Bài 5. Các nước Đông Nam Á

Trần Thị Thảo Kim
Xem chi tiết
Thời Sênh
4 tháng 10 2018 lúc 17:04


Thứ nhất: Chính sách đối ngoại "mềm dẻo" ( hay còn gọi là chính sách ngoại giao "ngọn tre").
Đây là chính sách cực kì khôn ngoan trong đường lối đối ngoại của Xiêm.
- Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước. Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp.....
- Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau.VD: dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan...
Thứ hai: Vị trí vùng đệm của Xiêm
Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, ANh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.
Thứ ba: Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX
Từ cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự......Các chính sách cảu cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa", "Âu hóa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới lúc bấy giờ.

CÂU 2 :

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:

Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với

khu vực.

+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng

Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

- Mục tiêu họat động :

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước

thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

- Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh.

Câu 3 : Hội nghị cấp cao ASEAN gần nhất ( lần thứ 32 ) diễn ra vào ngày 28-4 tại Singapore

Bình luận (0)
Đào Kim Ngân
Xem chi tiết
Thời Sênh
17 tháng 10 2018 lúc 23:42
Thành công của Cách mạng Trung Quốc không những có ý nghĩa đối với sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn, tác động tích cực đến sự nghiệp Cách mạng của Việt Nam
Bình luận (1)
Thảo Phương
17 tháng 10 2018 lúc 23:44
Với diện tích bằng ¼ diện tích châu Á và chiếm ¼ dân số toàn thế giới, thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc có tác động to lớn đến Cách mạng thế giới , mà trước hết là tăng cường lực lượng cho phe chủ nghĩa xã hội và động viên cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Việc Trung Quốc thu được nhiều thắng lợi từ sau cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) đã để lại nhiều bài học cho Cách mạng các nước, đặc biệt là Việt Nam, một nước gần Trung Quốc, đang tiến hành cải cách và đổi mới đất nước. Thành công của Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 – 1949) không những có ý nghĩa đối với sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn, tác động tích cực đến sự nghiệp Cách mạng thế giới nói chung.
Bình luận (0)
Đào Kim Ngân
3 tháng 10 2018 lúc 22:15

nhanh hộ mk vs

Bình luận (0)
Cao Hồ Ngọc Hân
Xem chi tiết
Thời Sênh
28 tháng 9 2018 lúc 19:39

Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 11 nước với số dân 536 triệu người (ước tính năm 2002).
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
Tháng 8 - 1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đó ách thống trị thực dân.
Ngày 17-8 -1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a. Ngày 19 - 8 - 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 8 - 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 -10 -1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền.
Nhân dân các nước Mã Lai (nay là Ma-lai-xi-a), Miến Điện (nay là Mi-an-ma) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh, chống ách chiếm đóng cửa phát xít Nhật.
Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc Đông Nam Á Lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam... Ở nhiều nơi khác, trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc Mĩ, Anh đã trao trả độc lập cho Phi-líp-pin (7 - 1946), Miến Điện (1- 1948), Mã Lai (8 - 1957). Như thế cho tới giữa những Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dàn tộc...
Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9 - 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực Thái Lan và Phi-líp-pin đã tham gia vào tổ chức này. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Cam-pu-chia.

Trong thời kì này, In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hoà bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.
Như thế, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại.

Bình luận (0)
nguyen thi vang
29 tháng 9 2018 lúc 22:29

* Trước CTTG2 :

- Các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước phương Tây.

* Trong CTTG2 :

- Các nước ĐNÁ là thuộc địa của quan phiệt Nhật Bản

* Sau CTTG2:

- Nhiều nước đà giành được chính quyền: Inđônêxia, Việt Nam, Lào

- Tuy nhiên, ngay sau đó các nước trong khu vực lại phải cầm súng chống sự xâm lược trở lại của thực dân phương Tây

- Từ những năm 50 trở đi, tình hình Đông Nam Á ko ổn định do sự can thiệp của Mỹ

Bình luận (0)
Huong San
18 tháng 10 2018 lúc 15:02

Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 11 nước với số dân 536 triệu người (ước tính năm 2002).
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
Tháng 8 - 1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đó ách thống trị thực dân.
Ngày 17-8 -1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a. Ngày 19 - 8 - 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 8 - 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 -10 -1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền.
Nhân dân các nước Mã Lai (nay là Ma-lai-xi-a), Miến Điện (nay là Mi-an-ma) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh, chống ách chiếm đóng cửa phát xít Nhật.
Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc Đông Nam Á Lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam... Ở nhiều nơi khác, trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc Mĩ, Anh đã trao trả độc lập cho Phi-líp-pin (7 - 1946), Miến Điện (1- 1948), Mã Lai (8 - 1957). Như thế cho tới giữa những Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dàn tộc...
Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9 - 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực Thái Lan và Phi-líp-pin đã tham gia vào tổ chức này. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Cam-pu-chia.

Trong thời kì này, In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hoà bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.
Như thế, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại.

Bình luận (0)
tranxuanrin
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
26 tháng 9 2018 lúc 22:15

- Gắn bó, liên kết các nước thành viên lại với nhau, từ đó góp phần củng cố và duy trì môi trường khu vực hoà bình, ổn định, xây dựng ASEAN vững mạnh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước thành viên.

Bình luận (4)
 Lâm Huyền
28 tháng 9 2018 lúc 16:05

- Vai trò của tổ chức ASEAN là : tiến hành sự hợp tác kinh tế ,văn hóa giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Bình luận (0)
Huong San
18 tháng 10 2018 lúc 15:04

Vai trò của tổ chức ASEAN hiện nay:

- Hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.

- Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.

- Phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Bình luận (0)
Trương Quang Nghĩa
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 9 2018 lúc 19:40

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” do:

- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

- Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

- Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Bình luận (2)
Lý Thuận Giang Hà
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
11 tháng 10 2017 lúc 22:43

+Thuận lợi :
-Nâng cao vị thế và tạo thế đứng vững chắc trên trường quốc tế, có tiếng nói trong việc định hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới thông qua những cuộc thương lượng và đàm phán, từ đó có điều kiện bảo vệ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo hướng có lợi cho quốc gia.
-Có điều kiện khai thác nhiều tiềm năng thông qua việc hợp tác đa dạng với nhiều đối tác để mở rộng và ổn định thị trường, tiếp cận nguồn vốn quốc tế, tạo môi trường hấp dẫn để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp cận nhanh sự chuyển giao khoa học – công nghệ trên diện rộng và tham gia tích cực vào việc phân công lao động quốc tế.
-Có điều kiện thúc đẩy tiến trình cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế linh hoạt và năng động hơn theo hướng nâng cao hiệu quả. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế còn mang tính bao cấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và xuất nhập khẩu phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của các thành phần kinh tế.
-Nâng cao khả năng nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực quốc tế, góp phần nhanh chóng đưa nền kinh tế của nước ta tiến lên phát triển ngang tầm quốc tế.
-Có điều kiện thực hiện tốt các quan hệ đối ngoại, góp phần tích cực trong việc duy trì an ninh thế giới, giữ vững và ổn định an ninh quốc gia để phát triển.
+ Khó khăn:
-Thách thức lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng còn yếu.
-Việt Nam đi sau rất nhiều nước trên đường phát triển. Cơ chế thị trường còn đang trong quá trình hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, trong việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, trong việc vận dụng các chính sách, quy định, trong việc quy hoạch chiến lược phát triển các ngành kinh tế.
-Sự hiểu biết về các tổ chức cần hội nhập còn rất hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu lại bị hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng hoạt động đàm phán đa phương. -Mở cửa kinh tế còn làm cho nền kinh tế trong nước dễ bị tác động bởi sự biến động không thuận lợi diễn ra từ các nước khác.
-Các nước ASEAN có những lợi thế tương đồng giống Việt Nam do vậy việc hợp tác thông qua sự phân công lao động sẽ trở nên khó khăn phức tạp và mang tính cạnh tranh gay gắt hơn.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến. Đây là những mặt hàng giảm thuế chậm, trong khi đó những mặt hàng công nghiệp, xuất nguyên liệu là những mặt hàng giảm thuế nhanh lại là sản phẩm xuất khẩu của các nước AFTA khác và là sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam.
- Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều nước trong khu vực đã vực dậy sau cơn khủng hoảng

Bình luận (1)
Phạm Thị Thạch Thảo
12 tháng 10 2017 lúc 16:59

* Thuận lợi:
- Việt Nam tham gia tất cả các hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...
- Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến nâng cao vị thế ASEAN trên trường quốc tế từ đó nâng cao vị thế của nước ta
- Việt Nam xuất khẩu gạo sang các nước láng giềng, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực
- Nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN: đầu mỏ, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử, tiêu dùng ...
* Khó khăn:
-Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp
- Trình độ công nghệ còn lạc hậu
- Có sự khác biệt về thể chế chính trị
- Mức sống người dân Việt Nam còn rất thấp

Bình luận (1)
Trương Thị Hà
20 tháng 10 2017 lúc 3:31

Thuận lợi: nền kinh tế việt nam được hooij nhập với nề kinh tế của các nước trong khu vực đó là cơ hội để nước ta mở rộng thị trường,tiếp thu khoa học kĩ thuật tiến bộ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sự hợp tác giao lưu văn hóa,giáo dục vs các nc trong khu vực và thế giới Khó khăn: VN sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nc trong khu vực, nếu không biết nắm bắt thời cơ để phát triển kinh tế sẽ bị tụt hậu. Trong quá trình hội nhập nếu ko biết chon lọc sẽ làm mấ đi bản sắc văn hóa dân tộc vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc "hòa nhập nhưng ko hòa tan"

Bình luận (0)
hwang eunbi
Xem chi tiết
Trương  Bảo Ngân
5 tháng 10 2017 lúc 20:27

1. Vương quốc Thái Lan - BangKok - 8/8/1967
2. Cộng hòa Inđônêxia - Jacarta - 8/8/1967
3. Liên bang Malaysia - Kuala Lumpur - 8/8/1967
4. Cộng hòa Singapore - Singapore - 8/8/1967
5. Cộng hòa Philippines - Manila - 8/81967
6. Vương quốc Brunei - Bandar Seri Begawan- 8/01/1984
7. Cộng hòa XHCN Việt Nam - Hà Nội - 28/7/1995
8. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào- Viêng Chăn - 23/7/1997
9. Liên bang Myanma - Naypyidaw - 23/7/1997
10. Vương quốc Campuchia - Phnom penh - 30/4/1999
11. Đôngtimo - Ứng cử viên Asean

Bình luận (0)
Võ Thu Uyên
5 tháng 10 2017 lúc 21:43

* Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
o Cộng hoà Indonesia
o Liên bang Malaysia
o Cộng hoà Philippines
o Cộng hòa Singapore
o Vương quốc Thái Lan
* Các quốc gia gia nhập sau:
o Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
o Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
o Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
o Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
o Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
* Hai quan sát viên và ứng cử viên:
o Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.
o Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN

Bình luận (0)
Đô Võ Văn
7 tháng 10 2017 lúc 16:49

Tại sao chiến tranh thế giới thứ hai liên xô phải khôi phục kinh tế

Bình luận (0)
Mina Trần
Xem chi tiết
Võ Diệu Trinh
10 tháng 10 2017 lúc 9:06

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.


Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Võ Thu Uyên
10 tháng 10 2017 lúc 20:14

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chỉ có Xiêm (nay là Thái Lan) -tương đối tự chủ, nhưng về nhiều mặt vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc. Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc đã tác động trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ. Đồng thời, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này.
- Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc xuất hiện một nét mới : Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Trong giai đoạn này đã xuất hiện một số đảng cộng sản ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản ln-đô-nê-xi-a (tháng 5 - 1920). Tiếp theo, trong năm 1930, các đảng cộng sản đã lần lượt được thành lập ở Việt Nam (tháng 1), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4), ở Phi-líp-pin (tháng 11).
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) tại Việt Nam. Nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị chính quyền thực dân trấn áp.

- Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX.

- Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập, thì đến giai đoạn này đã xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ở Mã Lai...

Bình luận (0)
Huong San
18 tháng 10 2018 lúc 15:06

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chỉ có Xiêm (nay là Thái Lan) -tương đối tự chủ, nhưng về nhiều mặt vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc. Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc đã tác động trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ. Đồng thời, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này.
- Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc xuất hiện một nét mới : Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Trong giai đoạn này đã xuất hiện một số đảng cộng sản ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản ln-đô-nê-xi-a (tháng 5 - 1920). Tiếp theo, trong năm 1930, các đảng cộng sản đã lần lượt được thành lập ở Việt Nam (tháng 1), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4), ở Phi-líp-pin (tháng 11).
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) tại Việt Nam. Nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị chính quyền thực dân trấn áp.

- Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX.

- Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập, thì đến giai đoạn này đã xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ở Mã Lai...

=> Sau những năm 1945, hầu hết các nc ĐNÁ đứng dậy đấu tranh giành chủ quyền-> hầu hết đều thắng lợi

Bình luận (0)
Quách Phương Anh
Xem chi tiết
Huong San
18 tháng 10 2018 lúc 15:07

Những biến đổi của ĐNÁ sau năm 1945:

- Biến đổi thứ nhất: cho đến nay các nước ĐNÁ đều giành được độc lập.

-Biến đổi thứ 2 từ khi giành được độc lập dân tộc các nước ĐNÁ đều ra sức xây dựng kinh tế xã hội

-Biến đổi thứ ba: cho đến nay các nước ĐNÁ đều gia nhập ASEAN.

Trong ba biến đổi trên biến đổi thứ nhất là biến đổi quan trọng bởi vì:

- Từ thân phận các nước thuộc địa trở thành những nước độc lập.

- Nhờ có biến đổi đó các nước ĐNÁ mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế của minh ngày càng phồn vinh.

Bình luận (0)
nguyen ha thu
24 tháng 10 2017 lúc 18:27

Những biến đổi của ĐNÁ sau năm 1945:

- Biến đổi thứ nhất: cho đến nay các nước ĐNÁ đều giành được độc lập.

-Biến đổi thứ 2 từ khi giành được độc lập dân tộc các nước ĐNÁ đều ra sức xây dựng kinh tế xã hội

-Biến đổi thứ ba: cho đến nay các nước ĐNÁ đều gia nhập ASEAN.

Trong ba biến đổi trên biến đổi thứ nhất là biến đổi quan trọng bởi vì:

- Từ thân phận các nước thuộc địa trở thành những nước độc lập.

- Nhờ có biến đổi đó các nước ĐNÁ mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế của minh ngày càng phồn vinh.

Bình luận (0)
Byeon Xi Nhê
24 tháng 10 2017 lúc 20:09

-trước chiến tranh thế giới thứ 2 hầu hết các nước đna đều là thuộc địa của các nước đế quốc phương tây, nhân dân các nước đna sống cuộc sống khổ cực, lầm than

-từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào đấu tranh dành độc lập dâng cao và tất cả các nước đna đều dành được nền độc lập

-sau khi dành được độc lập các nước đna bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, kinh tế nhiều nước có sự chuyển biến mạnh mẽ đạt được sự tăng trưởng cao

-8/8/1967 hiệp hội các nước đna được thành lập (ASEAN) ban đầu có 5 thành viên: singgapo, thai lan, philippin, malaixia, indonexia

-sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề campuchia được giải quyết các nước đna chuyển dần sang xu hướng đối thoại và hội nhập. tổ chức ASEAN phát triển thành 10 nước

-các nước ASEAN đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng vá phát triển kinh tế: thái lan, singgapo,malaixia và việt nam điều đó chứng tỏ chỉ sau 1 thời gian ngắn dành độc lập các nước đna đã rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước ngoài khu vực

-theo em, biến đổi quan trọng nhất ở đna là các nước đna đều đánh dk độc lập, đây là biến đổi quan trọng nhất vì

+ từ thân phận các nước phụ thuộc và thuộc địa nhân dân lầm than đã trở thành các nước độc lập có chủ quyền

+ nhờ dành được độc lập các nước dna mới có đk thuận lợi xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của mình, xây dựng được xã hội phồn vinh và thịnh vượng. cũng từ đó mà các nước đna đã thành lập 1 tổ chức ASEAN với sự tham gia của 10 nước thành viên trong khu vực

Bình luận (0)
Mai Dương Hồng Thịnh
Xem chi tiết
Thời Sênh
2 tháng 11 2018 lúc 6:10

hội nhập mà không hòa tan, không đánh mất giá trị văn hóa của dân tộc, toàn ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, tích cực triển khai “Chiến lược phát triển văn hóa đến 2020”.

Bình luận (0)