Bài 49. Cơ quan phân tích thị giác

Ngọc Lý
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
3 tháng 4 2017 lúc 22:40

1 -> màng lưới

2-> màng mạch

3-> màng cứng

4-> dây thần kinh

5-> dịch thủy tinh ( thủy dịch sách in sai)

6-> mống mắt

7-> thủy tinh thể

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
3 tháng 4 2017 lúc 20:11

Kết quả hình ảnh cho cấu tạo của mắt

Bình luận (0)
!*Rome Khoa*!
Xem chi tiết
Yuuki Hina
10 tháng 4 2018 lúc 21:31

cấu tạo tai phù hợp với chức năng thu nhận sóng âm là:
-tai ngoài:+vành tai: hứng sóng âm
+ống tai: hướng sóng âm
+màng nhĩ: khuếch đại âm
-tai giữa:+chuỗi xương tai: truyền sóng âm
+xương búa
+xương bàn đạp
+vòi nhĩ: cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ
-tai trong:tiền đình và có ống bán khuyên: thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
+ốc tai: thu nhận kích thích của sóng âm.

Bình luận (1)
Trần Thị Bích Trâm
10 tháng 4 2018 lúc 21:34

* cấu tạo tai gồm:

- tai ngoài: + vành tai

+ ống tai

+ màng nhĩ

- tai giữa: + chuỗi xương tai

+ vòi nhĩ

- tai trong: + ống bán khuyên

+ dây thần kinh VIII

+ ốc tai

* chức năng thu nhận kích thích sóng âm: sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chyện động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng vag tác động lên các tế bào thụ cảm tính giác của cơ quan cooctinằm trên màng cơ sở ở vùng trog tương ứng với tần sô và cường dộ của sóng âm làm tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương

Bình luận (1)
Thời Sênh
10 tháng 4 2018 lúc 21:38

I. Cấu tạo của tai

Hình 51-1. Cấu tạo của tai

Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.
Tai trong gồm 2 bộ phận :
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng (hình 51-2).


Hình 51-2. Phân tích cấu tạo của ốc tai (trái)
A. Ốc tai và đường truyền sóng âm ;B. Ốc tai xương và ốc tai màng ;
c. Cơ quan Coocti

Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau : dài ở đinh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.

Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.

II- Chức năng thu nhận sóng âm
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng "cửa bầu" và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của "cửa tròn" (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.

Bình luận (2)
Phác Xán Liệt
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
13 tháng 4 2017 lúc 19:34

Đầu tiên a/s đi qua các tế bào hạch->tế bào lưỡng cực ->tế bào nhánh->các tế bào que và nón cuối cùng kết thúc ở biểu mô .

Bài tập Sinh học

Bình luận (0)
Doraemon
13 tháng 4 2017 lúc 19:36

- Màng lưới là bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác, trong đó chủ yếu là các tế bào nón và tế bào que, tiếp nhân hình ảnh của vật. Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích về màu sắc; các tế bào que tiếp nhận các kích thích ánh sáng.

- Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón. Mỗi tế bào nón ở trung tâm của điểm vàng liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.

- Các tia sáng phản chiếu từ cảnh vật xung quanh đi vào màng lưới, tạo thành 1 ảnh lộn ngược trên màng lưới là nhờ một hệ thống môi trường trong suốt gồm: Màng giác và thể thuỷ tinh. Ánh sáng đi qua màng giác vào thể thuỷ tinh qua lỗ đồng tử ở mống mắt (lòng đen).

Nhờ khả năng điều tiết của thể thuỷ tinh (phổng lên) mà ta có thể nhìn rõ vật khi tiến lại gần. Đồng tử cũng có khả năng điều tiết ánh sáng (thu nhỏ hay dãn rộng) để điểu chỉnh lượng ánh sáng vào màng lưới khi ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu

- Dây thần kinh thị giác đảm nhận khâu dẫn truyển các xung thần kinh xuất hiện trên màng lưới vể vùng thị giác ở thuỳ chẩm.

Bình luận (0)
Sáng
13 tháng 4 2017 lúc 19:40

- Màng lưới là bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác, trong đó chủ yếu là các tế bào nón và tế bào que, tiếp nhân hình ảnh của vật. Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích về màu sắc; các tế bào que tiếp nhận các kích thích ánh sáng. - Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón. Mỗi tế bào nón ở trung tâm của điểm vàng liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực. - Các tia sáng phản chiếu từ cảnh vật xung quanh đi vào màng lưới, tạo thành 1 ảnh lộn ngược trên màng lưới là nhờ một hệ thống môi trường trong suốt gồm: Màng giác và thể thuỷ tinh. Ánh sáng đi qua màng giác vào thể thuỷ tinh qua lỗ đồng tử ở mống mắt (lòng đen). Nhờ khả năng điều tiết của thể thuỷ tinh (phổng lên) mà ta có thể nhìn rõ vật khi tiến lại gần. Đồng tử cũng có khả năng điều tiết ánh sáng (thu nhỏ hay dãn rộng) để điểu chỉnh lượng ánh sáng vào màng lưới khi ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu - Dây thần kinh thị giác đảm nhận khâu dẫn truyển các xung thần kinh xuất hiện trên màng lưới vể vùng thị giác ở thuỳ chẩm.

- Phân tích trung ương là vùng thị giác.

Tuỳ thuộc tính chất của ánh sáng (có màu sắc hay không), cường độ chiếu sáng, khu vực tiếp nhận các kích thích (điểm vàng hay vùng ngoại vi), loại tế bào bị kích thích, xung ưuyển vể những điểm nhất định trên vỏ não trong vùng thị giác mà cho ta những cảm giác nhất định về hình ảnh của cảnh vật xung quanh.

Bình luận (0)
Tài Hão Hão
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
3 tháng 4 2018 lúc 21:05

sóng âm vào tai làm rung màn nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tes bào này hưng phấn chuyển thanh xung thần king truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết âm thanh đã phát ra

Bình luận (0)
Ađ Quê Tôi
Xem chi tiết
Trương Huy Hoàng
1 tháng 4 2018 lúc 23:39

Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Lê Gia Phong
1 tháng 4 2018 lúc 21:27

Cầu mắt có chức năng tạo ảnh trên màng lưới và điều tiết ánh sáng.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (3)
Lisa Jeanny
Xem chi tiết
Hồng Quang
27 tháng 3 2018 lúc 21:15

Chức năng:

Thể thủy tinh có thể thay đổi hình dạng, là một thấu kính biến đổi cho phù hợp với tầm xa vật nhìn, giúp mắt nhìn rõ vật hơn.

Bình luận (0)
an
Xem chi tiết
Duyên Kuti
25 tháng 3 2018 lúc 20:22

Vì các TB nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng. Càng xa điểm vàng, số lượng TB nón càng ít và chủ yếu là TB que . Mặt khác, ở điểm vàng, mỗi TB nón liên hệ với 1 TB thần kinh thị giác qua 1 TB 2 cực. Tuy nhiên, nhiều TB que mới liên hệ được với 1 TB thần kinh thị giác. Do đó khi muốn nhìn rõ vật phải hướng mắt về phía vật để ảnh của vật hiện lên đúng điểm vàng của màng lưới.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Ađ Quê Tôi
1 tháng 4 2018 lúc 21:43

đúng

vì cơ quan thụ cảm tiếp nhận hình ảnh và truyền tín hiệu về trung tâm sử lý.

chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
nguyen phuong uyen
Xem chi tiết
Dương Sảng
15 tháng 3 2018 lúc 15:01

Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu tục ngữ : '' Căng mắt ra mà nhìn ? ''

Nói "căng mắt ra mà nhìn" là ý nói vận dụng tới mức tối đa sự co của cơ thể mi khi nhìn gần để quan sát từng chi tiết nhỏ của vật. "Căng mắt ra mà nhìn" còn thể hiện cả khi nhìn cảnh vật ở nơi thiếu ánh sáng, mắt mở to, các cơ vòng ở đồng tử phải dãn ra, trong khi cơ phóng xạ co tới mức tối đa để đồng tử dãn rộng, đảm bảo đủ độ sáng gây hưng phấn được tế bào que trên màng lưới cầu mắt, giúp ta nhìn được.

Bình luận (0)
Hồ Xuân Hạnh
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
10 tháng 5 2017 lúc 11:59

Có ba loại tế bào hình nón, mỗi loại lại cảm nhận được chính xác từng màu sắc khác nhau trong ba màu : Đỏ (red), xanh lá cây (Green), xanh da trời (Blue). Mỗi một màu sắc khác nhau có thể được cấu thành bởi sự kết hợp theo “liều lượng” khác nhau của ba màu cơ bản này và mắt của chúng ta sẽ cảm nhận được màu sắc đó dựa trên việc từng loại tế bào nón trong võng mạc cảm nhận chúng như thế nào.

Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng.



Bình luận (0)
Linh Phương
10 tháng 5 2017 lúc 14:50

- Vì ánh sáng không đủ để chiếu vào vật thể để phản xạ màu sắc của vật thể ấy ngược lại mắt của chúng ta.

Bình luận (0)