Bài 5. Các nước Đông Nam Á

Linh
Xem chi tiết
Minh Phương
2 tháng 11 2023 lúc 19:37

* Tham khảo:
- Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á, có lịch sử lâu đời và văn hoá phong phú. Trước năm 1945, Việt Nam là thuộc địa của Pháp và chịu sự cai trị của người Pháp. Sau năm 1945, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập và đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền của mình. Văn hóa Việt Nam bao gồm văn học, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục truyền thống, ẩm thực và các lễ hội truyền thống. Kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi, từ dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp sang mô hình kinh tế hướng xuất khẩu và công nghiệp hóa. Việt Nam đã mở cửa kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Bình luận (0)
PHÚC Nguyễn
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 10:20

1. Tăng cường hợp tác kinh tế: 

   - Tạo ra khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) để giảm thuế nhập khẩu và tăng cường thương mại giữa các quốc gia thành viên.
   - Làm căn cơ cho việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, nhằm tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất.

2. Đảm bảo sự ổn định và an ninh chính trị:
   - Tổ chức các cuộc họp cấp cao và diễn đàn liên quan đến an ninh, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM+.
   - Đưa ra Tuyên bố TAC (Treaty of Amity and Cooperation) nhằm khuyến khích các quốc gia tôn trọng chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

3. Phát triển văn hóa và xã hội:
   - Tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục và trao đổi giữa các quốc gia thành viên.
   - Khuyến khích sự hiểu biết và tôn trọng giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau trong khu vực.

4. Ứng phó với thách thức toàn cầu:
   - Tham gia vào việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu như biến đổi khí hậu, khủng bố, dịch bệnh, và vấn đề di cư.
   - Tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên.

5. Tăng cường hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác: 
   - Phát triển mối quan hệ đối tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và các tổ chức khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU).

6. Giải quyết tranh chấp lãnh thổ: 
   - Dù vẫn còn một số tranh chấp chưa được giải quyết hoàn toàn, nhưng ASEAN đã tạo ra một kênh đối thoại và hợp tác để giảm bớt căng thẳng và xung đột.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Hoài An
Xem chi tiết
Bánh Bò Sữa
26 tháng 10 2023 lúc 8:14

A

 

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
27 tháng 10 2023 lúc 19:22

Câu 25. Biên đổi quan trọng của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là :

A. thành lập tổ chức của khu vực ASEAN.

B. có tốc độ phát triển kinh tế năng động trên thế giới.

C. các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập.

D. tạo môi trường hòa bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển

Bình luận (0)
lê thị thùy trang
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 23:45

ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) ra đời với mục tiêu chính là bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Khi thành lập vào những năm 1960, khu vực này đang đối mặt với nhiều xung đột và căng thẳng, vì vậy ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia thành viên. Ngoài ra, ASEAN cũng tập trung vào hợp tác kinh tế để đảm bảo sự phát triển và thịnh vượng trong khu vực, thông qua việc tạo ra Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Tổ chức này cũng hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác để đối phó với các thách thức toàn cầu và xây dựng mối quan hệ hợp tác vùng và quốc tế. ASEAN có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và phát triển khu vực Đông Nam Á, cũng như tạo cơ hội cho các quốc gia thành viên tham gia vào hòa nhập quốc tế.

Bình luận (0)
Đào Trúc Lam
Xem chi tiết
Traam Miinh
Xem chi tiết
Cẩm Tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 11 2022 lúc 15:10

Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ là biến đổi to lớn nhất. Lý do là bởi vì chính nhờ điều này nên các nước ĐNÁ đã thoát khỏi ách thống trị của các nước đế quốc, từ đó mới có điều kiện phát triển đất nước

Bình luận (0)
mailinh
2 tháng 11 2022 lúc 19:21

Sau năm 1945 hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.Vì chỉ khi giành được độc lập,các nước Đông Nam Á mới có điều kiện xây dựng,phát triển kinh tế và gia nhập tổ chức ASEAN.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
31 tháng 10 2022 lúc 21:03

Tham khảo 

* Những biến đổi của Đông Nam Á s

- Biến đổi thứ nhất: Các nước Đông Nam Á đến nay đã giành được độc lập.
-  Biến đổi thứ hai: Từ khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng nền kinh tế – xã hội và đạt được những thành tựu to lớn.
-  Biến đổi thứ ba: Đến tháng 7 – 1997, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị I kinh tế khu vực Đông Nam Á nhằm xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.

* Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất:

- Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập…

- Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh.

Bình luận (1)