Bài 8. Cấu tạo và tính chất của xương

Hailey Nguyen
Xem chi tiết
Lâm Hiến Chương
26 tháng 10 2017 lúc 20:03

-Càng về già, xương của người càng giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu canxi nên dễ gãy. Cấu trúc xương liên quan đến quá trình tạo xương và phá hủy xương, 2 quá trình này song song tồn tại và mức độ thì liên quan đến tuổi. Xu hướng tuổi càng cao thì quá trình hủy xương cao hơn nhiều so với tạo xương.

-Biện pháp khắc phục:
+Tránh lao động nặng.
+Uống các loại thuốc hay sữa chứa nhiều canxi.
+Tắm nắng.

Bình luận (0)
halinhvy
22 tháng 10 2018 lúc 16:00

Vì xương người già đã bị lão hóa, sức đề kháng của xương kém và do tuổi già có nhiều lý do khiến cho sự hấp thu can-xi giảm, sự bài tiết can-xi lại tăng lên làm cho tổng lượng can-xi của cơ thể giảm => Sự hồi phục lại chậm hơn so với những người trẻ :D biện pháp khắc phục :

Ngồi đúng tư thế

Tư thế ngồi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy. Tình trạng này xảy ra rất nhiều đối với những đối tương như dân văn phòng, học sinh hay công nhân. Đây là những đối tượng chính trong xã hội thường phải ngồi tập trung một tư thế trong nhiều giờ liền.

Tư thế ngồi không đúng cách không những khiến vai gáy bị nhức mỏi mà các xương khớp về lâu dài cũng dễ sinh bệnh đau lưng, bệnh thoái hóa khớp ,gai cột sống…

Vì vậy bện cạnh việc tập luyện thể dục cho xương dẻo dai chắc khỏe thì việc điều chỉnh tư thế ngồi làm việc và học tập cũng rất cần thiết để phòng ngừa các chứng bệnh về xương khớp.

Tập thể dục thường xuyên

Những lợi ích sức khỏe khi chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao có lẽ ai cũng biết. Hãy duy trì thói quen này vào mỗi buổi sáng hoặc chiều, mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra 30-45 phút để vận động cơ thể từ đó sức khỏe sẽ được cải thiện, cơ thể dẻo dai khỏe mạnh, các cơn đau nhức xương khớp cũng sẽ tự động biến mất.

Không nên ngồi quá lâu

Việc ngồi hoặc đứng cả ngày rất có hại cho khớp của bạn, làm cho các khớp của bạn bị “khóa” ở một vị trí. Ngồi quá lâu sẽ tạo áp lực lên cột sống và hông, trong khi đứng sẽ ảnh hưởng đến các khớp ở hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân của bạn. Điều này làm giảm quá trình bôi trơn và làm suy yếu chức năng đệm của khớp, khiến chúng bị rách.

Giới nhân viên văn phòng là những người phải ngồi làm việc trước màn hình máy tính từ 8-10 tiếng mỗi ngày. Ngồi lâu, ít vận động chính là nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp.

Bạn nên thay đổi tư thế ngồi làm việc, sau khoảng 1 tiếng ngồi nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng nhằm tránh gây ra tình trạng co cứng cơ, đau xương khớp.

Đặc biệt mọi người cũng nên nhớ không gục đầu lên bàn làm việc. Do công việc, áp lực căng thẳng hoặc vào giờ nghỉ trưa bạn có thói quen gục đầu trên bàn làm việc và đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà đôi khi bạn không ngờ tới.

Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý không chỉ khiến ngoại hình bạn hấp dẫn hơn, mà còn giúp giảm áp lực lên các khớp xương trong cơ thể. Bạn càng dư cân thì áp lực các khớp phải chịu càng lớn.

Nếu bạn bị béo phì, việc cố gắng giảm cân có thể làm giảm đau khớp và giúp cơ thể vận động tốt hơn. Theo một nghiên cứu, chỉ cần giảm cân 5 kg, bạn đã có thể làm giảm 50% nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối.

Bổ sung Vitamin D và Canxi

Canxi và vitamin D chính là những dưỡng chất thiết yếu, quan trọng để hình thành nên một hệ xương khớp khỏe mạnh. Thiếu hụt canxi chính là nguyên nhân gây ra loãng xương, giòn xương.

Hãy tăng cường bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết này thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Canxi có nhiều trong sữa, rau xanh, cá, tôm..vitamin D có trong lòng đỏ trứng, gan bò, pho mát hoặc tắm nắng vào buổi sáng sớm cũng là cách hấp thụ vitamin D tốt nhất mà bạn nên biết.

Không hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia

Chúng ta đều biết hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người vẫn không thể bỏ được thói quen này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người hút thuốc lá có nguy cơ phải chịu đựng các cơn đau nhức xương khớp cao hơn là những người không hút thuốc.

Hút thuốc lá làm giảm lượng oxy trong máu, gây ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng vận chuyển đến cơ bắp, dây chằng, đĩa đệm…từ đó khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Nâng nhấc vật nặng đúng cách

Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng chống sự suy yếu của hệ xương khớp

Người làm việc nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác hàng hóa có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cao hơn những người khác. Do đặc thù công việc bắt buộc phải làm, bạn có thể tham khảo những tư thế nâng , bê hàng hóa sao cho đúng cách để giảm thiểu tốt nhất tình trạng áp lực nặng của hàng hóa chèn ép vào vùng lưng.

Bổ sung các loại thực phẩm hợp lý

Phương án cuối cùng và cũng rất quan trọng là bổ sung rau và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. Đây là một cách hiệu quả để hấp thu đa dạng các chất dinh dưỡng. Bạn có thể kết hợp cần tây và cà rốt, bông cải xanh, ớt và dưa leo vào bữa ăn của mình.

Giữ gìn các khớp khỏe mạnh sẽ giúp bạn có một cuộc sống năng động, đồng thời bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn. Nếu bạn có bất kì vấn đề gì liên quan tới khớp, bạn nên gặp chuyên gia xương khớp để được tư vấn và chữa trị

Bình luận (0)
Trịnh Ngọc Hân
26 tháng 10 2017 lúc 14:35

Là cái chi??? Có dấu đi bạn.

Bình luận (0)
MAI ANH
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
11 tháng 5 2017 lúc 11:27

Nắng ban mai giúp chuyển háo tiền vitamin D thành vitamin D, nhờ loại vitamin này cơ thể mới chuyển hoá được canxi để tạo xương.

có thể xem thêm ở đây

Câu hỏi của Bùi Qúy Đôn - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến

Bình luận (0)
Nhật Linh
11 tháng 5 2017 lúc 11:31

Bạn @Phan Thùy Linh trả lời lạc đề rồi, là xương chứ sao bạn nói mấy thứ ko liên quan

Giảm loãng xương: Một lợi ích vô cùng to lớn của ánh nắng mặt trời là giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tăng khả năng hấp thụ canxi và vận chuyển canxi.

Bình luận (0)
Thảo Phương
11 tháng 5 2017 lúc 17:56

+Làm giảm loãng xương

+Tăng cường hệ miễn dịch

Bình luận (0)
Vũ Huỳnh Đam San
Xem chi tiết
Lâm Hiến Chương
26 tháng 10 2017 lúc 19:57

-Bạn ơi, câu hỏi của bạn có lẽ bị sai! Mình nghĩ câu hỏi phải là "vì sao xương có tính chất mềm dẻo".

-Xương có tính chất mềm dẻo vì trong xương có chất hữu cơ (chất cốt giao).

Bình luận (0)
Taehyung Kim
26 tháng 10 2017 lúc 21:31

Xương có tính mềm dẻo vì có cốt giao đảm bảo sự mềm dẻo cho xương.

Bình luận (0)
Trần Thu Lan
Xem chi tiết
Trương Mỹ Hà
28 tháng 10 2017 lúc 12:13

Lên hỏi Lê Công Huỳnh á nó biết , kakakak

Bình luận (0)
Trương Đình
Xem chi tiết
Lâm Hiến Chương
24 tháng 10 2017 lúc 18:34

-Để bảo vệ xương em cần lưu ý:
+Đi đứng cẩn thận, quan sát kĩ trước khi đi.
+Không chạy nhảy, đùa giỡn quá mức.
+Chấp hành tốt luật an toàn giao thông (đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chạy phù hợp với tốc độ quy định của từng đoạn đường,...).
+Lao động vừa sức, không mang vác vật nặng quá sức.
+Mang vác vật vừa sức, đều cả 2 vai hoặc tay.
+Đi cầu thang phải đi từ từ.
+Khi qua đường phải quan sát kĩ đặc biệt là ở ngã tư.

Bình luận (2)
Lưu Thị Kim Huệ
4 tháng 12 2018 lúc 20:58

1. Ưu tiên độ tuổi thanh thiếu niên

2. Kiểm soát nhu cầu canxi của bạn

3. Chế độ ăn lành mạnh

4. Theo dõi khả năng hấp thụ vitamin D

5. Kết hợp các bài tập chịu rèn luyện chịu sức nặng 6. Nạp đủ protein 7. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Bình luận (0)
hung
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
23 tháng 10 2017 lúc 9:51

+ Thành phần hóa học của xương gồm chất hữu cơ gọi là cốt giao và chất khoáng chỷ yếu là canxi

+ Thành phần xương ở người già và trẻ em sẽ thay đổi:

- Xương ở người già có tỷ lệ chất cốt giao giảm nên xương ròn hơn dễ gãy hơn ở người trẻ

Bình luận (0)
Hoàng Tú Hà Giang
Xem chi tiết
nguyen thi thao
18 tháng 10 2017 lúc 20:38

​xuống mặt người co có nét mặt,

Bình luận (0)
Mai Thắng Bùi
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
15 tháng 10 2017 lúc 17:48

Bởi vì ở mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. Ở người già lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muốn canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy. Còn ở lứa tuổi thanh niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

\(\Rightarrow\)Ở trẻ nhỏ xương gãy sẽ nhanh lành lại hơn ở người già

Bình luận (1)
Huy Le
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc ÁNh
13 tháng 10 2017 lúc 21:26

Xương to ra bề ngang là nhờ sự phân chia của lớp tế bào sinh xương nằm ở trong màng xương . Xương dài ra nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương của xương dài

Ở tuổi thiếu niên và nhất là ở tuổi dậy thì thì xương phát triển nhanh. Đến 18-20 tuổi (với nữ) hoặc 20-25 tuổi (với nam) xương phát triển chậm lại. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng, không còn khả năng hóa xương, do đó người không cao thêm. Người già, xương bị phân hủy nhanh hơn nhờ sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm, không chắc chắn.

Bình luận (0)