Bài 6

Phạm Thùy Anh Chi
Xem chi tiết
dan nguyen chi
30 tháng 12 2020 lúc 18:30

Trong những câu chuyện cổ tích mà em từng được nghe bà kể, thì em thích nhất là truyện Thạch Sanh.

Truyện kể về một chàng trai có tên là Thạch Sanh. Rằng chàng vốn là Thái Tử trên trời cao. Được Ngọc Hoàng phái xuống làm con trai của một cặp vợ chồng già tốt bụng. Vì vốn là thần tiên, nên khi chàng xuống trần gian, người mẹ phải mang thai suốt nhiều năm mới sinh nở. Cha Thạch Sanh qua đời từ trước khi chàng được sinh ra. Đến lượt mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh đến khi chàng khôn lớn cũng đành nhắm mắt xuôi tay. Thế là Thạch Sanh sống trong cảnh tứ cố vô thân, một mình lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc cây đa. Đến khi chàng trưởng thành, Ngọc Hoàng phái thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và nhiều phép thần thông.

Một hôm, Thạch Sanh gặp được Lý Thông - một tên hàng rượu ranh ma xảo quyệt. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, tài năng, hắn lân la làm quen rồi đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Một người luôn sống thiếu tình thương lại thật thà như Thạch Sanh làm sao hiểu những suy tính xấu xa của tên học Lý. Nên chàng đồng ý ngay, và dọn về sống chung với hắn. Mấy hôm sau, Lý Thông nhờ Thạch Sanh giúp mình đi canh đến một hôm, nhưng thực chất là để Sanh đi chết thay mình. Thạch Sanh ngây thơ, cứ thế mà đi. Ở miếu thờ, có một con chằn tinh rất hung dữ, lại ăn thịt người. Mỗi năm sẽ có một người phải đến nộp mạng cho nó. Năm nay đến lượt Lý Thông, nhưng hắn lừa Thạch Sanh đi thay. Tuy nhiên, bằng tài nghệ cao cường của mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh, đem lại yên bình cho bà con. Chàng còn thu được chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy Thạch Sanh bình ăn trở về lại còn đem theo đầu chằn tinh. Lý Thông lại tiếp tục lừa Thạch Sanh bỏ trốn, còn mình đem đầu chằn tinh đi lĩnh thưởng. Vậy là, chàng trai thiện lương ấy lại trở về côi cút một mình dưới gốc cây đa.

Một ngày nọ, khi đang ở nhà, bỗng Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp một cô gái bay ngang qua. Không ngần ngại, chàng liền rút cung tên vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ khiến đại bàng bị thương chứ không chết. Thế là chàng lần theo vết máu, tìm được hang đại bàng. Nhưng hang sâu quá, chàng không thể xuống cứu người được. Đúng lúc chàng đang băn khoăn thì gặp lại Lý Thông ở hội làng. Biết Lý Thông đang tìm cô gái bị đại bàng cắp đi, chàng liền phối hợp cùng hắn để cứu người. Sau khi chàng túm lấy dây thừng, nhảy xuống hang, đưa được công chúa lên trên. Thì đột nhiên đầu sợi dây phía trên rớt xuống, và một tảng đá to lớn lấp kín cửa hang lại. Chàng ngỡ ngàng, và đến giờ phút này mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, nhưng đã quá muộn rồi. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, lần này, Lý Thông lại cướp công của chàng để được trở thành phò mã.

Một mình Thạch Sanh lê bước dưới hang sâu, thì gặp được con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt trong cũi sắt. Sau khi giải cứu chàng trai ấy, Thạch Sanh được mời xuống thủy cung chơi, còn được thiết đãi long trọng. Lúc trở về, chàng được vua Thủy Tề tặng nhiều quà quý, nhưng chàng chỉ nhận lấy một chiếc đàn mà thôi.

Vậy là Thạch Sanh lại trở về túp lều cũ với người bạn mới là cây đàn thần. Thế nhưng ngày lành ngắn chẳng tày gang, chàng lại bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục giam. Buồn bã cho số phận khốn khổ của mình, chàng ngồi đàn để giãi bày tâm tình. Không ngờ tiếng đàn ấy bay đến hoàng cung, vào tai công chúa. Tiếng đàn thần kì giúp cô khỏi bệnh - căn bệnh câm mà nàng mắc phải sau khi bị Lý Thông đưa về cung. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh đến. Tại đó, mọi chuyện được hóa giải, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông được tha chết đuổi về quê cũ, nhưng giữa đường bị sét đánh chết, hóa thành bọ hung. Còn Thạch Sanh và công chúa được kết mối lương duyên, chung sống hạnh phúc.

Nghe tin ấy, hoàng tử các nước chư hầu bị từ hôn vô cùng tức giận. Họ cùng nhau đem quân sang đòi tấn công nước ta. Thế là Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn thần đánh tan sĩ khí của quân giặc. Rồi lại dùng niêu cơm thần chiến thắng thách đấu. Nhờ vậy, quân ta chiến thắng dễ dàng. Hiểu được tài năng và tấm lòng nhân hậu của Thạch Sanh, lúc về già, nhà vua đã nhường ngôi cho chàng.

Câu chuyện Thạch Sanh không chỉ hấp dẫn, thú vị, mà còn dạy cho em những bài học ý nghĩa. Đó chính là ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - đó là những bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu thông qua câu chuyện này.

Bình luận (0)
Nam Nguyễn
Xem chi tiết
ッSushii-Chan
27 tháng 12 2020 lúc 9:29

Ý nghĩa của cây đàn thần:

- Là phương thuốc thần kì giúp công chúa khỏi bệnh

- Thể hiện tinh thần nhân đạo yêu chuộng hòa bình

Bình luận (1)
dan nguyen chi
1 tháng 1 2021 lúc 21:35

Ý nghĩa của tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh: Âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích dân gian.Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau: Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan ,giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công,Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, giúp vạch mặt Lí thông, giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là chi tiết thần kì trong truyện cổ tích thạch sanh. Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan, vạch mặt Lí Thông, chữa khỏi bệnh cho công chúa, tiếng đàn còn giúp Thạnh Sanh đánh lui binh mười tám nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của công lí, của nhân dân yêu chuộng hòa bình. Có thể nói tiếng đàn này là tiếng đàn

Bình luận (0)
Vũ Khánh Phương
Xem chi tiết
Kieu Diem
17 tháng 12 2020 lúc 22:35

Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.

Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.

Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.

Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.

Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.

Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.

Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.

Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.

Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. Về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.

Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.

Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.

Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.

Bình luận (1)
dan nguyen chi
1 tháng 1 2021 lúc 21:34

Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.

Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.

Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.

Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.

Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.

Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.

Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.

Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.

Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. Về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.

Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.

Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.

Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.

Bình luận (0)
Ngọc Như
Xem chi tiết
Nam Nguyễn
26 tháng 12 2020 lúc 22:22

ước mơ của nhân dân lao động về cuộc sống no đủ,sung túc.

 

Bình luận (0)