Bài 9 : Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh

quỳnh anh
Xem chi tiết
RIMURU TEMPEST
12 tháng 11 2023 lúc 19:54

1. Nguyên nhân và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh là:

+ Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.

+ Mĩ hết sức lo ngại trước sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đã trở thành một hệ thống thế giới.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm ưu thế về vũ khí hạt nhân. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Những sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh là:

+ Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (tháng 3-1947) khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì nhằm biến hai nước đó thành căn cứ quân sự chống Liên Xô.

+ “Kế hoạch Mác san” (tháng 6-1947) với khoản viện trợ 17 tỉ USD cho các nước Tây Âu nhằm tập hợp liên minh quân sự chống Liên Xô. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

+ Tháng 4-1949, Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập khối quân sự NATO, đây là liên minh quân sự do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế xây dựng chế độ mới.

+ Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để thúc đẩy sự hợp tác và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước.

+ Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va để tăng cường sự phòng thủ và chống lại sự đe doạ của Mĩ và phương Tây.

– Như vậy, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, mỗi phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới.

2. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và sự chấm dứt “Chiến tranh lạnh”

– Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ.

+ Trên cơ sở những thoả thuận Xô – Mĩ, Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (tháng 11-1972).

+ Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1).

+ Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh ở châu Âu.

– Từ năm 1985 trở đi, Mĩ và Liên Xô kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học – kĩ thuật.

– Tháng 12-1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo M.Goócbachốp (Liên Xô) và G.Busơ (Mĩ) đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, tạo điều kiện giải quyết các xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực trên thế giới.

– Tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên Xô tan rã (1991), trật tự hai cực không còn nữa.

– Nguyên nhân chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh:

+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.

+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu…, trở thành những đối thủ cạnh tranh đối với Mĩ. Còn liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

3. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh

– Tình hình thế giới có những thay đổi lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:

+ Một là, trật tự thế giới hai cực đã tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành và ngày càng theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc…

+ Hai là, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia.

+ Ba là, sự tan rã của Liên Xô tạo cho Mĩ có lợi thế tạm thời, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

+ Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi và Trung Á.

– Thời cơ và thách thức:

+ Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.

+ Nhưng cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11-9-2001đã mở đầu cho một thời kì biến động lớn, đặt các quốc gia dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối với tình hình thế giới và các quan hệ quốc tế.

 

༒☬ RIMURU TEMPEST ☬༒◥◣‿◢◤

Bình luận (0)
Ngân Lê
Xem chi tiết
lukaku bình dương
29 tháng 6 2023 lúc 12:56

dễ mà

Bình luận (0)
mochibusan
Xem chi tiết
tranchinhhieu
Xem chi tiết
Đinh Trần Minh Ánh
Xem chi tiết
Trần Thị Hà
Xem chi tiết
Cihce
19 tháng 11 2021 lúc 7:14

Tham khảo :

Thế giới đã chứng kiến 3 cuộc chuyển giao quyền lực lớn làm thay đổi cơ bản đời sống quốc tế trên mọi mặt, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa. Cuộc chuyển giao quyền lực thứ nhất là sự trỗi dậy của châu Âu từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII dưới tác động của cách mạng công nghiệp, thương mại và đầu tư. Cuộc chuyển giao thứ hai là sự trỗi dậy của Mỹ bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Mỹ trở thành siêu cường chi phối trật tự quốc tế cho tới cuối thế kỷ XX. Bước vào thế kỷ XXI, do suy yếu tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước, nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ dẫn tới sự chuyển dịch quyền lực lần thứ thứ ba trên phạm vi toàn cầu. Đó là sự chuyển dịch trọng tâm quyền lực từ Tây sang Đông và dẫn tới sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sự chuyển dịch lần thứ ba này đã và đang tác động đến quan hệ quốc tế, tập hợp lực lượng giữa các nước không chỉ trong phạm vi các khu vực mà biến động sâu sắc tới toàn cầu. Sự chuyển dịch đó làm cho cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn.

Trong bối cảnh như vậy, sự cọ sát và cạnh tranh chiến lược, điều chỉnh chiến lược, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, quyết liệt, tác động sâu rộng đến an ninh, chính trị thế giới.

Bình luận (1)
Đông Hải
19 tháng 11 2021 lúc 7:14

Chủ đề: Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay - Ôn thi vào 10 môn Lịch Sử |  Hoc360.net

Bình luận (2)
Rhider
19 tháng 11 2021 lúc 7:15

Tham khảo nha

a. Khởi đầu:12-03-1947, Tổng thống Tru-man gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

Học thuyết Truman:

Củng cố chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.Biến hai nước này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu.

b. “Kế hoạch Marshall” (Mác san) (06.1947)

Viện trợ 17 tỷ đô la giúp Tây Âu khôi phục kinh tế,“Kế hoạch Marshall” của Mỹ đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.

c. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO )ngày 4-4-1949, là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

Tháng 1-1949 Liên xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ

Tháng 5-1955 thành lập Tổ chức Hiệp ướcVác-xa-va (Varsava), một liên minh chính trị- quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.

* Như vậy: sự ra đời của NATO, Vácxava, kế hoạch Macsan, khối SEV đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới.

 

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Bản đồ hai cực, hai phe

II. Sự đối đầu Đông - Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ ác liệt

Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới đều liên quan tới sự “đối đầu” giữa hai cực Xô - Mỹ.

1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp 1945-1954

Sau CTTG II, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, nhân dân Đông Dương kiên cường chống Pháp. Được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.Từ 1950, khi Mỹ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, cuộc chiến này ngày càng chịu sự tác động của hai phe.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết (7/1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17. Hiệp định Genève là thắng lợi của nhân dân Đông Dương nhưng cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe.

2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

Sau CTTG, Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền: Bắc vĩ tuyến 38 do Liên Xô cai quản và phía Nam là Mỹ.Năm 1948, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, hai miền Triều Tiên đã thành lập hai quốc gia riêng ở hai bên vĩ tuyến 38, Đại Hàn dân quốc (phía Nam) và Cộng hòa DCNH Triều Tiên (phía Bắc).Từ 1950 – 1953, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ có sự chi viện của Trung Quốc Và Liên Xô (miền Bắc) và Mỹ (miền Nam).Hiệp định đình chiến 1953 công nhận vĩ tuyến 38 là ranh giới quân sự giữa hai miền. Chiến tranh Triều Tiên là sản phẩm của “chiến tranh lạnh” và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.
Bình luận (1)
Huyên Nguyễn
Xem chi tiết
creeper
3 tháng 11 2021 lúc 14:52

Thế giới đã chứng kiến 3 cuộc chuyển giao quyền lực lớn làm thay đổi cơ bản đời sống quốc tế trên mọi mặt, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa. Cuộc chuyển giao quyền lực thứ nhất là sự trỗi dậy của châu Âu từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII dưới tác động của cách mạng công nghiệp, thương mại và đầu tư. Cuộc chuyển giao thứ hai là sự trỗi dậy của Mỹ bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Mỹ trở thành siêu cường chi phối trật tự quốc tế cho tới cuối thế kỷ XX. Bước vào thế kỷ XXI, do suy yếu tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước, nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ dẫn tới sự chuyển dịch quyền lực lần thứ thứ ba trên phạm vi toàn cầu. Đó là sự chuyển dịch trọng tâm quyền lực từ Tây sang Đông và dẫn tới sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sự chuyển dịch lần thứ ba này đã và đang tác động đến quan hệ quốc tế, tập hợp lực lượng giữa các nước không chỉ trong phạm vi các khu vực mà biến động sâu sắc tới toàn cầu. Sự chuyển dịch đó làm cho cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn.

Trong bối cảnh như vậy, sự cọ sát và cạnh tranh chiến lược, điều chỉnh chiến lược, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, quyết liệt, tác động sâu rộng đến an ninh, chính trị thế giới.

Bình luận (0)
Diệp Phi Yến
Xem chi tiết
Diệp Phi Yến
Xem chi tiết
Vy Trần
Xem chi tiết