Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Yến Hoàng
Xem chi tiết
︵✰Ah
1 tháng 3 2021 lúc 21:21

Nè bạn ! 

Biểu hiện sự phát triển Cam-pu-chia thời Ăng-co: Thời kì Ăng – co (802 – 1432) là thời kỳ phát triển cực thịnh của vương quốc Campuchia.

– Về kinh tế:

    • Nghề chủ yếu là nông nghiệp, quan tâm đến thủy lợi. Ngoài ra người dân còn bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm thủy sản và săn bắt thú trên rừng.

    • Thủ công nghiệp có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.

– Đối ngoại: Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.

Kinh tế – xã hội ổn định và phát triển.

⇒ Campuchia trở thành một nước mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á.

Bình luận (0)
KO tên
1 tháng 3 2021 lúc 21:23

Biểu hiện sự phát triển Cam-pu-chia thời Ăng-co: Thời kì Ăng – co (802 – 1432) là thời kỳ phát triển cực thịnh của vương quốc Campuchia.

– Về kinh tế:

   Nghề chủ yếu là nông nghiệp, quan tâm đến thủy lợi. Ngoài ra người dân còn bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm thủy sản và săn bắt thú trên rừng.

   Thủ công nghiệp có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.

– Đối ngoại: Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.

Kinh tế – xã hội ổn định và phát triển.

⇒ Campuchia trở thành một nước mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á.

– Chính sách đối nội: Chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị xây dựng quân đội và chỉ huy.

– Chính sách đối ngoại: Vừa giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. Đồng thời cương quyết đấu tranh chống quân xâm lược Mi-an-ma vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình.

Bình luận (0)
Yến Hoàng
1 tháng 3 2021 lúc 21:27

CÒN LÀO NX 

 

Bình luận (0)
Băc Le
Xem chi tiết
Quang Nhân
16 tháng 1 2021 lúc 20:12

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông:

* Phương Đông:

- Nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ. Họ giao cho nông dân lĩnh canh cày cấy rồi thu tô thuế.

 

Bình luận (1)
3110 Thuhoa
Xem chi tiết
Phương Dung
28 tháng 12 2020 lúc 17:05

Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

* Thế kỷ VII đến X, hình thành các quốc gia phong kiến:

- Vương quốc Campuchia của người Khơme

- Vương quốc người Môn, người Miến ở hạ lưu Mê Nam.

- Vương quốc người Inđônêxia ở Xumatra và Giava,...

 

* Thế kỷ X - XVIII hình thành, phát triển và thịnh đạt:

- Inđônêxia thống nhất và hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527).

- Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia.

- Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su -khô- thay (Thái Lan); và Lan Xang (Lào)

- Đây cũng là giai đoạn kinh tế - văn hóa phát triển.

* Sau thế kỷ XVIII Đông Nam Á suy yếu

* Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây xâm chiếm

Bình luận (0)
Phương Thúy
28 tháng 12 2020 lúc 17:19

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X- thế kỉ XVIII là thời kì cường thịnh của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- In-đô-nê-xi-a thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213-1527).

- Trên bán đảo Đông Dương: 

 + Cam-pu-chia: thời Ăng-co (từ thế kỉ IX-XV).

 + Lào: vương quốc Lạn Xặng (từ thế kỉ XIV-XVII).

 + Đại Việt: *Chăm-pa; Mi-an-ma: vương triều Pa-gan (từ thế kỉ XI).

                   *Thái Lan: vương quốc Su-khô-thay.

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII bước vào thời kì suy yếu.

- Từ giữa thế kỉ XIX hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Bình luận (0)
Cherry
28 tháng 12 2020 lúc 18:16

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X- thế kỉ XVIII là thời kì cường thịnh của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- In-đô-nê-xi-a thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213-1527).

- Trên bán đảo Đông Dương: 

 + Cam-pu-chia: thời Ăng-co (từ thế kỉ IX-XV).

 + Lào: vương quốc Lạn Xặng (từ thế kỉ XIV-XVII).

 + Đại Việt: *Chăm-pa; Mi-an-ma: vương triều Pa-gan (từ thế kỉ XI).

                   *Thái Lan: vương quốc Su-khô-thay.

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII bước vào thời kì suy yếu.

- Từ giữa thế kỉ XIX hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

 
Bình luận (0)
Hoang Nguyen
Xem chi tiết
Hỗ Trợ Học Tập
17 tháng 12 2020 lúc 16:47

* Điều kiện tự nhiên:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa kèm theo mưa => thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.

=> Vì thế từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

* Điều kiện kinh tế:

- Công cụ sản xuất: từ những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt.

- Nông nghiệp: là ngành sản xuất chính. Ở mỗi nước hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt...

- Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp.

=> Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á. 

- Ngoài ra còn những tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

Bình luận (0)
Hỗ Trợ Học Tập
17 tháng 12 2020 lúc 16:47

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.

=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

Chúc bạn thi tốt!

Bình luận (0)
Boy Wink
Xem chi tiết
Huyền Anh Lê
19 tháng 10 2018 lúc 20:09

Angkor là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Trải dài trên khoảng 401 km2, tương đương với 40.000 ha nằm trong các khu rừng, Angkor là công viên khảo cổ học, thủ đô của Đế quốc Khmer từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Quần thể này bao gồm các đền đài nổi tiếng nhưAngkor Wat vàAngkor Thom,đền Bayon với vô số đồ trang trí và họa tiết điêu khắc. UNESCO đã thiết lập một chương trình trên phạm vi rộng để bảo vệ Angkor và môi trường xung quanh, một địa danh mang tính biểu tượng này. Quần thể di tích này đã được liệt kê như một di sản đang bị đe dọa trong thời gian bất ổn chính trị, sau cuộc nội chiến trong những năm 1980 đến 2004.

Bình luận (3)
lương ngọc ly na
Xem chi tiết
Thời Sênh
16 tháng 10 2018 lúc 23:10

Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu

Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm tiêu diệt. Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt v.v... mà sau này phát triển thành các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý (I-ta-li-a) v.v...

Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời cũng được phong các tước vị cao, thấp khác nhau như công tước, hầu tước, bá tước, nam tước...

Thế là những người này vừa có ruộng đất, vừa có tước vị. Họ trở nên có quyền thế và rất giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa. Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.


Bình luận (0)
phanvocammy
Xem chi tiết
Sans human
14 tháng 10 2018 lúc 13:08

- Lãnh địa phong kiến là:

+ Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được, họ biến thành khu đất riêng của mình.

+ Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng của mình.

+ Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.

- Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa: là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !hihi

Bình luận (0)
Lê Ngân
14 tháng 10 2018 lúc 13:06

Những vùng đất đai rộng lớn, quý tộc chiếm làm của riêng gọi là lãnh địa phong kiến.

Đặc điểm chính của nền kinh tế trong lãnh địa là nông nghiệp.

Bình luận (0)
Cherry
14 tháng 10 2018 lúc 15:21

Lãnh địa phong kiến:

-Là những vùng đất đai rộng lớn bị quý tộc chiếm làm của riêng.

-Tổ chức:đất đai ,nhà cửa,con người.

-Đời sống trong lãnh địa:

+Lãnh chúa sống đầy đủ,xa hoa.

+Nông nô lao động cực khổ, sống phụ thuộc.

-Kinh tế:Phụ thuộc vào việc thu tô,thuế của nông nô.

_Hết-

Đúng nhớ tick nha!

Bình luận (0)
phanvocammy
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
14 tháng 10 2018 lúc 16:12

Trình bày chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc:

Nhà Tần: gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam

Nhà Hán: Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam

Nhà Đường: Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô họ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.



Bình luận (0)
phanvocammy
Xem chi tiết
Cherry
14 tháng 10 2018 lúc 15:29

Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia:Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái lan, Mianma, Ma lai xi a, Xin-ga -po, In-đô-nê-xi-a,Phi-lip-pin,Bru-nây và Đông Ti-mo.

Thuận lợi:điều kiện khí hậu thích hợp trồng lúa nước.

Đúng tì tick nha bn!

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
14 tháng 10 2018 lúc 16:13

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

+ Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

+ Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

+ Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

+ Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú với số lượng lớn.

+ Thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược



Bình luận (0)
thanh ung
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Diệu Linh
13 tháng 10 2018 lúc 19:23

Dòng vua Gia-va đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất Indonesia dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít

Bình luận (0)
Duong Minh Triet
7 tháng 11 2018 lúc 18:09

Vào khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 7, tại vùng Tây Java, các vương quốc theo đạo Hindu và đạo Phật là vương quốc Tarumanagara và vương quốc người Sunda đến tận thế kỷ 16.

Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, vương quốc đạo Phật Sriwijaya tại Sumatra phát triển nhanh chóng. Nhà thám hiểm Nghĩa Tịnh người Trung Quốc đã viếng thăm thủ đô của Palembang khoảng năm 670. Vào giai đoạn hưng thịnh, Srivijaya kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn gồm Java, bán đảo Malay.

Thế kỷ 14 chứng kiến sự nổi lên của vương quốc Hindu tại Đông Java. Patih Majapahit từ 1331 đến 1364. Vua Gajah Mada đã giành được quyền lực trên toàn vùng lãnh thổ mà ngày nay là Indonesia và hầu hết bán đảo Malaysia. Di sản để lại các bộ luật được biên soạn ra đời, và được xem như thiên sử thi Ramayana

Bình luận (0)