Bài 5: Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng

Hiền
Xem chi tiết
Phong Thần
8 tháng 1 2021 lúc 18:03

Sự tích lũy về lượng làm thay đổi về chất.

Bình luận (0)
👉Vigilant Yaksha👈
30 tháng 12 2020 lúc 10:51

Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. ... Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng

Bình luận (0)
LA.Lousia
30 tháng 12 2020 lúc 19:07

Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. ... Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng

Bình luận (0)
Lê Minh Hiếu
29 tháng 12 2020 lúc 14:44

Chất: Nước lọc, dầu, mỡ (Bản chất, cấu tạo phân tử khác nhau, chất khác nhau) =>> chất là cái chỉ bản chất của sv,ht.

Lượng: số lượng: 1 lít nước, 1 khối nước (Cùng một sự vật hiện tượng, nhưng số lượng, mức độ khác nhau) => lượng là cái chỉ số lượng, mức độ của sv, ht

Bình luận (0)
Phạm Đạt
Xem chi tiết
Trần Thái Hoàng
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Hồ Thị Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
13 tháng 12 2017 lúc 22:38

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Chất và lượng là hai mặt đối lập: chất tương đối ổn định,
còn lượng thường xuyên biến đổi. Song, hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một độ nhất định, khi sự vật đang tồn tại.
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa
lượng và chất, là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về
lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Điểm giới hạn khi mà lượng đạt tới sẽ làm thay đổi chất của sự vật thì gọi là điểm nút.
- Sự thay đổi về chất qua điểm nút được gọi là bước nhảy. Đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của các sự vật. Do vậy có thể nói phát triển là sự "đứt đoạn" trong liên tục, là trạng thái liên hợp của các điểm nút.

- Khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp, tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.
Tóm lại: Quy luật lượng - chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi
của sự vật và hiện tượng. Trước hết, lượng biến đổi dần dần và liên tục và khi đạt đến điểm nút (giới hạn của sự thống nhất giữa chất và lượng) sẽ dẫn đến bước nhảy về chất; chất mới ra đời lại tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
Tất nhiên, thế giới sự vật, hiện tượng là đa dạng, phong phú,
do đó hình thức của các bước nhảy cũng rất đa dạng và phong phú.

Bình luận (0)
O=C=O
13 tháng 12 2017 lúc 22:45

- Sự khác nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất:

+ Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

+ Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

- Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.

Bình luận (0)
Trà Giang
Xem chi tiết
Phạm Thúy Hường
10 tháng 12 2017 lúc 21:12

Lúc còn nhỏ, bạn A có sức đề kháng kém, sức khỏe không tốt nên dễ mắc bệnh, ốm liên miên. Nhưng sau khi bạn A thường xuyên luyện tập thể dục thể thao trong mấy năm qua thì thân thể khỏe mạnh hơn, không còn ốm yếu như trước nữa.

Bình luận (0)
Minh Thuận
Xem chi tiết
Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Thạnh
18 tháng 12 2016 lúc 17:22

Theo mình là câu “ Chín lâu hóa nẫu”. Vì : quả chín, tức đã tích đủ về lượng mà cứ để tiếp tục chín nữa sẽ nát ra (nẫu). quả sẽ không còn là nó nữa, nó sẽ thối rửa( thể hiện cụ thể là mùi vị khác đi) tức chất đã thay đổi

Bình luận (0)