Bài 6. Hợp chúng quốc Hoa Kì - Kinh tế (Tiết 2)

võ minh thắng
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Linh chi
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Linh chi
Xem chi tiết
Quang Nhân
12 tháng 12 2020 lúc 19:44

II. Điều kiện tự nhiên của Hoa Kì

1. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên

a. Miền Tây

- Địa hình: bao gồm các dãy núi trẻ cao TB > 2000m chạy theo hướng Bắc - Nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Ven biển Thái Bình Dương là những đồng bằng nhỏ.

- Khí hậu:

   + Vùng ven biển TBD: cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.

   + Vùng nội địa bên trong: khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.

- Tài nguyên: nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì…; tài nguyên năng lượng phong phú; diện tích rừng tương đối lớn; đất ven biển phì nhiêu.

b. Miền Đông

Bao gồm dãy núi già Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.

- Dãy Apalat:

   + Địa hình: cao TB 1000 – 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng cắt ngang.

   + Khí hậu: ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.

   + Tài nguyên: sắt, than đá, thuỷ năng…

- ĐB ven Đại Tây Dương:

   + Địa hình: rộng lớn, bằng phẳng.

   + Khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt đới.

   + Tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, đất phì nhiêu…

c. Vùng Trung tâm

- Địa hình: phía bắc và phía tây có địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng ruộng; phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.

- Khí hậu: ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mêhicô).

- Tài nguyên: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.

2. A-la-xca và Ha-oai

a. A-la-xca

- Là bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Bắc Mĩ.

- Địa hình chủ yếu là đồi núi.

- Tài nguyên: dầu mỏ, khí thiên nhiên.

b. Ha - oai: 

Nằm giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.

 

 Nông nghiệp

- Đứng hàng đầu thế giới

- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% GDP năm 2004.

- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ. Các vành đai chuyên canh đã chuyển thành vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá theo mùa vụ.

- Hình thức: chủ yếu là trang trại. Nhìn chung số lượng trang trại giảm nhưng diện tích trung bình lại tăng.

- Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành sớm và phát triển mạnh.

- Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

- Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.

Bình luận (0)
Nguyễn Hưng
12 tháng 12 2020 lúc 20:26

Thuận lợi:

* Vị trí địa lí:

-  Đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế  với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á và Tây Âu.

 - Tiếp giáp Ca-na-đa và Mĩ LaTinh là những thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu giàu có.

-  Nằm trong vùng khí hậu ôn đới, không quá khắc nghiệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Địa hình:

 + Vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương có diện tích lớn, màu mỡ, khí hậu ôn đới và cận nhiệt thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực, cây ăn quả….

+ Địa hình gò đồi, các đồng cỏ ở vùng trung tâm thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc.

- Khí hậu: Khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt cho phép phát triển nhiều loại cây lương thực, ăn quả.

- Khoáng sản: Giàu tài nguyên khoáng sản với các mỏ kim loại màu ở phía Tây (như vàng, đồng, chì),  than đá, quặng sắt với trữ lượng lớn, dầu mỏ, khí tư nhiên ở phía nam… thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.

-  Sông ngòi: vùng núi phía Tây là thượng nguồn của nhiều con sông lớn, nguồn thủy năng dồi dào giúp phát triển thủy điện.

-  Rừng: Diện tích rừng tự nhiên ở miền núi phía còn lớn, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.

-  Biển: Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều bãi tắm –hòn đảo, các bãi tôm bãi cá phong phú, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển

 

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
17 tháng 3 2018 lúc 18:04

Trình bày tình hình và xu hướng dịch chuyển của ngành công nghiệp Hoa Kì:

- Tình hình công nghiệp:

Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì. Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm năm 1960 là 33,9 % năm 2004 là 19,7 %. Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm ba nhóm ngành:

- Công nghiệp chế biến chiếm 84,2 % giá trị hàng xuất khẩu của cả nước và thu hút trên 40 triệu lao động (năm 2004).

- Công nghiệp điện lực gồm nhiệt điện, điện nguyên tử, thủy điện và các loại khác như: điện địa nhiệt, điện tử gió, điện mặt trời.

- Công nghiệp khai thác khoảng đứng đầu thế giới về khai thác phốt phát, môliđen; thứ hai về vàng, bạc, đồng, chì than đá và thứ ba về dầu mỏ.

Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp: luyện kim dệt, gia công đồ nhựa,… tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp: hàng không – vũ khí, điện tử,…

Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô-tô, đóng tàu, hóa chất, dệt,… Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông…

- Xu hướng dịch chuyển:

- Đầu tư cho công nghệ cao yêu cầu ít hơn công nghiệp truyền thống về mặt diện tích sản xuất, số lượng nhân công.
- Tuy nhiên, công nghiệp có liên quan tới công nghệ cao thì lại mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với công nghiệp truyền thống.
- Công nghiệp có liên quan tới công nghệ cao ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Thay vì môi trường của nước mình bị hủy hoại bởi các hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, đóng tàu..., tại sao lại không chuyển những ô nhiễm đó ra những quốc gia khác? (Lan man một chút, đây là một trong số những nguyên nhân giúp VN giờ trở thành nước đóng tàu lớn trên thế giới)
- Giá của các sản phẩm nhập khẩu đôi khi rẻ hơn nhiều so với hàng nội địa.
- Tận dụng được nguồn nhân công rẻ, giá mặt bằng sản xuất cũng rẻ từ các nước đang phát triển.
- Mở rộng được ảnh hưởng đối với các nước có công ty Mỹ đầu tư vào để sản xuất những ngành mà ở Mỹ, người ta không còn muốn làm nữa.
- Duy trì vị trí hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ của Mỹ khi chú trọng vào phát triển những ngành mà "chỉ Mỹ mới làm được" (do chúng yêu cầu cao về tiền bạc cũng như đội ngũ chuyên gia giỏi, nhưng sẽ mang lại lợi nhuận cao khi thành công, vì nó là độc quyền) thay vì phân tán nguồn lực vào những ngành công nghiệp khác nữa.

Bình luận (0)
Dung Lê
Xem chi tiết
chu thị ánh nguyệt
12 tháng 3 2017 lúc 20:45

Mỹ trước đây không có tình trạng nhập siêu. Khi có toàn cầu hóa kinh doanh, hàng hòa các nước luân chuyên với nhau với 1 lượng lớn. Hàng rẻ từ các xứ công nhân công rẻ tràn vào Mỹ, nơi hàng nội địa không thể cạnh tranh giá (hàng may mặc, gia dụng). Lợi cho người tiêu dùng như hệ quả là Mỹ bị nhập siêu.

Một lý do khác là dân Mỹ có văn hóa tiêu dùng, mức tiết kiệm của dân Mỹ ít hơn rất nhiều so với châu Á hay Nam Mỹ. Xài nhiều, tiết kiệm ít đưa tới nhập siêu

Chót cùng là các công ty lớn xuyên quốc gia của Mỹ chuyển một số công việc trong dây chuyền sản xuất ra nước ngoài, nơi tiền công chỉ bằng 1 góc nhỏ nhân công Mỹ. Các hãng này vô tình tạo nhập siêu. Ví dụ thiết kế, làm chips hay lập trình Androit tại Mỹ nhưng hãng Apple lại nhờ nhân công TQ lắp ráp.

Bình luận (0)
Dung Lê
16 tháng 3 2017 lúc 20:47

Đáp án:

-Sự phát triển kinh tế của hoa kì chủ yếu nhờ vào mức độ tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ ở trong nước, hoa kì có thị trg` nội địa rất lớn, sức mua của dân cư là yếu tố giúp tăng GDP của hoa kì.

- Hoa Kì có nhiều nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng, tài chính, du lịch, các công ti tư bản đầu tư ra nước ngoài.

- Đồng USD có giá trị cao cx là nguyên nhân làm cho hoa kì có giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyen Thanh Thao
28 tháng 12 2016 lúc 22:20

NAFTA

Bình luận (0)
Trần Châu
Xem chi tiết
Lê Thị Hoài Thương
18 tháng 12 2016 lúc 23:52

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu tác động đồng thời của các nhân tố:

- Lịch sử khai thác lãnh thổ.

- Vị trí địa lí của vùng.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Dân cư và lao động.

- Mối quan hệ với thị trường thế giới.

Bình luận (0)