Bài viết số 1 - Văn lớp 8

Nguyễn Thanh Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
30 tháng 8 2017 lúc 5:49

Năm học vừa qua, do đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc nên em được đi nghỉ mát ở Nha Trang bốn ngày. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, em cùng các bạn tắm biển, leo núi, ngồi trên canô lướt sóng tới thăm các đảo. Cuộc du ngoạn rất vui vẻ và thú vị. Tối đến, lúc mọi người ngủ say thì em lại thao thức nhớ mẹ – người mẹ hiền từ và yêu quý. Mỗi lần nhớ mẹ, kỉ niệm về một cơn mưa lại hiện lên trong kí ức của em…

Dạo ấy, ba em đi công tác xa nhà nên ngày ngày mẹ phải đến trường đón em sau giờ tan học. Một buổi trưa, trời bỗng đổ mưa to và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Từ cơ quan, mẹ hối hả đạp xe tới trường. Thấy em đang đứng nép dưới cổng, mẹ vội cởi áo mưa trùm cho em và bảo: – Con khoác áo vào đi cho khỏi ướt. Nhận ra vẻ băn khoăn của em, mẹ an ủi: – Đừng lo con ạ! Mưa chắc cũng sắp tạnh rồi! Mẹ khoẻ hơn con, có ướt một chút cũng chẳng sao.

Mưa vẫn nặng hạt, nước chảy tràn trên mặt đường, tuôn ồ ồ xuống các miệng cống. Trên đường vắng xe cộ và người qua lại. Trong các hiên nhà, người trú mưa chen chúc. Mẹ em vẫn gò lưng đạp xe trong mưa. Em thương mẹ quá mà chẳng biết làm sao.

Về đến nhà, mẹ vội thay quần áo rồi lo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp mẹ một tay. Đến bữa, mẹ có vẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em động viên: – Mẹ cố ăn bát cơm cho khoẻ! Mẹ gượng cười: – Chắc không sao đâu con! Mẹ chỉ thấy khó chịu một chút thôi. Rồi mẹ uống một viên thuốc cảm và đi nghỉ. Đến chiều, mẹ vẫn đi làm như thường lệ.

Đêm ấy, mẹ lên cơn sốt. Em bối rối chẳng biết phải làm thế nào nên chạy sang nhờ bác An hàng xóm đưa mẹ đi bệnh viện. Bác sĩ khám bệnh rồi nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh. Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở mệt nhọc, khó khăn. Em thương mẹ quá, nước mắt cứ rưng rưng. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Hai bác cháu cùng cô y tá trực thức bên mẹ suốt đêm. Mẹ được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng, cơn sốt hạ dần.

Mẹ vẫy em lại gần rồi ra hiệu bảo mở cửa sổ. Những tia nắng sớm rọi vào làm sáng cả căn phòng. Nét mặt mẹ tươi trở lại.

Lần ấy, mẹ phải nằm bệnh viện mất năm hôm. Ngày ngày, bác An thay mẹ đến trường đón em. Chiều nào em cũng vào bệnh viện thăm mẹ. Hai mẹ con ngồi trên chiếc ghế đá kê dưới gốc cây bàng, nhỏ to tâm sự. Mẹ vuốt tóc em và khuyên: – Đừng vì mẹ bệnh mà xao nhãng việc học hành, con nhé! Ngày mai, mẹ sẽ về với con. Em ngả đầu vào vai mẹ như ngày còn thơ bé…

Hôm mẹ về nhà, thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mẹ vui lòng lắm. Mẹ khen em: – Con gái mẹ giỏi quá! Em thầm mong mai sau sẽ trở thành một người phụ nữ hiền dịu, đảm đang như mẹ.

Từ độ ấy, em càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp phần nào công ơn của mẹ. Mẹ ơi! Đúng như lời một bài hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối nguồn ngọt ngào… Lời hát nặng ân tình ấy sẽ theo con suốt cuộc đời mẹ ạ!


Tham khảo nhé
Bình luận (0)
Mỹ Anh Phương
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
29 tháng 8 2017 lúc 8:40

I) Mở bài :

- Buổi sáng, tôi vẫn đi học bình thường mà không hề ngờ đây là buổi học đặc biệt của mình.

II) Thân bài :

- Tôi háo hức đến trường với tâm trạng phấn chấn.

- Khung cảnh lớp học vẫn vui tươi như mọi ngày. Tôi bước vào lớp, sắn sàng cho buổi học mới.

- Sự thay đổi bạn ngồi cùng bàn khiến tôi thấy ngao ngán. Tôi bắt đầu tiết học không chút hứng thú nào.

- Tôi vô tình nghe lời rủ rê của tên bạn cùng bàn, chơi cờ ca-rô, bị cô ghi sổ đầu bài lần một.

- Tiết 2, tôi vẫn không cưỡng lại được lời rủ chơi cờ, bị ghi sổ đầu bài .

- Tiết cuối là của cô giáo chủ nhiệm, tôi lo sợ phấp phỏng khi cô bước vào lớp.

- Cuối giờ, cô ngồi lại nói chuyện với tôi.

III) Kết bài

- Tôi ra về và suy nghĩ mãi về những điều cô nói, thấy mình cần có trách nhiệm hơn về việc làm của mình.

P/S:( Còn bài văn thì mình không biết là có đủ thời gian làm không!bucminh)

>>>>>Bạn tham khảo nhé<<<<hihi

Bình luận (0)
Phạm Mỹ Duyên
29 tháng 8 2017 lúc 9:09

Ai sinh ra và lớn lên mà ko có niềm vui ,nỗi buồn ,tiếng cười và cả những giọt nước mắt.Ai trong chúng ta đều là con người mà ko có cảm xúc ,kỉ niệm và tuổi thơ .Tất cả,tất cả những thứ đó của chúng ta đều nằm gọn trong một thứ gọi là quá khứ hay dĩ vãng.Quá khứ hay dĩ vãng của mỗi người đều chứa đọng lại những cảm xúc ,kỉ niệm hoặc 1 thứ gì đó ko thể nào diễn tả ,hoặc là hạnh phúc hay bối rối lo lắng hay là những cảm xúc ko thể nào quên được…Trong cuộc đời của một học sinh lớp 8 như tôi hoặc tất cả mọi người đều sẽ có một hoặc nhiều cảm xúc ,kỉ niệm và tuổi thơ giống nhau.Nhưng trong số đó có 1 kỉ niệm khó quên và đáng nhớ ,cùng 1 cảm xúc bồi hồi lo lắng kèm với bối rối.Kỉ niệm mà lần đầu ta bước ra ngoài đời mà ko có vong tay bố mẹ đó là kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Một buổi sáng lộng gió ,khi đang trên đường về nhà ,tôi bất chợt đi ngang qua 1 ngôi trường tiểu học và trùng hợp thay ngôi trường đó là ngôi trường mà lúc trước tôi đã học.Ngôi trường ngày hôm đó có cái gì đó khác lạ hơn mọi ngày vẫn thấy,thì ra hôm đó là ngày khai trường .Nhìn các em học sinh lớp 1 trong ngày khai giảng, bỗng tôi cảm thấy một cái gì đó rao rực trong mình , như đưa về với dĩ vãng,về với kỉ niệm ko tài nào quên. Ôi !Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học ,kỉ niệm đã khắc sâu trong tâm trí của tôi.Rồi những kỉ niệm,một chuỗi hình ảnh của ngày ấy lần lượt hiện về trong tâm trí của tôi tạo thành 1 câu chuyện đẹp.

Ấy là cái ngày không dễ gì mà quên. Đó là một buổi sáng mùa thu đầu tháng 8 êm đềm, bầu trời cao trong xanh ,những đám mây trắng bồng bềnh kèm với ánh nắng vàng tươi,giòn giã.Thật nhẹ nhàng và ngọt ngào có lẽ vì thế mà tôi vẫn còn nhớ.Thực ra lúc đó tôi vẫn chưa thật sự quan tâm đến ngày khai trường ,mặc dù ba má đã chuẩn bị rất chu đáo .Ngày khai trường đến, cả ba và má sẽ là những người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học,tôi hết hỏi ba hỏi má trường là gì?ở đó có đáng sợ không ?Rồi một loạt cau hỏi của tôi hỏi ba má , ba má chỉ cười và nói:

-Rồi con sẽ biết thôi.

Ô kìa,một ngôi nhà khang trang và rộng lớn với nhiều gian phòng ,cây cối và những băng ghế …vừa mới tỉnh giấc sau 1 thời gian chờ tất cả mọi người trong trường đến .Cảm thấy mơ hồ về ngôi nhà ấy có phải là trường ko thì má tôi nhẹ nhàng và nói thật âu yếm:

- Trường học của con đây rồi

Nghe xong tự dưng trong lòng mình thấy có cảm giác nao nao hơi sợ, kèm với một thứ cảm giác khó mà diễn tả .Sau cùng má dẫn tôi xem trường xem lớp và cả thầy cô bạn bè ,mà mai mốt sẽ ko còn gì mà xa lạ nữa.Lúc ấy tôi còn nhớ là mình lúc đó rất bình thản ,có lúc còn cười nữa. Ngược lại lúc sau, khi thấy một con bn chơi từ thời nhỏ khóc,và các bạn xung quanh ai nấy đều mếu máo và ôm mẹ mình ko buông.Rồi một tràng dài tiếng khóc,hầu như đâu đâu cx có tiếng khóc.Tự dưng cảm giác bình thản lúc nãy bỗng lạc phương nào mất rồi ,quay qua quay lại ko thấy má cảm giác sợ sệt càng lúc càng lan tràn khắp người .Dường như lúc đó tôi muốn khóc,nhưng cố nén lại.Từ trong ngực tôi như có một cục gì cứ dâng lên ,cố nuốt xuống mà nó vẫn trào lên nghẹn ngang giữa cổ .Ko nén xuống đc nữa ,đành để cho nó thoát bật ra thành tiếng nấc.Và tôi đã khóc.

Trong sự mờ mịt của dòng nước mắt ,tôi thấy một người phụ nữ mặc chiếc áo dài màu xanh lam ,mái tóc dài được búi rất gọn và đặc biệt hơn người phụ nữ ấy nhìn rất phúc hậu và hiền dịu y như mẹ .Tôi nhận biết được khi người ấy nhìn tôi và cười một cách trìu mến.Người phụ nữ đó đến gần tôi và nói :

-đừng khóc nữa con .

Ôi giọng nói ấm áp và ngọt dịu khiến cho những giọt nước mắt long lanh không còn chảy xuống nữa mà đọng trên má.Và tôi nghẹn ngào hỏi :

- Má …của con…đâu …rồi?

Rồi tự dưng má xuất hiện ôm trầm lấy tôi và dỗ dành bằng những câu nói ngọt ngào.Với những câu nói của má cùng với sự động viên khích lệ của người phụ nữ ,tôi ráo hẳn những giọt nước mắt còn đọng lại trên má lúc nãy.Tiếp theo má nói :

- Đây là cô giáo chủ nhiệm lớp con ,chào cô đi con

Lúc đầu , hơi sửng sốt và ngạc nhiên nhưng sau cùng tôi mừng rỡ nói :

-Con chào cô ạ

Nghe xong cô nở một nụ cười và cô lấy khăn lâu mặt tôi và nói :

-được rồi ta đi khai giảng nào

Sau buổi lễ khai giảng ,tiếng trống trường bắt đầu năm học vang lên do thầy hiệu trưởng đánh. Tôi đã nghe tiếng trống nhiều lần nhưng chưa lần nào nghe lại có cảm xúc như ngày hôm nay,thật rộn rực và có cái j trong lòng.Sau tiếng trống là tiếng hát của các anh chị lớp 4,5.Những tiếng hát thật hay và trầm bổng với câu hát “Ngày đầu tiên đi học …”.Và buổi lễ khai giảng kết thúc ,tôi bắt đầu với buổi học vỡ lòng của mình.

Nói chung trong cuộc đời mỗi con người ,kỉ niệm ngày đầu tiên đi học thật đẹp.Những giây phút “thưa cô,chào thầy”hay tiếng trống, những bài hát về ngày khai trường và buổi học đầu tiên như những hạt muối khiến cho cuộc đòi tôi thêm đậm đà, sâu sắc.

hihi

Bình luận (12)
Lê Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 13:56

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

Bình luận (0)
Lê Thị Hải Yến
27 tháng 8 2017 lúc 14:59

Bạn ơi kể lại câu chuyện trong lòng mẹ theo sáng tạo chứ ko phải cảm nhận nó

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thảo
26 tháng 8 2017 lúc 15:32

Ko chép mạng nha!

Mk cảm ơn nhiều!

Chúc các bn học tốt!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 8 2017 lúc 18:34

Tôi sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm gần đây nhất giữa hai mẹ con tôi. Đó là vào kì học đầu tiên năm lớp 5, tôi bị các bạn trong lớp trêu là không biết đi xe đạp, mà phải ngồi xe mẹ lái. Tôi thấy xấu hổ vô cùng, lại cũng thấy thương mẹ, lúc nào cũng tất bật đưa đón tôi. Nhìn các bạn cùng trang lứa đạp xe đến trường, tôi thích lắm. Tối hôm đó sau khi ăn cơm xong, tôi ấp úng nói dự định lớn lao của mình cho mẹ biết:
- Mẹ ơi! Con muốn được đạp xe đến trường. Con không muốn mẹ vất vả vì con... con... cũng lớn rồi.
Tôi cố tỏ ra cứng cỏi, người lớn để mẹ tin tưởng, nhưng nói xong sao tôi thấy ngượng ngùng, phải che mặt vì xấu hổ. Nhưng cuối cùng thì mẹ vẫn không đồng ý với ý định của tôi vì mẹ lo đường xá đồng đúc quá. Mặc tôi thuyết phục, nũng nịu, mẹ vẫn không đồng ý. Khuôn mặt mẹ đầy vẻ lo âu, suy nghĩ. Nhưng tôi không nhận ra điều đó mà chỉ thấy hậm hực vì không được làm theo ý mình.

Sáng hôm sau vẫn như thường lệ, mẹ đưa tôi đi học. Thấy mấy đứa bạn cùng lớp đi xe đạp quay lại nhìn tôi cười, có lẽ mẹ hiểu cảm giác của tôi. Chiều đi học về, tôi đã nhẩy cẫng lên vì sung sướng khi thấy mẹ mang về tặng tôi một chiếc xe đạp mini màu xanh da trời. Đó là màu tôi thích nhất.
Mẹ xoa đầu tôi âu yếm:
- Con cố gắng tập nhé và phải hứa với mẹ sẽ đi đường cẩn thận!
Tôi vô cùng háo hức với món quà. Vậy là điều ước bấy lâu của tôi đã thành hiện thực. Từ hôm đó tôi mang xe ra tập, suốt ngày lau chùi nó cẩn thận. Nhưng vì không có ai giữ cho nên tôi tập mãi không được, cứ đi lại ngã. Tôi giấu tiệt những vết bầm tím, thương tích, sợ mẹ biết sẽ cấm không cho đi xe nữa. Nhưng mẹ biết. Và không những không la mắng, cấm đoán gì tôi mà mẹ còn cố gắng đi làm về sớm để tập xe cho tôi. Vậy là cứ chiều chiều, hai mẹ con lại rong ruổi tập xe. Có mẹ giữ đằng sau, tôi vững tin hơn hẳn. Nhìn những giọt mồ hôi trên má, trên lưng mẹ, tôi càng có thêm động lực để tập xe. Chỉ ba ngày sau là tôi tự đi mà không cần mẹ giữ nữa. Cảm giác khi mẹ thả tay ra mà tôi vẫn ngồi vững trên chiếc xe thật là thích.

Quay lại, thấy mẹ đang vẫy tay, tôi thấy yêu mẹ vô cùng. Tôi tuyên bố trịnh trọng: “Nhất định con sẽ đèo mẹ đi chơi khắp nơi trên chiếc xe này”. Mẹ cười tươi hạnh phúc. Thế là từ nay tôi đã có thể tự đi học bằng xe đạp, tôi bỗng cảm thấy mình như đã lớn hẳn lên. Nhưng tôi đã không hề biết rằng trong những ngày đầu đó, mẹ vẫn lặng lẽ đi theo sau tôi cho đến khi bác bảo vệ nói với tôi:
- Cậu có một người mẹ thật tuyệt vời. Ngày nào cậu đi xe mẹ cậu cũng đi theo tới bao giờ cậu gọi tôi ghi vé xe mẹ cậu mới quay về đấy.
Tôi cảm ơn bác, lẳng lặng đi vào lớp mà đôi mắt cay xè. Bấy giờ tôi mới biết và thầm cảm ơn sự chăm sóc, yêu thương mẹ dành cho tôi.
Nhờ có mẹ tôi đã lớn lên rất nhiều. Tôi hiểu những lo toan vất vả mà mẹ phải gánh vác để mang lại niềm vui, điểm tựa vững chắc cho cả gia đình. Tôi hạnh phúc khi có mẹ ở bên. Mẹ luôn là tấm gương để tôi phấn đấu và noi theo trong cuộc đời mình.

Bình luận (0)
LEGGO
Xem chi tiết
Phạm Thanh Thảo
28 tháng 8 2017 lúc 18:20

Từ khi sinh ra và lớn lên, chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp. Em cũng vậy, em cũng có những kí ức, kỉ niệm đẹp suốt mười ba năm qua. Và trong mười ba năm qua, em đã có tám lần dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vẫn đễ lại trong em kí ức đep và sâu sắc.

Buổi tối trước ngày khai trường, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, bồn chồn, lo lắng. Trong thâm tâm em cứ đặt ra những câu hỏi về ngày khai trường là nhu thế nào? Ở đó như thế nào?... làm cho đầu óc em cảm thấy rối loạn vì những câu hỏi ấy. Khi ăn cơm em cũng cứ nghĩ về những điều đó, rồi đi đi lại lại quanh nhà. Cảm giác như có điều gì đó lạ lắm, một điều quan trọng đang xảy ra trong ngôi nhà bé nhỏ của em. Trong phòng, mẹ em đang chuẩn bị những thứ cần thiết cho buổi khai trường vào ngày mai như: bao vở và sách, để sách vở gọn gàng trong cái cặp xinh xinh cùng với những dụng cụ học tâp khác…

Đêm hôm ấy, mọi thành viên trong gia đình đều thức rất khuya để trò chuyện, bàn bạc về ngày khai trường đầu tiên của em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng và chiếc quần tây màu xanh đen. Bà ngoại xoa đầu em khen: “Cháu bà nay lớn rồi! Ngày mai cháu là một học sinh lớp Một! Cố học thật giỏi nhé cháu!”

Em vốn là môt dứa trẻ rất dễ ngủ, nhưng đêm hôm đó em lại nằm trằn trọc khó hiểu như vậy? Em thao thức suy nghĩ triền miên “ Không biết ai sẽ dạy mình”, “ Bạn bè có nhiều không”,… Và sau đó em đã chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Buổi sáng sớm hôm đó, trời trong xanh, mát mẻ cùng với những cơn gió heo may thổi qua làm cho mọi thứ trở nên quang đãng hơn. Em đã thức dậy sớm hơn thường ngày để chuẩn bị cho buổi khai trường đầu tiên trong cuộc đời của chính em. Em đi đánh răng, rửa mặt, ăn sáng và mang bộ đồng phục học sinh Tiểu học vào người, rồi khoác lên vai cái cặp xinh xinh để cùng mẹ đến trường.

Trên con đường dài, em cảm thấy cãnh vật sao khác quá mặc dù em đã đi con đường này nhiều lắm rồi. Càng lúc em càng cảm thấy hồi hợp hơn, lo lắng hơn. Thấy em im lặng, mẹ em hỏi: “ Con sao vậy?”. Em chỉ đáp: “Mẹ ơi, con sợ và lo lắng quá”. Mẹ em cười, xoa đầu em nói: “ Đến trường con sẽ được chơi với các bạn và gặp thầy cô giáo của chúng con, họ sẽ dạy cho con những điều hay lẽ phải”. Nghe câu nói của mẹ, em cảm thấy can đảm hơn.

Trước cổng trường, đã có nhiều bạn nhỏ tung tăng, hớn hở bên canh cha mẹ. Giăng ngang là tấm bảng băng- rôn màu đỏ nổi bật với dòng chữ màu vàng tươi: “ CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI”. Sân trường được trang hoàng bằng những lá cờ đỏ thắm, ở giữa là cột cờ, xung quanh người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạng hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường hình chữ U rộng lớn, em càng cảm thấy mình nhỏ làm sao. Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người.

Một hồi trống: “ Tùng! Tùng! Tùng”, lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị lớp lớn khoác lên mình một khăn quàng đỏ thắm đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh học sinh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Tự nhiên, một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ cùng các bạn khác xếp hàng.

Rồi cô tổng phụ trách nhà trường chỉ huy cho toàn trường hát Quốc ca. Tất cả mọi người đều hát rất to, chỉ mỗi khối Một chúng em cảm thấy bỡ ngỡ. Xong tiết mục chào cờ, thầy hiệu trưởng phát biểu lời khai giảng đầu năm học. Sau đó dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cuối cùng, thầy chúc chúng em ngày càng tiến bộ trong việc học tập.

Buổi lễ kết thúc, em cùng các bạn học sinh mới theo cô chủ nhiệm về nhận lớp. Lớp Một Năm gồm ba mươi sáu học sinh được cô chủ nhiệm xếp vào chỗ ngồi mới. Lớp học được trang hoàng đẹp, rất sáng và rộng. Cô giáo đứng trên bục giảng giọng cô trầm và ấm, tiếng cô tràn ngập khắp cả phòng. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên tất cả các bạn trong lớp. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương! Tan học, mẹ em đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe nhiều chuyện về buổi khai trường. Trên đường về nhà, em cứ nhắc mãi: “ Mai mẹ nhớ kêu con dậy sớm nhé”.

Thoắt cái, đã tám năm trôi qua, nhưng những cảm xúc về ngôi trường đối với em khó có thể diễn tả được hết. Và mỗi năm cứ đến ngày này là lòng em lại có những cảm xúc da diết không nguôi.

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 8 2017 lúc 17:15

Bn cần tự làm hay là bài văn hay trên mạng

Bình luận (1)
Nguyen tran giang linh
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
23 tháng 8 2017 lúc 16:03
Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, tôi và Giôn-xi vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Rồi đêm buông xuống và gió bấc lại ào ào, mưa tuyết vẫn đập mạnh vào cửa sổ nơi Giôn-xi nằm. Tôi thầm nghĩ không biết sốphận của chiếc lá và cô gái sẽ sao đây?

Bệnh tình của Giôn-xi ngày càng nặng. Tôi và cụ Bơ-men hết sức lo lắng tìm mọi cách động viên, cố giữ cô ta lại với cuộc sống. Bởi Giôn-xi đã suy sụp tinh thần và đang nghĩ đến cái chết của mình từng ngày, từng giờ như sô" phận mong manh của chiếc lá thường xuân cuối cùng nơi cửa sổ cô nằm trong đêm mưa tuyết dữ dội.

Sáng hôm ấy, tôi vừa tỉnh dậy thì thấy Giôn-xi đang thẫn thờ nhìn tấm mành mành che kín cửa sổ và thều thào ra lệnh:

- Kéo nó lên, em muốn nhìn!

Tôi lo lắng kéo tấm mành lên. Nhưng, ô kìa! Sau một đêm mưa tuyết dữ dội, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Chiếc lá cuốicùng vẫn chưa rụng.

Giôn-xi nói với tôi: “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Tôi hốt hoảng cúi xuống sát gối Giôn-xi, nói như van xin: “Em thân yêu, em hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì đây nếu không còn em nữa?”.

Giôn-xi không trả lời. Cô đang nghĩ đến cái chết sắp đến đưa cô đi.

Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, tôi và Giôn-xi vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Rồi đêm buông xuống và gió bấc lại ào ào, mưa tuyết vẫn đập mạnh vào cửa sổ nơi Giôn-xi nằm. Tôi thầm nghĩ không biết sốphận của chiếc lá và cô gái sẽ sao đây?

Hôm sau, khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Thật tàn nhẫn nhưng... thật lạ quá! Tôi không tin vào mắt mình nữa! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

Tôi thấy Giôn-xi nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi Giôn-xi gọi tôi khi tôi đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt và nói với tôi những câu rất lạ:

- Em thật là một con bé hư, có phải không chị Xiư thân yêu? Có một cái gì đây đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muôn chết là một tội.

Cô nói líu ríu với tôi như một đứa em gái nhỏ làm nũng chị:

- Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và - khoan - chị hãy đưa cho em một chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gốilại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.

Sau đó một tiếng đồng hồ, Giôn-xi nói với tôi trong ánh mắt tươi vui chưa từng có:

- Chị Xiu thân yêu ơi! Một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.

Buổi chiều bác sĩ đến khám bệnh cho Giôn-xi. Khi tiễn ông ra về, ông chobiết bệnh tình của Giôn-xi đã giảm được năm phần mười rồi. Tôi biết có công của tôi, công của bác sĩ, nhưng cái sức mạnh chủ yếu đã kéo Giôn-xi lại với cuộc sống chính là chiếc lá thường xuân cuối cùng đã không rụng xuống sau hai đêm mưa tuyết dữ dội, sau hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Không phải chiếc lá thật mà là chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ-men vẽ - một kiệt tác cụ để lại trước khi qua đời để cứu sống cô, mà sau đó tôi mới biết và kể lại cho Giôn-xi nghe.

Bình luận (0)
Minamoto Sakura
23 tháng 8 2017 lúc 15:52

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

. Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy dược. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá ràn rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.

Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.

Bình luận (0)
Eren Jeager
23 tháng 8 2017 lúc 16:19

Bạn tham khảo nha !

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

. Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy dược. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:



Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá ràn rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.


Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.



Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.

Bình luận (0)
Kiều Trang Trần
Xem chi tiết
Chien Hong Pham
23 tháng 9 2016 lúc 15:55

       Lá cây đã rơi đầy trên phố . một năm học đã bắt đầu khi mùa thu về . về theo mùa thu , mùa tựu trường là những kỉ niệm ấm áp của những ngày đầu tiên tới lớp . đẹp đẽ nhất trong những hình ảnh thân thương cô giáo lớp một của tôi , cô Nguyễn Thanh Huế .

     Năm ấy , cô  tôi rất trẻ . Có lẽ lúc đấy cô 29,30 tuổi thôi  . Cô giáo xinh lắm nhất , xinh nhất trường . Khuôn mặt cô tròn trịa , hiền hòa với đôi mắt nâu ấm áp . Mái tóc cô đen mượt óng ả càng là nổi bật nước da trắng hồng mịn màng của cô . Qủa thật cô tôi rất xinh ăn mặc quần áo giản dị mặc nhà cô giàu . Mỗi khi đến ngày kai trường  , ngày 20/11 , ngày 8/3 ... cô tôi lại càng xinh hơn trong bộ áo dài . Tôi cứ nghĩ mãi cái nhìn âu yếm khi cô cho lớp xếp hàng .

      Vào lớp , cô Huế dạy chúng tôi tập đọc , tập viết , tập làm toán . Bàn tay cô nắn nót viết từng chữ mẫu lên bảng xanh  . Giờ ra chơi cô dặn chúng tôi ở yên trong lớp ko được ra ngoài nhỡ các anh chị lớp lớn đánh cho . Đến buổi trưa bàn tay cô lại hối hả , nhịp nhàng xơi cơm , chan canh cho từng bạn học xinh ...............

 bạn viết tiếp nhé tớ viết nhé tớ viết cho bạn  đến đây thôi 

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
18 tháng 7 2017 lúc 10:26

Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có vòng tay yêu thương, che chở của cha mẹ. Có những người luôn thèm khát, ước ao tình yêu thương đó. Đối với tôi, tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc vì có một người mẹ tuyệt vời.

Mẹ tôi năm nay 43 tuổi, hiện đang làm giáo viên trường Nguyễn Viết Xuân. mẹ có khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt to, tròn. Nước da trắng hồng và nụ cười hiền từ, phúc gậu như bà tiên trong truyện cổ tích vậy! Mẹ có mái tóc đen mượt mà, dài ngang lưng. Các bạn có biết không? Hồi còn học phổ thông mẹ được mệnh danh là khoa khôi của trường. Vừa xinh đẹp, lại vừa nết na nên ai cũng yêu mến. Và chính bây giờ, tôi có cảm giác thời gian, ngày tháng như đã trôi qua. được hiện rõ trên khuôn mặt mẹ . Nhưng trong mắt tôi. mẹ luôn là người đẹp nhất mà trên thế gian này không có ai sánh bằng.

Người mẹ có thể hy sinh tất cả để cho con có một cuộc sống tốt, lo lắng cho tôi từng ngày, từng giờ, từng phút. Có một điều mà các bạn không biết! Các bạn biết đó là gì không? Gia đình mình thường gọi mẹ với cái biệt danh là" Vua đầu bếp" đấy! Bởi những món ăn mẹ nấu đều rất ngon và hợp khẩu vị với cả nhà.

Tôi càng yêu quý mẹ hơn bởi tình cảm mẹ dành cho tôi là vô bờ vến, là con đò chở tôi qua bao ghềnh thác, vượt qua bao ngọn núi, là cả không gian vũ trụ mà tôi chưa khám phá hết. Có lẽ, đó là thứ tình cảm không gì mua được, không gì sánh bằng nỗi bằng tình mẫu tử. Tôi thương mẹ tôi lắm! Trong gia đình, mẹ đảm nhiệm mọi công việc, có khi mẹ tôi mệt nhưng không nói cho cả nhà biết vì sợ mọi người lo lắng. Tôi thường giúp mẹ những công việc vặt như: Quets nhà, nấu cơm, lau nhà,... Mẹ tôi xoa đầu tôi và bảo : " Con gái của mẹ ngoan quá! Cảm ơn con nhiều!". Chỉ cần mẹ tôi vui, được nhìn thấy mẹ tôi cười thì đó chính là niềm hạnh phúc, sung sướng trong tôi.

Buổi tối, khi có những bài toán khó mẹ luôn tận tình, chỉ bảo cho tôi. Có lúc tôi còn nản chí, gặp phải chuyện buồn, mẹ là người đã ở bên tôi, động viên, an ủi tôi. Mặc dù, mẹ rất nghiêm khắc nhưng trong trái tim, tôi có thể cảm nhận được mẹ làm vậy, cũng chỉ vì muồn tốt cho tôi, cũng chỉ vì 2 chứ " Thương con". Vì vậy, nếu có ai hỏi tôi rằng: Người tôi yêu quý nhất là ai?. Tôi sẽ trả lời mà không cần đắn đo, đó chính là mẹ tôi. Trước khi đi ngủ, mẹ thường kể những câu chuyện cho tôi nghe về những bài học trong cuộc sống : Làm người thì phải biết vị tha, độ lượng, dù có vì dang lợi thì cũng đừng đánh mất chính mình,...Lời nói, câu nói đó như thấm vào dạ, vào lòng tôi. Trái tim tôi đã dần dần tan chảy. Giọng nói đó dù đi suốt con đường nhưng tôi vẫn không bao giờ quên.

Dù đi xa, dù có đi đến cuối chân trời nhưng hình bóng của mẹ vẫn khắc sâu trong tâm trí tôi, không phai mờ. Những kỉ niệm ấy , những khoành khắc đáng nhớ đó, tôi sẽ luôn giữ mãi như cuốn băng ghi lại từng giây hạn phúc của tôi và mẹ. Tôi sẽ luôn coos gắng học tập thật giỏi, vâng lời cha mẹ để mẹ tôi không phải buồn. con yêu mẹ , mẹ dấu yêu!

Bình luận (0)
0o0^^^Nhi^^^0o0
4 tháng 8 2017 lúc 16:02

“Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ” (Bernard shaw).

Thật vậy, bởi ai ai sinh ra cũng được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, được chìm vào giấc ngủ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Đó là hạnh phúc không gì sánh nổi.

Trong trái tim em, mẹ là sự sống, là suối nguồn nuôi em khôn lớn và cũng là người mà em yêu thương nhất trên đời này. Mẹ rất đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của em và của cả gia đình. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi, mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em: “Con giỏi lắm, cố lên thiên thần bé nhỏ của mẹ”. Thế rồi cứ vậy theo lời mẹ mà em biết đi, biết chạy nhảy, nô đùa và lớn lên. Khi em đến tuổi học mẫu giáo, mẹ cho em tới lớp học cùng các bạn. Em đã quen có mẹ nên em khóc rất nhiều vì phải xa mẹ. Những lúc ấy mẹ thường núp sau cánh cửa để dõi theo em, mẹ ứa trào nước mắt cùng em, nhưng mẹ vẫn kiên quyết mong em đi học để khôn lớn thành tài. Thời gian dần trôi, em đã là cô bé học lớp 1, nhưng mẹ vẫn luôn sát cánh bên em không rời. Dù ngày mưa hay ngày nắng, mẹ vẫn là người dìu dắt đưa em đến trường. Cả ngày làm việc vất vả nhưng mẹ luôn tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học. Để giúp em ghi nhớ các con chữ đầu tiên, mẹ dạy em bằng những vần thơ: “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu”. Cách học của mẹ đã giúp em thuộc bài đến giờ em vẫn khắc ghi không thể nào quên.

Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ dạy em biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên. Mẹ còn là người dạy em rất nhiều việc: rửa bát, quét nhà, nấu cơm… Và đối với gia đình em, mẹ là một đầu bếp thiên tài. Những món ăn mẹ làm không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình. Tuy mẹ là người rất giỏi trong chuyên môn và công việc. Nhưng tất cả vì gia đình, tất cả vì em mà mẹ chịu hi sinh mọi đam mê để dành toàn thời gian ở nhà lo cho em và gia đình, dạy dỗ em lên người. Em xúc động và thầm cảm ơn mẹ rất nhiều.

Bấy nhiêu thật sự là chưa đủ đối với em khi viết về mẹ. Đặc biệt trong những ngày ốm đau, mệt mỏi thì tình yêu thương của mẹ càng tỏa sáng rạng ngời. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết. Tối hôm đó em đã bị sốt, người em nóng bừng bừng nhưng chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ: “Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo: “Không sao đâu, con bị sốt nhẹ thôi”. Rồi mẹ lấy chiếc khăn thấm nước mát đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc bằng những lời ân cần: “Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy yêu thương mẹ vô cùng.

Bố em vẫn thường bảo mẹ em không đẹp nhưng mẹ hơn những phụ nữ khác ở tâm hồn và tình cảm. Đúng vậy, mẹ em nhẹ nhàng, dịu dàng và luôn dành tất cả tình yêu thương cho em. Mỗi khi ở bên mẹ, được xà vào lòng mẹ, được bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc em, em cảm nhận thấy dường như tình yêu thương mãnh liệt của mẹ truyền vào sâu trái tim em, qua bàn tay mẹ, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ.

Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. “Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ luôn kính trọng mẹ, yêu thương mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con”.

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
20 tháng 10 2016 lúc 19:25
Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước. 

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nót trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em. Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp. Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời. Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu. 

Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

 

 

Bình luận (4)
Linh Phương
21 tháng 10 2016 lúc 18:42

A) Mở bài:
+ Giới thiệu nhà văn Thanh tinhj và truyện ngắn tôi đi học
+ Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" : vẻ đẹp đáng yêu của tuổi thơ ngây
B) Thân bài:
1) tổng
+ Giới thiệu sơ lược nội dung truyện
+ Giọng kể chuyện trưc tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc , giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .
2)Phân tich
a) ko gian con đường đến trường đc cảm nhận có nhiều điều khác lạ (so với lúc chua đi hoc - trích dẫn ban nha ) . Cảm giác thick thú hôm nay tôi đi học . Chất thơ trư tình lan toa mạch văn
b) Cảm giác trang trọng và đứng đắn của "tôi" : đi học là tiếp xúc với 1 thề giới lạ , khác hắn với đi chơi thả diều
c) Cảm nhận của tôi và các cậu bé khi vừa dến truềong : không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm , khiến cho các bạn hoc sinh cùng chung cảm giác choáng ngợp
d) hình ảnh ông đoocs hiền tư và nhân hậu , nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ . Bởi thế khi nghe đến tên ko khỏi giật mình và lúng túng
e) khi vào lớp "Tôi" cảm thấy một cách tư nhiên , không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn be cùng trang lúa . Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộnh .
3) Hợp
+ nhuwngx cảm xuc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người . giongj keer của nhà văn giúp ta dc sống cùng những ki niẹm
+ Chất thơ lan toa trong cach mieu ta , kể chuyện và khắc hoạ tâm lí đăc sác lam nên chất thơ trong trẻo (đây la lời nhận xét sau khi đã lam các phần o trên , ban cảm nhan theo các trình tự o tren roi phàn cuối nay là hợp - nghia là hợp các ý dã nêu trên )
C) Kết bài :
Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoăc nêu những cảm nghĩ của nhân vật tôi trong sự liên hệ bản thân )
VD: mở bài nha :
" Hang năm ,cư vào cuối thu ....những kỉ niệm mơn man của buổi tuuwj trường , những câu văn ấy của thanh tịnh trên văn đàn Vn hơn 60 năm rồi! thế nhưng "tôi đi hoc " vẫn là một trong những áng văn gợi cảm , trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Vn. Ko những thế , tác phẩm con in đậm dấu ấn của thanh tịnh - một phong cách trư tình nhẹ nhàng , nhiều mơ mộng và trong sáng . Dòng cảm xuc của nhân vật tôi trong truyẹn vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của tre thơ trong buổi đầu đến lớp ."

CHúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Đạt Trần
20 tháng 8 2017 lúc 16:28

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

Bình luận (1)
Tuan Tran Ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
18 tháng 8 2017 lúc 18:11

Về hình thức: Văn bản ngắn là tập hợp của nhiều câu văn.Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm.
Về nội dung:Là một thành phần của bài văn.Các câu trong đoạn phải liên kết với nhau, thống nhất về chủ đề,có câu chủ đề. Nội dung đoạn phải thống nhất với chủ đề bài văn.
=>Theo mk thì chúng là 1

Bình luận (4)
Mai Hà Chi
18 tháng 8 2017 lúc 20:28

Văn bản ngắn là hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các chất liệu chuyên môn, ý chí của một cá nhân hay tổ chức, tới các cá nhân hay các tổ chức khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo. Nó khá giống với văn bản thường ,vì có đầy đủ 3 phần Mở-Thân- Kết . Nhưng văn bản ngắn có hình thức ngắn gọn hơn ,nội dung tóm tắt và cô đúc ,thống nhất với nhau => Văn bản ngắn khác với đoạn văn : vì đoạn văn viết liền và không tách đoạn ,tạo thành một nội dung nhất định ...

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
Hương San
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
15 tháng 8 2017 lúc 15:48

Bạn tham khảo nhé:

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 7, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung - không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
15 tháng 8 2017 lúc 16:10

Ai mà chẳng có những ngày ấu thơ nhỉ? Những ngày ấy, dù hạnh phúc, dù cực khổ, dù đắng cay, nhưng đó cũng chính là những kỉ niệm không bao giờ quên được. Sau này khi bạn nhớ lại, nhìn lại nó, sẽ cảm thấy "sao ngày ấy mình hồn nhiên quá", hồn nhiên ở cái tuổi chưa hiểu đời. Và đó cũng là những niềm vui nho nhỏ an ủi bạn trong cuộc sống hiện giờ.

Ngày nay, công nghệ hiện đại tiến bộ, có nhiều thú vui hơn cả ngày xưa của tôi, cuộc sống thay đổi nhiều, nhưng trong kí ức, những kỉ niệm thời thơ ấu sẽ mãi theo bạn suốt cả cuộc đời, sẽ mãi ở trong một góc kín tâm hồn của bạn!. Có những dòng hồi kí, đọc lại mà thấy buồn cười, đáng yêu làm sao, cũng có những trang hồi kí nhoè nét mực vì những dòng nước mắt!. Cũng như bao người khác, hồi kí của tôi bắt đầu từ ngày đầu tiên đi học...

Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đầu tiên đi học. Và những kỉ niệm ngày ấy đã luôn theo tôi cho đến tận bây giờ.Tôi vẫn nhớ như in câu đầu tiên của bài văn "tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh: "Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường....". Sau này nhà văn Lý Lan cũng viết một bài văn rất hay về đêm trước ngày đầu tiên đi học của một cậu bé.

Các bạn có biết không? Những hình ảnh thân thương, trìu mến, những tấm lòng yêu con, lo lắng chăm sóc cho con của những nguời mẹ trong ngày đầu tiên đi học, đối với tôi, chỉ là những mơ ước, những khát khao mà trong đời này tôi không bao giờ có được.

Ngày đầu tiên đi học của tôi không giống và cũng không được hạnh phúc như câu chuyện của hai nhà văn nổi tiếng đã viết ra, mà khác nhiều lắm, khác xa lắm các bạn ạ!

Tôi còn nhớ rõ buổi sáng ấy. Mẹ gọi tôi thức dậy thật sớm. Mẹ thay cho tôi một bộ quần áo sạch, lành lặn ( không có quần áo mới đâu nhé!). Mẹ trao cho tôi một quyển vở và một cây bút chì, rồi vuốt tóc tôi bảo:
-Con đi học đi, ráng học giỏi nha con!

Thế là tôi đi học một mình cho buổi học đầu tiên của cuộc đời mình.

Tôi cũng đi trên "con đường làng dài và hẹp". Lòng tôi buồn man mác khi nhìn những người mẹ âu yếm dắt tay con, những đứa trẻ nhỏ như tôi trên đường đến trường. Còn tôi, chỉ một mình lủi thủi đơn độc, bị nhấn chìm trong đại dương hạnh phúc của người khác.

Khi đến trường, tôi đâu có được rụt rè "đứng nép bên người thân". Tôi đơn độc một mình, đứng dựa lưng vào gốc cây phượng vĩ trong sân trường, đưa mắt nhìn lên những chú chim nho nhỏ đang ríu rít bên những chùm hoa đỏ rực. Tôi thấy trên khoảng trời xanh mênh mông, có những đám mây nhỏ trôi chầm chậm, rồi tan biến mất. Tôi chợt nghĩ:" mình có như những đám mây ấy không nhỉ?"

Rồi tiếng trống trường vang lên dồn dập. Những tiếng trống như những nhát búa bổ vào lòng tôi. Tôi đang lo sợ. Nỗi sợ ấy giờ đã chuyển thành khiếp sợ. Tôi chạy vào hàng theo các bạn nhỏ khác, không hề hiểu mình phải làm gì, và làm sao cho đúng. Tôi im lặng cúi đầu, không dám nhìn thầy giáo đang đứng phía trước học sinh. Thầy gọi tên học sinh vào lớp. Cuối cùng, chỉ còn lại một mình tôi đứng đối diện với thầy. Tôi không được gọi tên. Tôi sợ quá, ngồi thụt xuống, ôm mặt, bật khóc nức nở. Thầy đỡ tôi dậy, hỏi:
- Con tên gì?
- Dạ! Con tên Đực.
- Con còn tên Đức nữa phải không?

Tôi chợt nhớ ra mẹ có dặn tôi tên là Đức. Tôi mừng quá:
- Dạ phải rồi ạ! Con quên.
- Trời! Thầy gọi nhiều lần mà con nín thinh. thôi, con vào lớp đi!

Tôi đi vào lớp trong tiếng cười thương hại của nhiều người mẹ còn ở lại trong sân trường.

Vậy đó. Ngày đầu tiên đi học của tôi là như vậy đó. Các bạn đừng nghĩ rằng mẹ không thương tôi. Mẹ thương tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ còn phải đi làm từ sáng sớm để tôi có ăn và được đi học, còn cha tôi, vì bị một tai nạn, nên không thể ở nhà được. Nhà tôi nghèo lắm,các bạn ạ!

Từ ngày ấy, trong tôi luôn mang một nỗi buồn u ẩn, nhưng tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc, vì cha mẹ tôi đã chịu nhiều gian khổ để cho tôi được đi học mà không hề có một lời than vãn. Họ chính là những thiên thần hộ mệnh của tôi. Còn tôi, tôi vẫn một mình đi học trên " con đường làng dài và hẹp".

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
15 tháng 8 2017 lúc 19:43

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt

tay đến trường,... "

- Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.

II.THÂN BÀI

Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học

- Chộn rộn, háo hức đến lạ.

- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sần sàng cho ngày mai đi học.

- Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.

- Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?

2. Ngày dầu tiên đen trường.

Trên đường đến trường

- Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.

- Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức. tràn đầy niềm vui.

- Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm.Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm

- Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.

2.Khi tới trường

Đứng trước cổng trường: cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.

Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.

- Bước vào sân trường: sàn trường thật rộng lớn, từng dãy phòng họ khang

trang, đẹp đẽ khiển tôi thật thích thú.

- Xếp hàng: mẹ buông tay tỏi và bao tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự

điều động của nhà trường.

- Cảm xúc cùa tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sự mẹ sẽ bỏ mình, bấu

víu lấy áo mẹ không rời,...

- Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.

3. Trong giờ học

- Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không ? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.

- Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.

- Phòng học đẹp là vì:sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.

- Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.

- Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.

- Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!

d.Giờ ra về

- Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.

- Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.

- Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể

mẹ nghe mọi việc.

- Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.

III. KÉT BÀI

- Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.

- Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.


Bình luận (1)