Bài 8. Nước Mĩ

Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Vũ Tất Thành
27 tháng 12 2023 lúc 20:33

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

  Nguyên nhân:

- Nước Mĩ ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá.

- Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến

Bình luận (0)
Quang Nhân
27 tháng 12 2023 lúc 22:49

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 sự phát triển của kinh tế Mĩ không chỉ ngày một tăng mạnh mà nó còn trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:

+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ Về nông nghiệp: Mĩ có sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.

+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

Nguyên nhân của sự phát triển này:

+ Nước Mĩ ở xa chiến trường trong thế chiến thứ 2, được hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.

+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.

+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đứng đầu thế giới.

+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

+ Nhờ trình độ quản lí và tập trung tư bản

Bình luận (0)
Lê Phương Thảo
Xem chi tiết
NT Cẩm Tú
Xem chi tiết
Quang Nhân
20 tháng 12 2023 lúc 16:42

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có những tác động tích cực lẫn tiêu cực : 

- Tích cực:

+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.

- Tiêu cực:

+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.

 Là học sinh, để phát triển khoa học - kĩ thuật của đất nước chúng ta cần : 

- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.

- Xây dựng ý chí tự cường, tự lực, không chịu đói nghèo lạc hậu.

- Năng nổ tìm tòi, khám phá khoa học, tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học do trường lớp phát động.

- Giới thiệu, chia sẻ với bạn bè các nước khác về khoa học kỹ thuật của Việt Nam, để tạo sự tin cậy cho các bên hợp tác, đồng thời không ngừng giao lưu, học hỏi bạn bè quốc tế những kỹ thuật tiên tiến của nước bạn.

- Tự tin sáng tạo những giải pháp, những thành tựu mới cho khoa học kỹ thuật để đóng góp vào nền khoa học kỹ thuật.

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Bình luận (0)
Quyenphan
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
3 tháng 11 2023 lúc 17:47

Em đồng ý với ý kiến: sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
Vì: 
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh
nhất trong thế giới tư bản, là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới.
+ Trong những năm 1945 – 1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( 56,47 % - 1948).
+ Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước tư bản lớn Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí hạt

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
3 tháng 11 2023 lúc 17:53

Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau năm 1975 đã có những diễn biến đáng chú ý. Ban đầu, sau cuộc chiến tranh Việt Nam, quan hệ hai nước đóng băng và căng thẳng. Tuy nhiên, từ đầu thập kỷ 1990, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách cải cách và mở cửa kinh tế, mở ra cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ và thế giới.

Thời kỳ này, quan hệ giữa hai nước đã trải qua giai đoạn cải thiện và từ đó đã phát triển thành một quan hệ đối tác chiến lược đa dạng và bền vững. Hai nước đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại, an ninh, và văn hóa.

Cuối cùng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tuyên bố trở thành "đối tác chiến lược" vào năm 2013, thể hiện sự thúc đẩy quan hệ hai nước đang cùng nhau phát triển. Quan hệ chính trị giữa hai nước đã trở nên ổn định và tốt đẹp, với các cuộc gặp gỡ cấp cao thường xuyên diễn ra và có những tiến bộ trong việc thúc đẩy hợp tác về an ninh và quốc phòng.

Bình luận (0)
Hà My Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
12 tháng 12 2022 lúc 8:52

Mĩ thực hiện chính sách toàn cầu(1945-1989) và chính sách cam kết và mở rộng(1989-nay)

Dựa vào những cơ sở:

-Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn

-Nguồn nhân công dồi dào

-Sự đầu tư của chính phủ Mỹ

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Nui
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
7 tháng 12 2022 lúc 20:44

 Từ sự phát triển của Mĩ, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay: đó là áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào tất cả lĩnh vực xã hội 

 

 
Bình luận (0)
Huy Jenify
Xem chi tiết
ngoc le
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Toàn
14 tháng 11 2022 lúc 20:56

-Nguyên nhân :
+Mĩ xa chiến trường 
+Có nguồn tài nguyên phong phú 
+Biết áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất
+Giai cấp tư bản Mĩ bóc lột sức lao động của công nhân 

Bình luận (0)
Bùi Ngọc Hân
Xem chi tiết
Trọng Nghĩa Nguyễn
Xem chi tiết
N-Hinh
24 tháng 5 2022 lúc 9:34

e

Bình luận (0)
animepham
24 tháng 5 2022 lúc 9:35

E

Bình luận (0)
✨Linz✨
24 tháng 5 2022 lúc 9:39

e

Bình luận (0)