Bài 6: Biết ơn

Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
Hữu Cảnh Toàn
17 tháng 10 2018 lúc 20:22

Theo em Hùng làm thế là sai vì:

Hùng phải biết giúp đỡ bạn, đưa bạn đi đến cơ sở y tế.

Hơn nữa HIV không lây qua đường hô hấp mà chỉ lây qua đương máu và quan hệ tình dục nên Hùng chỉ cần cẩn thận tránh dây phải máu của bạn và dẫm phải kim tiêm là được.

Bình luận (3)
Shiratori Hime
Xem chi tiết
Hồ Đại Việt
14 tháng 10 2018 lúc 20:51

Em sẽ tỏ thái độ:

+Kính trọng, tôn trọng nơi thiếng liếng

+Tích cực chăm sóc cây trồng, nhổ cỏ, vệ sịnh nghĩa trang

+Luôn biết ơn những công lao của ảnh hùng chiến sĩ đã ra đi vì tổ quốc đất nước

Bình luận (0)
Thảo Tâm
15 tháng 10 2018 lúc 20:40

Tỏ thái độ tôn trọng,tình cảm

Bình luận (0)
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
21 tháng 10 2018 lúc 10:07

-Biết ơn là tôn trọng, yêu mến,.. và làm những công việc đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ chúng ta, có ơn với tổ quốc,...

- Theo em, Hoàng muốn nói để tỏ lòng biết ơn ko chỉ nói hai chữ " cảm ơn " mà phải còn làm gì đó để thể hiện lòng biết ơn của mik.

- Bài kem kia mik chưa hok nên ko trả lời đc.

Bình luận (0)
Ngân Hà
9 tháng 7 2019 lúc 11:19
Theo em, biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. Những lời nói của Hoàng thể hiện sự biết ơn đối với bố là: Ôi, con cảm ơn bố Ôi, con yêu bố, sướng quá. Khi Hoàng nói: tôi biết có hai cách để thể hiện lòng biết ơn, đôi khi hai chữ “cảm ơn” thôi chưa đủ; theo em cách nữa mà Hoàng muốn thể hiện lòng biết ơn đó là sử dụng 2000 mua que kem “Nữ hoàng” để đãi bố. Hoàng dằn vặt về chiếc kem nhiều đến thế vì Hoàng cảm thấy hổ thẹn với lòng mình, cảm thấy thật xấu hổ khi bố mua cho mình biết bao nhiêu que kem, vậy mà mình có tiền nhưng lại không mua đãi bố một que kem. Nếu là Hoàng, khi nghe câu đề nghị của bố, em sẽ vui vẻ đồng ý và dùng 2000 tiêu vặt của mình để mua hai chiếc kem “Nữ hoàng”, mình một que và bố một que, hai bố con ăn kem trong niềm vui và đầy tình thương của bố con. Hoàng rất buồn vì đã không mời bố ăn kem. Bởi vậy, em sẽ khuyên Hoàng nên dùng 2000 đó chạy đi mua hai que kem, về xin lỗi bố và nói với bố: Đãng lẽ con chỉ có thể mời bố được một que kem, nhưng vì con chưa tốt, nên con tự phạt mình bằng cách dành cả hai que kem tặng bố để bố không buồn vì đứa con hư này nữa ạ.
Bình luận (0)
Nguyen Chuc Hao
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
23 tháng 11 2016 lúc 17:51

Tổng của hai số là :

\(3254\times2=6508\)

Số lớn là :

\(\left(6508+448\right):2=3478\)

Số bé là :

\(6508-3478=3030\)

Đáp số : Số lớn : 3478

Số bé : 3030

Bình luận (0)
Nguyen Chuc Hao
23 tháng 11 2016 lúc 17:59

đúng rồi đó

 

Bình luận (0)
songuku
2 tháng 12 2016 lúc 4:47

ĐÚNG RỒI
 

Bình luận (0)
Phùng Quang Tuyết Linh
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
22 tháng 12 2016 lúc 21:15

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

 

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

 

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân vãn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

 

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

Bình luận (0)
Hiyoko
24 tháng 12 2016 lúc 17:38

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lí đó, chữ nhân được đặt lên hàng đầu. Một khía cạnh của nhân nghĩa là lòng biết ơn – thứ tình cảm cao quý thiêng liêng. Người xưa rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho con cháu. Biết bao bài học lớn lao, sâu sắc đã được gửi gắm vào ca dao, tục ngữ, những lời ru mộc mạc mà chan chứa nghĩa tình. Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn cùng nằm trong mạch đạo lí truyền thống tốt đẹp ấy. Mượn một hình ảnh giản dị để gửi gắm một triết lí sống sâu xa, đó là cách thể hiện quen thuộc của người xưa. Không đao to búa lớn, cứ thủ thỉ ngọt ngào mà thấm thìa, lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Khi bắt đầu bữa cơm mới ngạt ngào huơng vị đồng quê, người lao động nhắn nhủ: Ai ơi bưng bát cơm đầy – Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Lúc giơ tay hái một trái cây chín mọng trên cành lại nhớ đến kẻ trồng cây. Lúc sung sướng uống từng ngụm nước mát lành vẫn không quên nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên không dừng lại ở đó. Cao hơn, sâu hơn, nó nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang hưởng thụ hôm nay. Ông cha ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã đổ mồ hôi; xương máu để bây giờ con cháu được sống dưới bầu trời độc lập, tự do. Cha mẹ sinh thành ra ta, nuôi ta khôn lớn, công lao ấy cao tựa Thái Sơn. Thầy cô dạy dỗ ta nên người có ích cho xã hội, ơn nghĩa ấy như biển rộng. Rồi bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc, cuốn sách ta học… là thành quả lao động của bao người ngày đêm miệt mài trên đồng ruộng, trong xưởng máy, làm ra của cải phục vụ xã hội. Kết quả sáng tạo không ngừng ấy chính là nguồn nước vô tận mà chúng ta đang được thừa hưởng. Chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn cái mạch nguồn trong trẻo đó. Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi nó được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lí. Trên khắp đất nước ta, lòng biết ơn thể hiện các đình miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối có công mở nước và giữ nước, ở các dịp lễ hội như giỗ tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… Công lao của các vị anh hùng dân tộc luôn dược nhân dân ta nhắc nhở, tưởng niệm với lòng thành kính và biết ơn vô hạn. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên, ông bà được đặt ở nơi trang trọng nhất cũng là biểu hiện của tình cảm uống nước nhớ nguồn: Chính sự kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ hôm nay đã tạo nên sức sống muôn đời của non sông đất nước Việt Nam. Hiện nay, trong cả nước đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chình sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan, đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hai cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công uy nghiêm, sừng sững luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nhưng không đơn giản là chúng ta chỉ uống nước mà còn nhiệm vụ bảo vệ và bổ sung cho cái nguồn nước dân tộc bất diệt ấy. Có như vậy mới phát, huy được tinh hoa, truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên ta để lại. Trong hoàn cảnh mới của đất nước, người uống nước vừa là người hưởng thụ vừa là người có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với thế hệ sau. Có như vậy, đất nước ta mới ngày càng giàu mạnh. Lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả quá trình rèn luyện phấn đấu lâu dài của mỗi con người. Thuở ấu thơ, chúng ta đã được nghe lời ru thấm đượm ân tình của bà, của mẹ: Con người có tổ có tông – Như cây có cội như sông có nguồn; Cơm cha áo mẹ chữ thầy – Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao… Cứ như thế, từng chút một theo thời gian, lòng biết ơn lớn dần lên và thấm sâu vào máu thịt mỗi người. Ở độ tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Do đó, hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cha mẹ, thầy cô và mọi người bằng chính lời nói, việc làm hằng ngày của mình. Phấn đấu trở thành trò giỏi, con ngoan là cách đền đáp công ơn thiết thực nhất. Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn là bài học đạo lí cho mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
I Love You
24 tháng 12 2016 lúc 22:12
Tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ phổ biến nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. "Uống nước" về mặt nghĩa đen muốn nói đến hành động uống hoặc sử dụng nguồn nước sạch của người Việt xưa. Thời xưa, chưa có nước máy như bây giờ mà người Việt cổ phải làm những công trình thủy lợi rất cực khổ để dẫn nước về mương, ruộng sử dụng vào mục đích tưới tiêu và cả để uống nữa. Về nghĩa bóng, "uống nước" nghĩa là thụ hưởng một thành quả nào đó từ người đi trước.

"Nhớ nguồn" về nghĩa đen là phải nhớ đến công lao của những người đã khổ nhọc khơi nguồn nước, tìm nguồn nước và làm thuỷ lợi để người Việt xưa có nước sạch dùng. Nghĩa bóng của "nhớ nguồn" muốn người đọc phải biết tri ơn những người đã tạo ra những thứ mà hiện tại mình đang được hưởng.

Tóm lại, "uống nước nhớ nguồn" là câu tục ngữ ca ngợi đức tính sống có trước, có sau, luôn luôn biết ơn người đi trước. Trong dân gian cũng có câu ca dao sau với ý nghĩa tương tự:

"Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
 vuivui
Bình luận (0)
Trần Phương Linh
Xem chi tiết
hoàng thị thu hương
15 tháng 10 2017 lúc 18:16

1: luôn giúp đỡ những việc vặt trong gia đình và cố gắng học tập đạt thành tích cao

2: Tặng quà cho thầy cô nhân dịp 20-11 luôn lễ phép,chào hỏi và học tập thành tíchvà cao

3: Học tập chăm chỉ để hướng tới tương lai của đất nước,góp phần xây dựng đất nước nhiều hơn

4: Làm những điều tốt đẹp , luôn chia sẻ và yêu quý

Bình luận (0)
Tran Thi Kim Ngan
21 tháng 10 2019 lúc 20:07

đối với bố mẹ /tôi cảm ơn bố mẹ khi bố mẹ cho tôi một bài học ý nghĩa

;

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Lê Thị Yến Nhi
6 tháng 12 2017 lúc 17:25

cần giúp đỡ người thân của họ

thăm các bà mẹ vn anh hùng là mẹ của họ ....................................

Bình luận (0)
Phạm Dương Thùy
Xem chi tiết
Majikku
22 tháng 10 2017 lúc 16:04

Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, đối với người có công với dân tộc, đất nước.

Bình luận (1)
Bích Dao
22 tháng 10 2017 lúc 16:50

Biết ơn là sự bày tỏ, đền ơn , đáp nghĩa đối với những người có công với dân tộc , đất nước.

Bình luận (0)
vũ việt anh
26 tháng 3 2020 lúc 10:19

Biết ơn là sự bày tỏ, đền ơn , đáp nghĩa đối với những người có công với dân tộc , đất nước.

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Phi Phi
Xem chi tiết
Krissy
6 tháng 12 2017 lúc 19:34

Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn:

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
- Uống nước nhớ nguồn
- Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
- Uống nước chớ quên người đào mạch.
- Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông
- Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau
- Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng
- Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
- Chim có tổ người có tông
- Ăn quả nhớ kẻ trông cây,
Ăn cơm uống nước, con nay nhớ nguồn.
- Cây có cội, nước có nguồn.
- Nước có nguồn, cây có gốc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo Ngọc
Xem chi tiết
Lucy Heatfilia
10 tháng 12 2017 lúc 10:51

Các tục ngữ ca dao về biết ơn:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
- Uống nước nhớ nguồn
- Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
- Uống nước chớ quên người đào mạch.
- Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông
- Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau
- Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng
- Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
- Chim có tổ người có tông
- Ăn quả nhớ kẻ trông cây,
Ăn cơm uống nước, con nay nhớ nguồn.
- Cây có cội, nước có nguồn.
- Nước có nguồn, cây có gốc.
- Mạch trong nước chay ra trong, thế nào đi nữa còn dòng cũng hơn.
- Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng.
- Cây kia ăn quả ai trồng
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.
- Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba.
- Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giổ tổ bốn nghìn năm nay.
- Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.
- Khôn ngoan nhờ đức cha ông
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ tổ tiên

Bình luận (0)
Trần Minh Hùng
13 tháng 12 2017 lúc 20:57

ăn quả nhớ kẻ trông cây

Bình luận (0)
Trà My My
24 tháng 2 2018 lúc 20:35

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
- Uống nước nhớ nguồn
- Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
- Uống nước chớ quên người đào mạch.
- Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông
- Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau
- Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng
- Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
- Chim có tổ người có tông
- Ăn quả nhớ kẻ trông cây,
Ăn cơm uống nước, con nay nhớ nguồn.
- Cây có cội, nước có nguồn.
- Nước có nguồn, cây có gốc.
- Mạch trong nước chay ra trong, thế nào đi nữa còn dòng cũng hơn.
- Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng.
- Cây kia ăn quả ai trồng
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.
- Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba.
- Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giổ tổ bốn nghìn năm nay.
- Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.
- Khôn ngoan nhờ đức cha ông
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ tổ tiên

Bình luận (0)