tin khiết giữa một đẫm bùn
- việt nam: đối với Việt Nam thì hoa sen như một quốc hoa
4. công dụng
- dung để trang trí
- Hạt sen có thể chữa bệnh mất ngủ
- Dung để làm thức ăn
- Sen có thể chữa rất nhiều bệnh
- Dung để làm vật trưng bày
5. Ý nghĩa
- Chiếm một vị trí rất quan trọng, nhất là đối với Phật giáo
- Là biểu tượng thướt tha cho người con gái Việt Nam
- Là quốc hoa của Việt Nam

III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của hoa sen
- Nêu cảm nghĩ của bản than về hoa sen

Bình luận (0)
Linh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Bảo Hân
7 tháng 10 2018 lúc 20:02

Tre đc dùng làm hàm chông để tiêu diệt địch làm tầm vông để đánh đuổi địch

Bình luận (0)
Nguyễn Huệ Lộc
Xem chi tiết
Nguyễn Huệ Lộc
30 tháng 9 2018 lúc 8:38

Giúp mình với!!! Ngày mai mình bị kiểm tra zòi!!! :(( :( :((

Bình luận (3)
nhok siu quậy
30 tháng 9 2018 lúc 11:16

Hoa phượng - Một màu đỏ tinh khiết của nắng và gió

bai van ta hoa phuong

Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó - một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.

Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập.

Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường, xa thầy cô, xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu, dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường, bơ vơ giữa biển nắng vàng.

Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng... Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày khai giảng lại về. Phượng mong nhớ, chờ đợi để được gặp lại các bạn học sinh.

Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng...Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào.

Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng - loài hoa học trò thân thương.

Bình luận (0)
nhok siu quậy
30 tháng 9 2018 lúc 11:17

Phượng đến từ câu chuyện cổ tích bà kể

bai van ta ve cay phuong

Trời chớm hè trong xanh, một màu xanh mượt mà của cỏ cây, hoa lá. Làn gió nhè nhẹ thoảng qua, cây phượng ở góc sân trường rùng mình đánh thức những búp non tỉnh giấc. Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về. Và có lẽ đây là loài cây tôi yêu thích nhất.

Mới ngày nào, cây phượng có những cành trụi lá. Nhìn cây trông như không còn sức sống. Một dạo không để ý, hôm nay nhìn cây phượng tôi thật sự bàng hoàng. Tán lá xòe ra như cái ô khổng lồ che mát một góc sân trường. Cây phượng bắt đầu thắp lửa rồi! Lúc này tôi sực nhớ: Hè đã đến!

Những ngày đầu hè, phượng lác đác những bông hoa như cánh bướm. Sau đó, nhiều đóa lung linh, lung linh từng chùm rồi rực rỡ khắp cành. Muôn vàn búp nõn là muôn vàn bông hoa rực đỏ. Nhìn những chùm hoa trên cành, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: Ngày xưa, khi mặt đất còn lạnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để sưởi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác đe dọa, Ngọc Hoàng bèn chọn cây phượng để treo Mặt Trời, phượng là nơi các con Ngài trú ngụ.

Ôi! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế!... Tôi yêu những nụ hoa vừa hé. Yêu những bông hoa nở rộ và yêu những cánh hoa lác đác bay nghiêng. Tôi yêu cái gốc cây sần sùi, bạc phếch, nơi học trò chúng tôi thích đến tụm bảy, tụm năm. Có lúc chúng tôi khắc tên nhau lên chiếc áo nâu sần giản dị ấy, rồi những lúc ngước nhìn lên cây để đón hoa rơi.

Và sự mong chờ đón đợi cũng đến. Hoa lác đác rụng xuống sân trường, hoa thản nhiên rơi xuống đất, không chút do dự vẩn vơ, có hoa tung tăng bay lượn với làn gió nhẹ. Có hoa còn lưu luyến khi phải xa cành. Có lẽ hoa cũng giống chúng tôi trong giờ phút chia tay, giờ phút xa trường, xa lớp vì đã kết thúc năm học. Những lúc ấy, ai cũng có sắc hoa nằm ở trong tâm hồn.

Cứ như thế, hoa phượng thả những cánh hoa son xuống cỏ, đến từng giây phút xa các bạn học trò. Hoa phượng rơi, rơi...Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Hoa phượng yêu chúng tôi đến thế. Tôi cũng yêu hoa phượng biết nhường nào. Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.

Những ngày hè, cổng trường khép kín. Trường vắng lặng, không tiếng trống, không tiếng vui đùa. Cây phượng cô đơn giữa không gian yên ắng. Tôi vui với mùa hè nhưng không sao quên được mái trường yêu dấu, nơi đó có cây phượng trầm ngâm đứng đợi mỗi ngày...Tôi nhớ từng cành cây, kẽ lá, nhớ từng nụ hoa, từng cánh hoa lác đác dưới sân trường. Tôi nhớ những chiều xuân hửng ấm, chúng tôi tụm nhau dưới gốc cây để chuyện trò. Tôi muốn tìm lại nơi đây giữa những ngày hè xa vắng.

Bình luận (0)
Linh Phương
Xem chi tiết
Lê Ngọc Ánh
29 tháng 9 2018 lúc 21:57

1,Xum xuê tán lá rợp vườn chùa

Cây đa cổ thụ tự ngàn xưa

Giữa lòng khóm rễ bao gốc thị

Thị mọc gốc đa có hay chưa.(Gốc đa ôm gốc thị.)

2,Cây đa gọi gió đến

Cây đa vẫy chim về

Đa mỗi ngày một lớn

Và nuôi thêm nhiều ve.(Cây đa )

3,''Trèo lên quán dốc ngồi gốc cây đa..''(Lí cây đa)

Bình luận (0)
vũ ngọc phú
Xem chi tiết
Phạm Đặng Giáng My
26 tháng 9 2018 lúc 21:37

_Giọng thơ mạnh mẽ là lời cảnh báo với kẻ thù xâm lược (tài liệu của giáo viên khối 7 Lê Quý Đôn)

Bình luận (0)
Lê Ngân
26 tháng 9 2018 lúc 21:39

Giọng điệu: dõng dạc, hào hùng, khí phách, âm vang của dân tộc.

Chắc chắn đúng vì mình học bài này rồi.

Bình luận (0)