Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Dương Sảng
27 tháng 2 2018 lúc 12:31

Thế nào là sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau.

Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nếu không biết cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng.

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Kid Kudo Đạo Chích
26 tháng 4 2018 lúc 21:19

Ô nhiễm môi trường biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe còn người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hải sản, du lịch biển,…Một nghiên cứu năm 2008 đã cho thấy hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 69 USD thu nhập từ ngành du lịch vì hệ thống xử lý vệ sinh kém. Môi trường biển bị ô nhiễm cũng làm giảm đi sức hút với khách du lịch.

Bình luận (0)
Kid Kudo Đạo Chích
26 tháng 4 2018 lúc 21:20

1 số vùng biển có dấu hiệu ô nhiễm : VỊnh Hạ Long , ĐÀ Nẵng , Huế , Sầm Sơn ,.............

==> Hậu quả : Do mt bị ô nhiễm nên kéo theo rất n` vấn đề tái sinh theo :

+ n` loài sinh vật biển chết -> mất n` nguồn gen sv quý giá

+ giảm mĩ quan môi trg biển

+ ảnh hưởng đến sức khỏe con ng và mất đi n~ nguồn lợi từ biển

+ ô nhiểm mt khiến xảy ra n` thiên tai ( lũ lụt , sóng thần ,.....)

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Dương Sảng
10 tháng 3 2018 lúc 14:46

Nước trên Trái Đất có ở đâu?

Nguồn gốc của nước trên Trái Đất, hay lý do tại sao có nước trên Trái Đất chứ không có ở hành tinh khác gần Trái đất như sao Hỏa và sao Kim trong hệ Mặt trời, hiện chưa được làm rõ.

Các lý thuyết cho rằng các đại dương trên thế giới được hình thành cách đây cỡ từ 4,6 tỷ năm đến 4,4 tỷ năm. Chúng nằm trong nghiên cứu dựng lại Lịch sử Trái đất và nguồn gốc sự sống.

Nguồn nước trên Trái Đất được cho là có nguồn ngoài hành tinh, nguồn nội, hoặc cả hai. Những nghiên cứu nước trên sao Hỏa sẽ cung cấp tư liệu cho việc tìm hiểu nguồn gốc của nước.

Nguồn ngoài hành tinh

Các sao chổi, các Thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương hoặc thiên thạch giàu nước (protoplanets) từ vành đai tiểu hành tinh va chạm với Trái đất có thể đã mang nước đến Trái đất. Các phép đo tỷ lệ của các đồng vị hydro là deuteri và proti chỉ ra rằng các tiểu hành tinh, có tỉ lệ tạp chất tương tự trong chondrit giàu cacbon đã được tìm thấy trong nước đại dương, trong khi đo lường trước đó nồng độ của các đồng vị trong sao chổi và các Thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương tương ứng với nước trên Trái đất.

Nguồn Nội:

Nguồn nội được coi là từ thành phần hóa học của vật chất vũ trụ khi tụ lại hình thành ra Trái Đất. Nước ở vành khí quyển khi vỏ rắn hình thành, nước thoát dần dần từ các khoáng chất hydrate của Trái đất, nước thoát ra từ các vụ phun trào núi lửa, có thể đã hình thành một phần lượng nước hiện có. Khi Trái đất càng nguội đi thì lượng nước ngưng tụ tạo ra các đại dương càng tăng lên.

Bình luận (0)
Nguyên Mộng Mơ
10 tháng 4 2018 lúc 19:21

nước trên trái đất có từ nguồn nước ngầm

sự phân bố khác nhau có nơi giếng có nước nhiều có nơi đào giếng ít

Bình luận (1)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
28 tháng 2 2018 lúc 19:37

Kể tên một số địa phương trên đất nước ta có mỏ khoáng sản.

-Quảng Ninh

-Lào Cai

-Bà Rịa - Vũng Tàu ,...

Bình luận (0)
Nhóc Cận
1 tháng 3 2018 lúc 22:18

quảng ninh, bà rịa vugx tàu, lào cai,...

Bình luận (0)
Nguyên Mộng Mơ
10 tháng 4 2018 lúc 19:23

than đá có ở quãng bình

bôxit có ở thái nguyên

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nhã Yến
27 tháng 2 2018 lúc 13:00

Đặc điểm :

- Tài nguyên nước hiện nay trên Trái Đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm

- Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước của Trái Đất

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
28 tháng 2 2018 lúc 19:38

Nêu đặc điểm nguồn tài nguyên nước ở việt nam.

- Tài nguyên nước hiện nay trên Trái Đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm

- Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước của Trái Đất

Bình luận (0)
Nhóc Cận
1 tháng 3 2018 lúc 22:20

Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn (chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2), bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước bình quân đầu người trên 9.000 m3/năm. Nước dưới đất cũng có tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ m3/năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.

Về hồ chứa, có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn (dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3. Trong đó, có khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 nước; khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3, và trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Các hồ chứa thủy điện mặc dù với số lượng không lớn, nhưng có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3 nước (chiếm 86% tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa). Trong khi đó, trên 2000 hồ chứa thủy lợi nêu trên chỉ có dung tích trữ nước khoảng gần 9 tỷ m3 nước, chiếm khoảng 14%. Các lưu vực sông có dung tích hồ chứa lớn gồm: sông Hồng (khoảng 30 tỷ m3); sông Đồng Nai (trên 10 tỷ m3); sông Sê San (gần 3,5 tỷ m3); sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia - Thu Bồn và sông Srêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3)

Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ m3, xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có trung bình hàng năm của cả nước. Trong đó, lượng nước sử dụng tập trung chủ yếu vào 7 - 9 tháng mùa cạn, khi mà dòng chảy trên hệ thống sông đã bị suy giảm và với tổng lượng nước cả mùa chỉ bằng khoảng 20% - 30% (khoảng 160 - 250 tỷ m3) so với lượng nước của cả năm.

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
26 tháng 2 2018 lúc 21:39

Một số khu rừng nổi tiếng ở nước ta đang được bảo vệ tốt ở Việt Nam: Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Ba Bể, Cát Bà, Bạch Mã, Bến En, Yooc Đôn, Cát Tiên, Côn Đảo, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Rừng ngập mặn Đất mũi Cà Mau...

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
28 tháng 2 2018 lúc 19:40

Kể tên một số khu rừng ở nước ta đang được bảo vệ tốt.

-Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Ba Bể, Cát Bà, Bạch Mã, Cát Tiên, Côn Đảo, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Rừng ngập mặn Đất mũi Cà Mau...

Bình luận (0)
dau tien duc
17 tháng 4 2018 lúc 22:11

cúc phg , tam đảo ,u minh ( thượng và hạ ) , chàm chim,.........

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
27 tháng 2 2018 lúc 19:21

Thứ nhất: Do địa hình đồi núi, không thể làm ruộng như ở đồng bằng. Cũng vì lý do này nên nước chảy xuống sẽ gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở. Xây ruộng theo hình bậc thang sẽ giảm thiểu tốt nhất những tác động của nước mưa.Giữ lại nhiều nhất chất dinh dưỡng trong đất
Thứ hai: Những vùng đồi núi có nhiều mạch nước ngầm, làm ruộng bậc thang sẽ tận dụng được những mạch nước đó, tiện cho việc điều tiết nước, vì ở trên núi sẽ gặp khó khăn trong việc tưới tiêu(ít sông hoặc ở xa), nước sẽ từ bậc cao chảy xuống bậc thấp, như vậy không xảy ra hiện tượng úng lụt mà nước vẫn đủ.
Thứ ba: làm ruộng theo hình bậc thang sẽ tiết kiệm diện tích đất, trồng được nhiều hơn và....nhìn cũng đẹp hơn nữa.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
28 tháng 2 2018 lúc 19:47

Thứ nhất: Do địa hình đồi núi, không thể làm ruộng như ở đồng bằng. Cũng vì lý do này nên nước chảy xuống sẽ gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở. Xây ruộng theo hình bậc thang sẽ giảm thiểu tốt nhất những tác động của nước mưa.Giữ lại nhiều nhất chất dinh dưỡng trong đất

Thứ hai: Những vùng đồi núi có nhiều mạch nước ngầm, làm ruộng bậc thang sẽ tận dụng được những mạch nước đó, tiện cho việc điều tiết nước, vì ở trên núi sẽ gặp khó khăn trong việc tưới tiêu(ít sông hoặc ở xa), nước sẽ từ bậc cao chảy xuống bậc thấp, như vậy không xảy ra hiện tượng úng lụt mà nước vẫn đủ.

Thứ ba: làm ruộng theo hình bậc thang sẽ tiết kiệm diện tích đất, trồng được nhiều hơn và....nhìn cũng đẹp hơn nữa.

Bình luận (0)
Nguyên Mộng Mơ
10 tháng 4 2018 lúc 19:24

việc làm ruộng bậc thang chống xói mòn đất

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 2 2018 lúc 21:35

Hậu quả của việc phá rừng là :
- Lớp đất màu mỡ bị rửa trôi.
- Khí hậu thay đổi.
- Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

Bình luận (0)
Tuyết Nhi Melody
26 tháng 2 2018 lúc 21:35

Một số tác hại của việc phá rừng là :

- Gây lũ lụt , đặc biệt là đầu nguồn vì rừng cản nước rất tốt

- Sạt lỡ , xói mòn đất vì rừng giúp giữ đất

- Làm mất đi nguồn thức ăn , nơi sinh sản của động vật

- Làm mất đi oxi (vì cây quang hợp lọc chất CO2 thành O2 nên tao sự cân bằng khí CO2 và O2)

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
28 tháng 2 2018 lúc 19:49

Chặt phá rừng, cháy rừng gây xói mòn đất, lũ quét, nước ngầm giảm, khí hậu thay đổi và làm mất nơi ở của các loài sinh vật

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
 Ngọc Ánh 2k6
26 tháng 2 2018 lúc 21:46

Ủa sao sinh học lớp 9 như lớp 5 vậy

Bình luận (0)
Dương Sảng
27 tháng 2 2018 lúc 12:26

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống.

Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Nói tóm lại, rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn vừa thoả mãn được các nhu cầu của mình, vừa không làm tổn hại đến rừng.

Bình luận (0)
Hỏi đáp V/S
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
27 tháng 5 2016 lúc 21:54

- Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, như tài nguyên khoáng sản.

- Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu dược quản lí tốt, như tài nguyên đất, nước, sinh vật. biển và tài nguyên nông nghiệp.

 

Bình luận (0)