Bài viết số 1 - Văn lớp 7

nguyenducphuong
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
6 tháng 9 2017 lúc 20:35
Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc. Có lẽ đây là bài ca dao đã chạm đến sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ. Cái hay của bài ca dao là đã sử dụng những ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu nghệ thuật đặc sắc như: Về hình thức, bài ca dao đó thế hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mầu tử. Về biện pháp nghệ thuật so sánh ví von. “Công cha” được so sánh với núi “ngất trời”. “Nghĩa mẹ” được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao. Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là nghĩa tình cao cả, ko thể kể xiết Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng. Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng. bài ca dao đó thế hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mầu tử. Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày, thức đủ năm canh…”

" Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang"

Nguồn :)

Bình luận (0)
Windy
7 tháng 9 2017 lúc 5:25

- Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc.

- Bài ca dao đã đế lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc vì nó không chĩ là lời giáo huấn khô khan về trách nhiệm, bổn phận của con cái đối với cha, mẹ mà “công cha”, "nghĩa mẹ" đã trở nên sinh động, hấp dần và cụ thể trong tiềm thức của mỗi người. Có được kết quả đó là do trong bài ca dao có các từ ngữ, hình ảnh, âm điệu khá hay và đặc sắc. Điều đó thế hiện rõ:

Thứ nhất, về hình thức, bài ca dao đó thế hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mầu tử.

Thứ hai, tác giả dân gian đã dùng lối nói ví von: so sánh công cha với “núi Thái Sơn”, nghĩa mẹ với “nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn” và “nước trong nguồn” là những sự vật to lớn vĩnh hằng, mênh mông, vô tận của thiên nhiên, đất trời. Những hình ảnh ấy làm tăng sức gợi cảm. Từ đó, giúp người đọc có thê hình dung tình cảm cha mẹ dành cho con là vô bờ bến, không thế đo đếm được, như “nước trong nguồn” và “núi Thái Sơn”. Bên cạnh đó, các hình ảnh “biển”, “trời” còn mang tính biểu tượng về truyền thống của văn hoá phương Đông. Thể hiện sự ngưỡng vọng thành kính, độ sâu và nét tinh tế kín đáo.

Cuối cùng, hình ảnh đó được sử dụng để làm tăng tính âm điệu tha thiết nhắn nhủ của lời hát ru, làm tăng tính cụ thể về sự vất vả hi sinh của cha mẹ và thế hiện tình cảm biết ơn sâu sắc của con cái. Bài ca dao còn thể hiện ở “Cù lao chín chữ”, kết hợp với thể thơ lục bát ngọt ngào, sâu lắng, uyển chuyên đã tạo cho bài ca dao có được sức sống lâu bền trong lòng của người đọc.

Bài ca dao tương tự:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngân Vang
Xem chi tiết
Hợp Trần
6 tháng 9 2017 lúc 16:17

Trước hết, đặt mình vào nhân vật Thủy, xưng "tôi" và kể lại chuyện theo mạch cảm xúc của mình (tất nhiên! vì mình đang là Thủy mà), có thể lược bỏ một số chi tiết nhỏ và nên thêm vào những cảm xúc, suy nghĩ (hãy nhớ nếu mình là Thủy thì lúc đó mình sẽ cảm thấy ra sao, thấy buồn và đau khổ như thế nào), cứ thế mà kể lại theo cốt truyện của bản gốc thôi.
Nói thế để bạn dễ hiểu và có thể tự làm được, chứ làm cụ thể ra thì văn bản dài quá!
VD: đoạn anh em Thành và Thủy không nỡ chia đồ chơi, bị mẹ mắng có thể viết như sau:
Hai anh em tôi cứ dùng dằng mãi, không nỡ chia đôi đồ chơi, tôi muốn nhường tất cả cho anh, và anh Thành cũng vậy, anh muốn nhường cho đứa em bé bỏng này. Và đúng hơn là cả hai anh em đều không muốn chia lìa nhau. Nhưng tiếng mẹ quát lại vọng ra khiến tôi giật mình, buồn bã, lo sợ, bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn khiến nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi bật khóc nức nở.

Bình luận (2)
Windy
7 tháng 9 2017 lúc 5:37

Làm theo ý này nhé :

+ Yêu quí, trân trọng Thủy : một cô bé ngoan ngoãn, hiếu thảo ; có tình yêu thương anh và tấm lòng vị tha nhân hậu. + Thủy biết quan tâm đến anh: Ra sân vận động vá áo cho anh vì lo anh bị mẹ mắng -> Vừa ngoan, vừa khéo tay, chăm chỉ, rất thương anh. + Khi bắt buộc phải xa anh, phải chia đồ chơi, muốn giành tất cho anh, hai anh em cứ nhường nhau mãi -> một người em biết nhường nhịn. + Dù vô cùng đau buồn vì bố mẹ chia tay, em chỉ khóc và vâng lời mẹ, không hề cãi khi bị mẹ quát; vẫn mong chờ bố về để chào trước khi chia tay -> em thật ngoan ngoãn, hiếu thảo. + Khi phải chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ, tâm trạng Thủy vô cùng mâu thuẫn: Hai con búp bê tượng trưng cho hai anh em, cả hai anh em đều yêu quí; hằng ngày chúng quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Vậy mà giờ chúng phải xa nhau, Thủy đau lòng không nỡ chia lìa chúng. Khi người anh nhường cho Thủy thì em lại lo không có người gác cho anh ngủ. Và đến giây phút cuối, khi đã trèo lên xe, Thủy lại tụt xuống đặt con búp bê vào chỗ thường ngày chúng vẫn quàng tay nhau…-> Thủy có tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh; em đã chấp nhận chia tay con búp bê yêu quí vì thương anh, lo cho anh. Em luôn vì người khác mà quên lợi ích, niềm vui của mình thật đáng cảm phục, trân trọng. * Càng yêu quí, trân trọng, người đọc càng thương cảm cho số phận éo le, bất hạnh của Thủy. + Cuộc sống của hai anh em Thành – Thủy đang êm ấm, hai anh em vô cùng thân thiết: Chiều nào anh cũng đi đón em. Hai anh em nắm tay nhau, vừa đi vừa trò chuyện -> Tình cảm gắn bó, quấn quít. Nhưng giờ đây Thủy sắp phải xa anh. Nỗi đau của em quá lớn, Thủy chỉ còn biết khóc. -> Người đọc xót xa cho em. + Thủy còn xa lìa con búp bê mà em yêu quí: Con Em Nhỏ. Đó là một sự hi sinh lớn. Đối với em, con búp bê như một người bạn thân thiết, có thể hiểu được tình cảm anh em, có thể chia xẻ buồn vui khi phải xa anh... nhưng em đã để lại cho anh trai mình -> Em sẽ buồn, sẽ cô đơn - > em thật đáng thương. + Thủy còn phải chia tay với cô giáo và các bạn, nơi thân thiết gắn bó với em hằng ngày.Cảnh chia tay đẫm nước mắt khiến người đọc vô cùng xúc động : Thủy khóc, bạn bè khóc, cô giáo cũng không cầm nổi nước mắt...Nhưng người đọc còn bất ngờ hơn, xót xa hơn vì Thủy sẽ phải mãi mãi chia tay với lớp, với trường vì em sẽ không được đi học mà phải đi bán rau ở chợ. Vì nơi em về là một vùng quê hẻo lánh, xa trường học nên em không thể tiếp tục học. Thật đau lòng biết bao ! Cuộc đời em rồi sẽ ra sao ? Tương lai của em sẽ thế nào ?... Tóm lại : Nhân vật Thủy được xây dựng tự nhiên, chân thật, qua nhiều chi tiết cụ thể, bất ngờ rất hấp dẫn người đọc. Nhân vật Thủy hiện lên càng ngoan ngoãn, càng giàu tình yêu thương, nhân hậu, trong sáng, cao đẹp bao nhiêu càng có sức truyền cảm mạnh mẽ bấy nhiêu ; khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của tổ ấm gia đình. Hãy để trẻ em được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha, mẹ và những người thân yêu...
Bình luận (0)
Windy
7 tháng 9 2017 lúc 5:37

sorry , bị lỗi mk cách r nhưng nó vẫn liền lại :((

Bình luận (3)
happy time
Xem chi tiết
Hoàng Vy
6 tháng 9 2017 lúc 12:17

Dàn bài

I. Mở bài

Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:

Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu? Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?

II. Thân bài

Nếu đó là danh lam thắng cảnh: Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không? Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy. Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc... Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em: Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên. Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có) Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),... Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...

III. Kết bài

Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.

Bình luận (0)
Hoàng Vy
6 tháng 9 2017 lúc 12:20

+Tham khảo văn của mị nạ :

Đâu đó những tiếng ve kêu râm ran, những chiếc lá bàng rơi khe khẽ, đâu đó những cánh hoa phượng vĩ được xếp vào những trang giấy trắng của những cô bạn nữ sinh như báo hiệu một mùa hè nữa lại đến, một mùa hè cuối cấp, một mùa hè với biết bao kỉ niệm thân thương của ngày xa trường...
Nhìn những tà áo dài thướt tha trong gió của những cô bạn nữ sinh, nhìn những nét mặt chia tay bịn rịn của những cậu bạn học trò tôi lại nhớ về những ký ức ngày xưa, những tháng năm cắp sách đến trường với biết bao ước mơ, hoài bão.
Hồi ấy, còn là một cô học trò hồn nhiên mới lớn hay bướng bỉnh mà cũng lắm trẻ con, cũng có lúc ngoan hiền vì sợ thầy la mắng. Ôi ! Cái thời " mộng mơ " ấy đâu còn nữa, cứ mỗi lần nghĩ lại tôi lại thấy nhớ lắm những kỉ niệm một thời mà không bao giờ tôi quên được.
Nhớ lắm từng hàng ghế đá quen thuộc nơi tôi thường ngồi ôn bài và cũng hàng ghế đá ấy tôi nhớ về những buổi chuyện trò, tâm sự với những đứa bạn cùng nhau. Nhớ lắm những kỉ niệm buồn vui, những lúc sát cánh bên nhau, giúp đỡ nhau vượt qua trong học tập và nhớ lắm những tình yêu " chớm nở ", những rung động đầu đời của tuổi mộng mơ, tình yêu thời " cắp sách ".


Càng nghĩ lại sao càng thấy thân thương quá đỗi... Những trang nhật ký ngày nào đang cầm trên tay như muốn đưa tôi về ngày xưa ấy, sống lại cùng những năm tháng hồn nhiên, ngây thơ với biết bao ước mơ cháy bỏng và một lí tưởng sống không ngừng. Và chính những người thầy, người cô, những con người luôn tận tuỵ suốt những năm tháng ấy đã dìu dắt tôi đến bến bờ tri thức, để bây giờ mỗi khi nhớ lại là biết bao cung bậc, những cảm xúc khó tả biết chừng nào...
Năm tháng ấy như gắn liền với tôi biết bao nhiêu kỷ niệm về thầy cô, về bạn bè, về những bài học, những hành trang bước vào đời của những con người " lái đò " truyền đạt, tận tuỵ suốt đêm thâu soạn giáo án chỉ với một tấm lòng thương " trò ", mong " trò " có một tương lai phía trước.


Thầy cô ơi ! Thương lắm thầy cô , dù mai này trên đường đời có khó khăn, có chông gai thử thách con cũng sẽ vượt qua, bởi lẽ chỉ có thế mới đáp lại những gì mà thầy cô đã truyền đạt kiến thức làm hành trang để con bước vào đời...Xin dành tình cảm tốt đẹp nhất, những lời tri ân nồng thắm nhất dành tặng đến những người thầy, người cô đã cùng con đi qua những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời...


Và bạn ơi, tôi biết mỗi chúng ta ai cũng đã từng có một thời học sinh hồn nhiên nhiều kỷ niệm như thế...Đôi lúc khi tấp nập bồn bề với cuộc sống, đôi lúc khi đi qua ta lại lãng quên những năm tháng " mộng mơ ", những ngày xưa chất chứa biết bao hoài bão riêng mình ...Vậy thì bạn nhé ! Hãy nhớ về ngày xưa ấy, sống lại những năm tháng " học trò " ấy để thấy đâu đó những kỷ niệm thân thương trường lớp, những đứa bạn đáng yêu, tinh nghịch ngày nào và những con người " gõ đầu trẻ " mến yêu !

Mùa hè ấy...Tôi không sao quên được...Một thời cuối cấp khó quên...!
Mong rằng các bạn đừng bao giờ quên những gì đẹp nhất của tuổi học trò các bạn nhé...

Bình luận (0)
Thy Nguyen
Xem chi tiết
Eren Jeager
5 tháng 9 2017 lúc 18:47

Trong cuộc sống con người chúng ta luôn có những niềm vui, nỗi buồn, luôn có những khó khăn cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có những người bạn tốt để giúp ta trong những lúc như vậy. Và em cũng có một người như vậy ngay từ tuổi nhỏ. Cậu ấy tên Quang.
Quang là hàng xóm của em. Chúng em chơi với nhau lúc còn bé xíu. Khi ấy cậu mập mạp, trắng trẻo rất đáng yêu. Lớn hơn một chút, chúng em học cùng lớp mẫu giáo, rồi lại cùng nhau vào trường tiểu học. càng ngày chúng em càng thân thiết với nhau hơn.
Giờ đây cậu ấy sở hữu một khuôn mặt chữa điền, làn da không còn trắng mịn như con gái mà ngăm đen khỏe mạnh. Cậu ấy chỉ cao hơn em một chút. Mái tóc cắt ngắn trông rất gọn gàng. Quang là một con người thân thiện, luôn tươi cười, cởi mở với mọi người xung quanh. Học nhóm, chơi thể thao, làm bài tập ngữ văn, lúc nào em và Quang cũng thành một cặp, gắn bó với nhau như hình với bóng.
Không chỉ thông minh, nhanh nhẹn, Quang còn rất biết quan tâm giúp đỡ người khác, nhất là với em. Vì em học kém môn Ngữ văn nên Quang ngày nào cũng sang nhà em làm gia sư bất đắc dĩ. Anh bạn gia sư của em còn là một cây văn nghệ cừ khôi. Cậu ấy đã từng dành ngôi vị quán quân trong cuộc thi tiếng hát học .sinh toàn trường. Mỗi dịp có lễ hội, nhìn cậu ấy hát trên sân khấu nhà trường, em thấy bạn rất chuyên nghiệp và trong lòng em có cảm giác tự hào khi có được người bạn như Quang.
Không chỉ học giỏi, hát hay, Quang còn rất ngoan ngoãn và biết giúp đỡ cha mẹ. Mỗi chiều đi học về em thường thấy Quang giúp bố mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà cữa. Không những thế, những món ăn mà Quang nấu cũng không thể chê vào đâu được. Trong mắt em Quang trở thành một người bạn hoàn hảo. Là tấm gương xứng đáng cho em học tập và cố gắng noi theo.
Mỗi người bạn đều đem lại cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Nhưng người bạn thân thiết gắn bó khiến ta tự hào, ngưỡng mộ mà trở nên cố gắng tốt đẹp hơn càng đáng quý. Em mong tình cmar giữa em và Quang mãi mãi như bây giờ.

Bình luận (0)
Võ Văn Khánh Duy
5 tháng 9 2017 lúc 19:56

Trong cuộc sống con người chúng ta luôn có những niềm vui, nỗi buồn, luôn có những khó khăn cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có những người bạn tốt để giúp ta trong những lúc như vậy. Và em cũng có một người như vậy ngay từ tuổi nhỏ. Cậu ấy tên Quang.

Quang là hàng xóm của em. Chúng em chơi với nhau lúc còn bé xíu. Khi ấy cậu mập mạp, trắng trẻo rất đáng yêu. Lớn hơn một chút, chúng em học cùng lớp mẫu giáo, rồi lại cùng nhau vào trường tiểu học. càng ngày chúng em càng thân thiết với nhau hơn.


Giờ đây cậu ấy sở hữu một khuôn mặt chữa điền, làn da không còn trắng mịn như con gái mà ngăm đen khỏe mạnh. Cậu ấy chỉ cao hơn em một chút. Mái tóc cắt ngắn trông rất gọn gàng. Quang là một con người thân thiện, luôn tươi cười, cởi mở với mọi người xung quanh. Học nhóm, chơi thể thao, làm bài tập ngữ văn, lúc nào em và Quang cũng thành một cặp, gắn bó với nhau như hình với bóng.

Không chỉ thông minh, nhanh nhẹn, Quang còn rất biết quan tâm giúp đỡ người khác, nhất là với em. Vì em học kém môn Ngữ văn nên Quang ngày nào cũng sang nhà em làm gia sư bất đắc dĩ. Anh bạn gia sư của em còn là một cây văn nghệ cừ khôi. Cậu ấy đã từng dành ngôi vị quán quân trong cuộc thi tiếng hát học .sinh toàn trường. Mỗi dịp có lễ hội, nhìn cậu ấy hát trên sân khấu nhà trường, em thấy bạn rất chuyên nghiệp và trong lòng em có cảm giác tự hào khi có được người bạn như Quang.

Không chỉ học giỏi, hát hay, Quang còn rất ngoan ngoãn và biết giúp đỡ cha mẹ. Mỗi chiều đi học về em thường thấy Quang giúp bố mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà cữa. Không những thế, những món ăn mà Quang nấu cũng không thể chê vào đâu được. Trong mắt em Quang trở thành một người bạn hoàn hảo. Là tấm gương xứng đáng cho em học tập và cố gắng noi theo.

Mỗi người bạn đều đem lại cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Nhưng người bạn thân thiết gắn bó khiến ta tự hào, ngưỡng mộ mà trở nên cố gắng tốt đẹp hơn càng đáng quý. Em mong tình cảm giữa em và Quang mãi mãi như bây giờ.

Bình luận (0)
Đạt Trần
5 tháng 9 2017 lúc 20:20

Bạn của em rất nhiều, bạn hồi học tiểu học, bạn mới quen từ khi học cấp hai, bạn ở chòm xóm láng giềng, bạn là con các cô chú cùng cơ quan của bố mẹ. Trong số đó em thân nhất là Dung.

Dung và em quen nhau từ lúc hai đứa mới bước vào lớp 6, trong một cảnh ngộ cũng thật đặc biệt, chồng sách của em rơi tung tóe, một số bạn lấy đó làm vui, riêng Dung cúi xuống giúp em nhặt lên rồi vuốt lại thật phẳng phiu và để lên ngay ngắn. Em và Dung bắt bạn với nhau từ đó.

Nét nổi bật nhất ở Dung là cặp mắt tròn thật to, thật sáng, có lẽ bạn học giỏi cũng bởi cặp mắt ấy - mẹ em bảo những người mắt sáng thường rất thông minh. Khuôn mặt bầu bĩnh trông thật dễ mến. Đặc biệt có một cái lúm đồng tiền thật sâu ở bên má phải, và dư có một cái thôi, má trái không có. Em vẫn thường đùa bạn tại cậu ham cười quá cho nên mới bị rơi mất một cái rồi đấy. Mỗi khi Dung cười cái lúm đồng tiền ấy càng sâu hơn làm cho khuôn mặt của bạn trở nên thật xinh. Mái tóc của Dung thật ngộ, những sợi tóc nó không thẳng suôn như những bạn khác mà nó cứ xoắn tít cả lên, chính vì vậy mà cả lớp đặt cho bạn biệt hiệu là Dung xoăn, nhưng Dung không bực mình chỉ cười, mặc dù không thích mái tóc xoăn của mình tí nào, bởi nó làm cho bạn vướng víu khi gội đầu, và còn bởi mặc cảm từ câu nói: Tóc xoăn thường khờ. Thế nhưng em chẳng thấy bạn khờ một tí nào. Đi học có bố mẹ đưa đón tận nơi, lại có riêng hẳn cả một máy vi tính ớ nhà, sướng bằng tiên rồi còn gì. Mỗi lần đến nhà Dung chơi hai dứa em lại ngồi chơi và học Anh văn trên máy cả tiếng đồng hồ.

Ở lớp lúc xếp hàng bao giờ Dung cũng được đứng vị trí từ đầu tiên bởi vì chiều cao khiêm tốn của bạn. Điều này thì làm cho Dung bực bội lắm. Bạn rất ghét cảm giác lúc nào cũng bị nhìn vào gáy của mọi người và đã tìm mọi biện pháp để cải thiện chiều cao khiêm tốn của mình nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Em phải tìm cách an ủi để cho Dung bớt chạnh lòng.

Bình thường trông bạn có vẻ chậm chạp. Hạt mít của lớp (biệt hiệu mà em đặt cho bạn) phải luôn tất tả mới đi kịp bạn bè. Thế nhưng khi lên bảng giải bài tập thì lại rất nhanh ít ai theo kịp. Những phép tính dưới bàn tay Dung cứ hiện ra như nước chảy. Khi gặp bài toán khó, đôi mày cùa Dung nhíu lại, những lúc ấy thì đố ai mà nói được với bạn ấy câu gì. Các thầv cô giáo thường hay lấy Dung để nêu gương trước lớp về sự tập trung trong giờ học. Cũng thật lạ, tụi em đứa nào được nêu gương cũng cười tít mắt, thê mà Dung khi được nêu gương mặt lại đỏ rựng cả lên.

Thấm thoát, vậy là đã gần hai năm trôi qua, tình bạn giữa em và Dung ngày càng gắn bó. Em mong sao chúng em được tiếp tục học với nhau mãi, để tình bạn chúng em ngày càng đẹp hơn.

Bình luận (1)
nguyenducphuong
Xem chi tiết
Windy
2 tháng 9 2017 lúc 7:02
Hoa hồng là tên một loài hoa, và loài hoa hồng cũng có thể có nhiều màu khác nhau như đỏ, trắng, vàng, v.v..
Và tương tự cũng có nhiều loài hoa có màu hồng thì cũng không có nghĩa là loài hoa hồng.
Bình luận (0)
Trần Thị Thùy Linh
24 tháng 8 2017 lúc 20:36

k vì hoa hồng vì có rất nhiều loại hoa hồng : hòa hồng đen ; hoa hồng xanh ; ...

Bình luận (0)
Kayoko
24 tháng 8 2017 lúc 20:37

Viết đoạn văn?

Bình luận (0)
Quỳnh Ny
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
3 tháng 9 2017 lúc 20:58

Thị xã Kon Tum yên ả dưới chân dãy Ngọc Lĩnh từ xưa đến nay vẫn thưa vắng dấu chân lữ khách. Vì vậy mà những nét đẹp và những câu chuyện về phố núi bên dòng Đắk Blah còn đó như món quà bất ngờ cho ai một lần ghé qua. Một trong những món quà đó là nhà thờ Chánh Tòa bằng gỗ đẹp và độc đáo có tuổi đời gần trăm năm.

Nhà thờ gỗ Kon Tum do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, tọa lạc trên một diện tích rộng giữa trung tâm thị xã, có kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman với kiểu nhà sàn của người Ba Na. Công trình này hoàn toàn bằng gỗ, được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây dựng.

Trần và tường nhà thờ được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, thật đáng khâm phục là gần một thế kỷ trôi qua, thánh đường vẫn chưa có dấu hiệu nào của sự xuống cấp.

Cung thánh được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày mà vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng. Khu hoa viên của nhà thờ có nhà rông mái thật cao, các bức tượng tạc từ rễ cây làm không gian mang đậm màu sắc đại ngàn. Ngoài thánh đường chính, nhiều công trình khác cũng được xây dựng rất tinh tế và mỹ thuật như nhà thờ, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo.

Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc để giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều mảnh đời không may. Khuôn viên nhà thờ luôn mở rộng cửa cho khách tham quan. Vào uống rượu trái cây do các nữ tu chưng cất và nhìn ngắm những em gái người dân tộc ngồi dệt thổ cẩm cũng là kỷ niệm khó quên về thị xã êm đềm này.

Không xa nhà thờ Chánh Tòa là chủng viện Kon Tum do vị giám mục đầu tiên của giáo phận Kon Tum xây dựng từ năm 1935 đến năm 1938, cũng có kiến trúc tương tự như nhà thờ nhưng quy mô lớn hơn. Bước qua cổng, du khách cảm thấy thư thái với hai hàng cây sứ lâu năm tỏa bóng mát, thoảng hương thơm dìu dịu trên đường vào trong chủng viện.

Trên tầng hai của chủng viện có một phòng truyền thống trưng bày chi tiết về lịch sử truyền giáo tại Kon Tum từ giữa thế kỷ XIX, gồm nhiều hiện vật, các bút tích… của những vị linh mục trên đường truyền đạo, các hình ảnh, tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của giáo phận Kon Tum. Cũng có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh này.

Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong chủng viện đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ. Điều đáng trân trọng là ở đây không bán vé tham quan, cũng không phải đóng góp tiền của gì, và dù chỉ có một du khách, cô thuyết minh trẻ của chủng viện vẫn say mê kể chuyện với sự am hiểu sâu sắc về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng… Có lẽ người ở đây chỉ mong muốn cái hay cái đẹp của vùng đất Tây Nguyên được khách đường xa biết tới. Đúng là một nơi không thể bỏ qua khi du khách đến Kon Tum tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống người dân vùng đất này.

Đại ngàn giờ đã lùi rất xa, màu áo thổ cẩm cũng không còn thấy giữa phố núi. Nhưng tiếng chuông thánh đường vẫn vang vọng ngày ngày, cho đến khi nào con người còn cần những chốn thiêng.

Nằm tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng hơn 1km, nhà thờ gỗ Kon Tum được bắt đầu xây dựng vào năm 1913, đến năm 1918 thì cơ bản hoàn thành. Toàn bộ kinh phí xây dựng do một linh mục người Pháp (ông là Giô-sép Đe-crui-lơ) bỏ ra. Ông muốn xây dựng nhà thờ này để đáp ứng nguyện vọng sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ ở làng Kon Tum ngày ấy.

Đến Kon Tum, ngay từ xa, du khách có thể nhìn thấy tháp chuông nhà thờ với màu nâu ấm áp nổi bật trên nền trời xanh trong của cao nguyên. Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng cây gỗ cà chít, một loại gỗ rất bền và chắc. Diện tích ban đầu của nhà thờ khoảng 700m2, sau đợt trùng tu vào năm 1996, diện tích được mở rộng thêm 400m2. Toàn bộ kiến trúc của nhà thờ đều được thiết kế theo kiểu châu Âu. Mặt chính được thiết kế theo kiểu Gô-tích. Cổng chính vào nhà thờ làm theo hình vòng cung, trên nóc có một tháp lớn, mái nhọn. Hai bên là hai dãy hành lang chạy dọc theo bên hông nhà thờ, kích thước mỗi bên khoảng hơn 2m. Mái của hai dãy hành lang này đã được sửa chữa lại, mang dáng dấp kiến trúc của dân tộc ít người. Bên trong giáo đường rộng thênh thang, hàng cột gỗ hai người ôm không xuể đã ngả màu đen bóng. Hệ thống cột kèo trong nhà thờ tuy không chạm khắc tỉ mỉ, công phu như ở các nhà rường cổ, nhưng chính những hoa văn có đường nét phóng khoáng đã thể hiện được chất đại ngàn của người Tây Nguyên, hồn hậu và khỏe khoắn.

Các ô cửa sổ được thiết kế rộng, tạo thành một không gian sáng sủa và thoáng mát. Ngoài kiểu cách trang trí như các nhà thờ Thiên chúa giáo khác, ở đây còn trang trí những đồ vật do người dân tộc ít người làm như những dây sôl, lòng treo… mang nhiều màu sắc rực rỡ. Các tấm màn và khăn trải bàn là những tấm vải thổ cẩm được dệt bởi những tín đồ người dân tộc. Có thể nói, đây là một điểm đột phá trong kiến trúc của nhà thờ. Để tạo ra một khung cảnh phù hợp với đời sống văn hóa của các dân tộc ít người, bên cạnh nhà thờ còn xây dựng một ngôi nhà rông và cây nêu rất lớn để bà con đến đây sinh hoạt vào những dịp lễ lớn của đạo thiên chúa. Phía sau nhà thờ là một dãy nhà để nuôi dưỡng các trẻ em mồ côi người dân tộc thiểu số, do các sơ trong nhà thờ thành lập. Cung thánh nhà thờ được trang trí hoa văn của các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, tạo ấn tượng trang nghiêm huyền bí, song cũng rất gần gũi. Thánh đường còn có rất nhiều khung cửa kính màu, vẽ các điển tích trong Kinh thánh, các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa tạo thêm vẻ tráng lệ cho giáo đường.

Hàng ngày có rất đông các tín đồ từ khắp nơi về đây cầu nguyện và sinh hoạt tôn giáo. Trong những dịp lễ lớn, đồng bào Kinh cũng cùng đồng bào các dân tộc quanh vùng tề tựu về đây sinh hoạt rất đông vui. Nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ các dân tộc diễn ra rất sôi nổi. Hàng năm còn có rất nhiều đoàn khách về thăm quan, chiêm ngưỡng các đường nét kiến trúc độc đáo và thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc ít người ở Kon Tum.

Bình luận (0)
ChaosKiz
3 tháng 9 2017 lúc 21:00

Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, là một nhà thờ Giáo hội Công giáo nằm ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum,Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làm nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum. Nhà thờ này theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn củangười Ba Na - sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là gỗcà chít. Các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng kiểu vữa trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống ở miền Trung Việt Nam.

Bình luận (0)
nguyenducphuong
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
3 tháng 9 2017 lúc 20:54

1. a) Tính mạch lạc của văn bản Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) được thể hiện như thế nào?

+) Gợi ý: Truyện xoay quanh nội dung chủ đạo, đó là lời căn dặn của người cha đối với người con rằng:tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao quý hơn cả. Thất đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Nội dung này đã được triển khai một cách hợp lí và mạch lạc: người cha nhắc đến lỗi của đứa con; tiếp đó, ông khéo léo nhắc về những kỉ niệm, nhắc về tình yêu thương sâu sắc mà người mẹ đã và đang dành cho con để đứa con cảm nhận sâu sắc hơn lỗi lầm của mình, từ đó mà biết tự nhận ra phải trái. Bài văn kết thúc bằng những lời nói rất kiên quyết của người cha khi căn dặn và nhắc nhở đứa con mình ...

Bình luận (0)
Windy
7 tháng 9 2017 lúc 5:27

Trong văn bản Mẹ tôi của A-mi-xi, các phần, các đoạn, các câu văn đều nói về một chủ đề: tình yêu thương của cha mẹ dành cho con. Chủ đề đó được biểu hiện thông suốt và liên tục giữa các phần trong văn bản:

Phần 1: Nêu nguyên nhân bố viết thư cho En-ri-cô.

Phần 2: Trước việc thiếu lễ độ của con trai, người bô" có thái độ đau đớn và tức giận.

Phần 3: Những lời dạy nghiêm khắc chân thành của người cha.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Hong
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
28 tháng 8 2016 lúc 14:40

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI :
1. Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính?
Đây là truyện viết về tâm trạng và tình cảm của hai anh em. Đó là nỗi đau vì cha mẹ bỏ nhau làm hai anh em phải xa nhau (Thành ở với bố, Thủy theo mẹ về quê ngoại).


2. Suy nghĩ, thảo luận các điểm sau:
a. Người xưng “tôi” là Thành, chứng kiến sự việc xảy ra và cũng là người chịu nỗi bất hạnh do bố mẹ tạo nên.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất đã làm tăng thêm tính chân thật và có tính thuyết phục cao.
b. Tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê” nhưng có quan hệ mật thiết đến nội dung câu chuyện, đây là ý đồ tư tưởng của người viết truyện.
ởi vì: Những con búp bê vốn là một thứ đồ chơi của tuổi nhỏ, vô cảm, nhưng ở đây đã gợi nên một nỗi đau cho hai đứa trẻ ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ đang sống xum họp. Các em có tội lỗi gì đâu mà phải xa nhau.

3. Những chi tiết nói lên sự gần gũi, thương yêu chia sẻ và quan tâm thật sự đến nhau như:
Ở hai anh em Thành và Thủy có những chi tiết nói lên sự gần gũi, thương yêu và quan tâm thật sự đến nhau như: “Thủy mang kim chỉ ra sân vận động vá áo cho Thành, còn Thành thì chiều nào cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa trò chuyện, Thành nhường đồ chơi cho em”.


4. Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê ra…?
* Tình huống: Khi thấy anh chia hai con búp bê ra, Thủy bối rối và tru tréo lên giận dữ vì thương Thành, sợ đêm đêm không có con vệ sĩ gác giấc ngủ cho anh.
Tác giả gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ:
- Muốn giải quyết mâu thuẫn này chỉ có một cách là cha mẹ Thành – Thủy phải đoàn tụ lại nhưng không được nữa.
- Kết thúc truyện: Thủy lựa chọn bỏ lại con “Em nhỏ” bên cạnh con vệ sĩ để không bao giờ chúng phải xa nhau.
Cách lựa chọn này gợi lên trong lòng ta một tình thương. Đó là một em gái thương anh hết mực, giàu lòng vị tha, thương cả hai con búp bê phải xa nhau nữa nên thà mình chịu thiệt thòi để anh có con vệ sĩ gác cho anh ngủ. Từ tình huống này, người đọc xúc động, xót thương cho cảnh ngộ của những trẻ thơ rất thương nhau phải xa nhau vì hạnh phúc gia đình tan vỡ (nguyên nhân từ phía cha mẹ của các em). Giá trị nhân bản của tác phẩm rất lớn.

5. Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học khiến em cảm động nhất?
- Chi tiết khiến ta cảm động nhất là cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng.
- Chi tiết làm người đọc phải giật mình: Thủy không muốn nhận vì em nói không được đi học nữa, do nhà ngoại xa trường quá, nên “mẹ bảo sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Nghe Thủy nói cô Tâm thốt lên: “Trời ạ!” “Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa”.


6. Giải thích tâm trạng của hai anh em Thành và Thủy khi ra khỏi trường?
* Khi ở trong trường bước ra, tâm trạng hai anh em Thành - Thủy đang như có giông tố, bão bùng, vì những đổ vỡ mà cha mẹ tạo ra cho các em.
* Thế mà bên ngoài cảnh vật tươi đẹp vẫn tươi đẹp, bình yên
Vì vậy Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường mà nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
“hai anh em Thành – Thủy đau khổ, ngồi dưới gôc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu”một cách nặng nề thì “lũ chim sâu… vẫn nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót, người đi chợ vẫn ríu ran”.
- Bố mẹ mỏ nhau, Thành – Thủy phải xa nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình hai em. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên.
- Tác giả chỉ muốn nói đến sự đau khổ của hai đứa trẻ ngây thơ bị bố mẹ bỏ rơi là sự đau xót vô cùng không biết ngỏ cùng ai!
- Tác giả như muốn nhắc nhở: mỗi người hãy lắng nghe những gì đang diễn ra quanh ta.
- Miêu tả sự việc một cách khách quan tác giả muốn nhắn thầm: Hãy san sẻ nỗi đau cùng đồng loại không nên sống dửng dưng vô tình.
Cách diễn tả nghịch cảnh này đã làm tăng thêm nỗi buồn thảm trong lòng các em nhỏ vì thất vọng, bơ vơ, lạc lõng giữa cảnh đời.

7. Qua câu chuyện này, tác giả muốn gởi đến mọi người điều gì?
Qua câu chuyện này, ta thấy tác giả muốn gởi đến mọi người một thông điệp: Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.
“Tình cảm gia đình là vô cùng quí giá và rất quan trọng. Mọi người hãy cố gắng giữ gìn không nên vì lý do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên và trong sáng đó”.

8. Nghệ thuật
- Nhân vật kể chuyện chính là người trong cuộc nên trực tiếp nói lên nỗi đau chia lìa vừa của tác giả đồng thời xen vào những câu văn miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật một cách ấn tượng, chuyện kể rất tự nhiên, chân thật, nhiều chi tiết bất ngờ.
- Những nhân vật tham gia vào truyện cũng được chọn lọc một cách tiêu biểu. Hai nhân vật trung tâm là Thành – Thủy song song tồn tại có tính quy chiếu với hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ. Hình ảnh người bố, người mẹ chỉ là gián tiếp xuất hiện qua lời Thủy và lời cô giáo. Do đó, chủ đề câu chuyện vô cùng sâu sắc, xúc động

Bình luận (3)
Nguyen Thi Hong
28 tháng 8 2016 lúc 14:30

nhanh lên nha mọi người em đang cần gấp

Bình luận (0)
Trương Thị Mỹ Duyên
28 tháng 8 2016 lúc 14:43
1. Truyện viết về hai nhân vật Thành và Thuỷ. Truyện miêu tả cảnh gia đình của Thành và Thuỷ tan vỡ (cha mẹ bỏ nhau) đặc biệt khắc hoạ sự xót xa của hai anh em khi tình cảm của họ bị xẻ chia.2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chính là người chứng kiến câu chuyện xảy ra, trực tiếp tham gia cốt truyện – tức là cùng chịu nỗi đau vì sự mất mát về tình cảm như em gái mình. Cách lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả có điều kiện trực tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm và diễn biến tâm trạng của nhân vật, tăng thêm tính chân thực của truyện, làm cho truyện hấp dẫn và sinh động hơn. Chính vì thế, mặc dù tiêu đề của truyện là Cuộc chia tay của những con búp bê nhưng người đọc vẫn hiểu là cuộc chia tay của Thanh và Thuỷ.Tuy nhiên, tiêu đề truyện còn một hàm ý khác. Những con búp bê thường gợi liên tưởng đến sự hồn nhiên, trong sáng, vô tư. Cuộc chia tay của những con búp bê tạo ra một tình huống tâm lí - đó là cuộc chia tay không đáng có, cũng như không đáng có cuộc chia tay giữa Thành và Thuỷ - hai anh em vốn rất mực gần gũi, thương yêu và luôn luôn quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Tên truyện, vì thế đã gợi ra được một tình huống đáng chú ý khiến người đọc phải quan tâm theo dõi.3. Các chi tiết trong truyện cho thấy hai anh em Thành, Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau:- Khi Thành đi đá bóng bị rách áo, Thuỷ ddax mang kim ra tận sân vận động để vá áo cho anh.- Ngược lại, Thành thường giúp em mình học. Chiều chiều lại đón em ở trường về.- Lúc chia tay, Thành đã nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại sợ anh không có người gác đêm nên cứ một mực buộc anh phải nhận giữ con Vệ Sĩ.4. Đọc truyện, điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thuỷ bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thuỷ vừa ngạc nhiên vừa giận dữ "Sao anh ác thế!" đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính cao trào, đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn của truyện.5. Trong cuộc chia tay của Thuỷ với cả lớp, chi tiết Thuỷ cho biết mình sẽ không được đi học nữa (vì nhà bà ngoại ở xa trường quá) và rồi đây, Thuỷ sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ là chi tiết khiến cô giáo (và cả các bạn nữa) bàng hoàng nhất. Cha mẹ Thành và Thuỷ chia tay, với họ đó đã là một nỗi đau đớn lớn. Nhưng ở tuổi của Thuỷ mà không được đến trường, lại phải bước vào đời sớm thế, rõ ràng chi tiết ấy sẽ khiến cho mọi người cảm thấy xót xa hơn.Trong khi đó, có lẽ chi tiết cảm động nhất trong màn chia tay này là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng (hoặc cũng có thể nêu ra chi tiết: sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin Thuỷ không còn được đến trường nữa).6. Thành kinh ngạc bởi trong khi tâm hồn mình đang diễn ra những mất mát, đớn đau quá lớn (mất mái ấm gia đình, phải chia tay đứa em gái nhỏ) thì cuộc đời ngoài kia vẫn trôi bình thản. Chi tiết này cho thấy sự hụt hẫng, cô đơn của nhân vật. Nó tác động mạnh vào ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và trước cuộc sống của cộng đồng.7. Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia đình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ  vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy. 
Bình luận (1)
Quỳnh Ny
Xem chi tiết
Trần Đình Trung
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
9 tháng 9 2016 lúc 20:31

Đã gần bảy năm kể từ ngày tôi cùng Tùng tay trong tay tung tăng bước vào lớp một. Thời gian trôi qua nhanh xoá nhòa bao kỉ niệm. Nhưng cũng thật tuyệt vời khi chính những năm tháng ấy lại khắc sâu thêm tình bạn của chúng tôi.

Tùng không phải là người bạn duy nhất của tôi nhưng cậu chính là người mà tôi thân thiết nhất. Tôi và Tùng cùng tuổi. Hai đưa chi hơn nhau mấy ngày sinh, nhà lại cùng chung dãy phố nên chúng tôi chơi với nhau từ khi bập bẹ lên một lên hai. Tùng thấp và đậm, dáng người cậu chắc khoẻ hơn cái dáng mành khảnh của tôi. Chẳng thế mà ở lớp cậu có thể chơi bóng từ đầu đến cuối trận mà còn dư sức hơn cả lũ bạn cùng lớp như tôi. Tùng có mái tóc và đôi mắt màu đen. Tôi có thể dám chắc rằng ỏ hai đặc điểm ấy, cậu thực sự là một bản sao của mẹ. Ngày xưa mái tóc và đôi mắt rất đen và đẹp của mẹ Tùng đã giúp bác đạt giải trong một cuộc thi sắc đẹp.

Tuy nhiên, đôi mắt và mái tóc chưa phải là nét tiêu biểu nhất cùa Tùng. Gặp Tùng, ai cũng dễ nhận ra khuôn mặt của cậu toát lên vẻ thông minh. Tùng ăn nói hoạt bát và lanh lợi. Vầng trán của cậu khá cao nhưng thường được giấu kin đáo đằng sau hàng tóc rủ. Nhìn chung khuôn mặt của Tùng rất dễ tạo ra cho chúng ta thiện cảm và rất dễ gần.

Tùng học giỏi nhất lớp nhưng không bao giờ tự kiêu. Cậu đơn giản và gần gũi với bạn bè ngay từ cách ăn mặc và sinh hoạt. Gia đình Tùng có điều kiện nhưng những bộ quần áo mà cậu mặc đến lớp hàng ngày hoặc mặc vào một dịp đi chơi nào đó bao giờ cũng rất giản dị. Cách ăn vận ấy khiến chúng tôi rất nể phục Tùng. Thế nhưng có lẽ điều tuyệt vời nhất ở cậu học trò mẫu mực này chính là vẻ đẹp trong lối sống. Tùng hòa nhã gần gũi với bạn bè. Tùng lễ phép, tôn trọng và nghe lời thầy cô giáo hay những người lớn tuổi, ở trong lớp, cậu rất biết nhún nhường. Tùng lại hay giúp đỡ những bạn học yếu hơn nên cả lớp ai cũng quý và thân thiết với cậu.

Ngần ấy năm học trôi qua, tình bạn của tôi và Tùng càng ngày càng sâu sắc. Mỗi buổi sáng hai dứa cùng cắp sách tới ưường, cùng học, cùng chơi lại cùng về trên con đường cũ. Buổi chiêu hai đứa lại dành thời gian cùng học nhóm, ở với Tùng tôi cũng học được bao điều quý giá. Vẫn biết không được trời phú cho cái tư chất như Tùng nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi một người bạn tốt. Có Tùng tôi tự tin học tập và san sẻ. Và ngược lại lúc nào Tùng cũng chia sẻ với tôi.

Người xưa từng nói: Bạn là của cải chứ không phải của cải là bạn. Và nếu trên đời này không còn tình bạn thì cuộc sống hẳn sẽ buồn tẻ và nhàm nhạt biết nhường nào. Tôi không định nghĩa được tình bạn nhưng kể từ ngày thân thiết với Tùng, tôi hiểu rất rõ, tình bạn là một thứ gì đó đáng trọng, thiêng liêng và cao quý vô cùng.

Bình luận (0)
Nguyen Dieu Thao Ly
9 tháng 9 2016 lúc 20:28

Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:

“Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”.

Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”.

Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.

Bình luận (1)
Nguyen Dieu Thao Ly
9 tháng 9 2016 lúc 20:29

Em về Đà Lạt không phải như một du khách xa lạ, thoáng qua, mà em về Đà Lạt thăm họ hàng; luôn tiện nghỉ hè mấy tuần ở đó. Thế là em sống ở Đà Lạt. Nếu miêu tả một cảnh đẹp ở Đà Lạt thì rất khó, vì khi đã đặt chân đến Đà Lạt là ta đã bước vào một xứ sở mộng mơ: ta bước vào tranh giăng mắc bốn bề. Một không gian bốn chiều là tranh. Em bước đi trong tranh, thở trong tranh và ngồi nghĩ trong tranh. Thật hồ đồ khi chưa tả được những bức tranh ấy. Đó là những bức tranh như xứ sở châu Âu, xứ sở ôn đới, với đồi cỏ, rừng thông hẻm vực, sương mù. Hơn thế, bầu không khí Đà Lạt lúc nào cũng mát rười rượi. Ba em thường đùa rằng: Đà Lạt có một cái máy lạnh mấy trăm ngàn cây số. Nhưng máy lạnh này không tốn điện lại có gió trời. Và nhìn được bầu trời đám mây, cỏ hoa khắp chôn. Buổi sáng đút tay vào túi, em đi từ nhà thờ Con Gà ra chợ, qua hồ Xuân Hương, thấy sương chưa tan, còn mờ mờ khắp chốn. Vậy mà bên bờ hồ đã nhộn nhịp người làm vườn rửa cà rốt, những thúng cà rốt màu da cam rực lên một màu chói mắt bên bờ hồ. Buổi trưa, dọc theo mọi ngả đường, em được các cành thông che nắng, phấn thông vàng bay bay trong gió như những hạt bụi tinh khôi tìm về tương lai. Giữa những bụi cây xanh ngắt lại rực lên những đoá hoa hoang dại: nào dã quỳ vàng chói, nào hoa ngũ sắc sặc sỡ, nào tường vi trĩu nặng từng chùm. Nếu vui chân vượt qua vài dốc ta sẽ đến Cam Li. Thác Cam Li không hùng vĩ mà hiền hoà, rộn ràng và tươi mát cheo leo bên sườn dốc, lại có cỏ xanh hoa dại nở vàng, nở tím... Em bước đi thỉnh thoảng cũng phải dè dặt, vì sợ dẫm lên những đoá hoa vàng bé xíu, mọc từ một loài cỏ dại trên đất đồi. Một lúc thong dong, em bước vào các vườn lan Đà Lạt. Từng lá lan mọng lên, từng chồi lan nõn nà, xanh xanh, trong trong và bóng mượt như nhựa. Nhìn lá hoa thật mà cứ ngỡ như hoa giả vì nó sặc sỡ lắm, tươi thắm lắm, đợi đến khi hương lan tỏa ra, em mới biết là hoa thật. Lan Đà Lạt trăm thứ vạn loài, không thể đếm xuể cả địa lan, lẫn phong lan cả vũ nữ, cát-laya, đến loài Hồ Điệp, và Đại Châu... Rồi bên cạnh đó là những cây kì hoa dị thảo... thầm lặng mà tươi tắn như sen đất tươi xanh, hồng môn rực đỏ, cẩm tú cầu tím nhẹ, hoa lồng đèn xinh xinh và thiên hài lửng lơ. Vào Dinh Ba, chúng ta sẽ thấy những đoá hồng nào hồng nhung, hồng bê bê, hồng phấn, hồng trắng. Chưa kể những nhà kính trồng hồng, trồng li rực rỡ như những xứ sở Ba Lan kiêu sa và tươi thắm như những phim tình diễm lệ. Ngày xa Đà Lạt, em lưu luyến bước không vui. Trong lòng thầm nhủ: "Tạm biệt thôi, mai này mình lại về Đà Lạt" nhưng biết đến bao giờ? cuộc sống cứ cuốn trôi với bao nhiêu công việc của học trò. Đà Lạt ơi!' Bao giờ em gặp lại?

mk ta da lat con spa thi khong biet

Bình luận (0)