Bài 49. Cơ quan phân tích thị giác

Diệu Ân
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
8 tháng 4 2021 lúc 13:04
Thủy tinh thể là cấu trúc trong mắt có chức năng như một thấu kính giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Võng mạc là lớp nhận cảm ánh sáng và gởi tín hiệu thị giác lên não. Ở mắt bình thường, ánh sáng đi xuyên qua thủy tinh thể và hội tụ trên võng mạc. Thủy tinh thể phải trong suốt để tạo ảnh rõ nét.  
Bình luận (0)
Trinh Do
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
7 tháng 4 2021 lúc 18:38

Cận thị : mắt chỉ có khả năng nhìn gần
Nguyên nhân : có thể là khi sinh ra cầu mắt dài hay trong đời sống không giữ đúng khoảng cách làm cho thể thuỷ tinh luôn phồng , lâu dần thì mất khả năng dãn

Điều trị bằng cách dùng kính với mặt kính lõm 
Thứ hai đó là : Viễn thị là mắt chỉ có thể nhìn xa
Nguyên nhân : do cầu mắt ngắn hoặc ở những người già thể thuỷ tinh bị lão hoá , mất khả năng đàn hồi , không phồng được .

Điều trị bằng cách dùng kính với mặt kính lồi 
 

Bình luận (0)
Hà Vy
Xem chi tiết
Mai Hiền
2 tháng 4 2021 lúc 10:39

Ta nhìn được ánh sáng nhờ cơ quan phân tích thị giác 

- Các bộ phận của cơ quan phân tích gồm cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương.

Bình luận (0)
Vũ Hương Giang
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
9 tháng 2 2021 lúc 20:32

Các bộ phận của cơ quan phân tích gồm cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương.

Bình luận (0)
Trịnh Long
9 tháng 2 2021 lúc 20:47

Gồm :

- Cơ quan thụ cảm .

- Dây thần kinh hướng tâm .

- Trung ương thần kinh ( cơ quan phân tích ).

Bình luận (0)
Đạt Trần
10 tháng 2 2021 lúc 22:35

-Mỗi cơ quan phân tích đều gồm:+ Cơ quan thụ cảm ( tiếp nhận kích thích)+ Dây thần kinh ( dẫy truyền hướng tâm)+ Bộ phận phân tích trung ương ( não)

Bình luận (0)
Trần Võ Hạ Thi
Xem chi tiết
Trần Thu Hà
4 tháng 5 2018 lúc 18:37

- Cấu tạo:

+ Cơ quan tiếp nhận kích thích .

+ Dây thần kinh cảm giác( Truyền xung cảm giác).

+Trung ương thần kinh ( Não bộ).

+ Dây thần kinh vận động( Truyền xung vận động).

+ Cơ quan phản ứng.

Mắt nằm trong hốc mắt, được bảo vệ bởi mi, mày. Cấu tạo gồm 3 màng:
- Ngoài cùng là màng cứng có chức năng bảo vệ mắt. Phía trước màng cứng có màng giác có ánh sáng đi qua.
- Giữa là màng mạch gồm nhiều mạch máu muôi dưỡng mắt.
- Trong cùng là màng lưới có cấu tạo giống phòng tối, gồm nhiều tế bào thần kinh thị giác là:
+ Tế bào hình nón: tiếp nhận ánh sáng mạnh (ban ngày)
+ Tế bèo hình que: tiếp nhận ánh sáng yếu (ban đêm)
+ Điểm vàng: là nơi tập các dây thần kinh thị giác. Mắt sẽ nhìn thấy khi ảnh rơi lên điểm vàng

Bình luận (1)
Thời Sênh
4 tháng 5 2018 lúc 18:44

Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớpmàng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que.

Bình luận (1)
Đạt Trần
14 tháng 5 2018 lúc 23:10

Cầu mắt nằm trong hốc mắt, được bảo vệ bởi mi, mày. Cấu tạo gồm 3 màng:
- Ngoài cùng là màng cứng có chức năng bảo vệ mắt. Phía trước màng cứng có màng giác có ánh sáng đi qua.
- Giữa là màng mạch gồm nhiều mạch máu muôi dưỡng mắt.
- Trong cùng là màng lưới có cấu tạo giống phòng tối, gồm nhiều tế bào thần kinh thị giác là:
+ Tế bào hình nón: tiếp nhận ánh sáng mạnh (ban ngày)
+ Tế bèo hình que: tiếp nhận ánh sáng yếu (ban đêm)
+ Điểm vàng: là nơi tập các dây thần kinh thị giác. Mắt sẽ nhìn thấy khi ảnh rơi lên điểm vàng

Bình luận (0)
Mai Phương Bùi
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
14 tháng 5 2018 lúc 20:29

+ Cấu tạo của cầu mắt

* Cấu tạo ngoài

- Hình dạng: hình cầu

- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.

- Vận động: cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.

* Cấu tạo trong

- Các lớp màng bao bọc:

+ Màng cứng: nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt

+ Màng giác: nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.

+ Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.

+ Màng lưới: chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que)

- Môi trường trong suốt:

+ Thủy dịch

+ Thể thủy tinh

+ Dịch thủy tinh

* Chức năng của cầu mắt

- Tạo ảnh trên màng lưới

- Điều tiết ánh sáng

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thảo
14 tháng 5 2018 lúc 21:07

Cấu tạo và chức năng của cầu mắt:

- Màng cứng: có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của mắt

- màng mạch: có nhiều mạch máu và sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt

- mạch lưới: chứa các TB thụ cảm thị giác

Bình luận (0)
Vũ Huỳnh Đam San
Xem chi tiết
Thời Sênh
11 tháng 5 2018 lúc 7:21

- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm

+ Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. 1 tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào hai cực.

+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với 1 tế bào thần kinh thị giác.

+ Điểm mù: nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.

+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Hân
Xem chi tiết
Lưu Thị Mỹ Viên
10 tháng 5 2018 lúc 18:36

Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que.Ngoài ra còn có thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng giác

Bình luận (0)
Thị Nhi Hà
Xem chi tiết
Thời Sênh
8 tháng 5 2018 lúc 9:14

bn xem thêm tại

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-49-co-quan-phan-tich-thi-giac.1909/

Bình luận (0)
mon dore
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 15:34

Các tật của mắt
1. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
Ở người bị cận thị, khi nhìn như người bình thường, ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới, muốn cho ảnh rơi đúng trên màng lưới để nhìn rõ phải đưa vật lại gần hơn.
Nguyên nhân cận thị có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài, hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn

Cách khắc phục trong những trường hợp này : muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kì) để làm giảm độ hội tụ, làm cho ảnh lùi về đúng màng lưới

2. Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa (trái với cận thị)
Với khoảng cách như người bình thường nhìn rõ, thì ở người viễn thị, ảnh của vật thường hiện phía sau màng lưới, muốn nhìn rõ phải đầy vật ra xa.
Nguyên nhân có thể là do cầu mắt ngắn, hoặc ở người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được

Cách khắc phục : muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường, phải tăng độ hội tụ để kéo ảnh của vật từ phía sau về đúng màng lưới bằng cách đeo thêm kính lão (kính hội tụ)

Bình luận (1)
Thanh Thủy
11 tháng 4 2017 lúc 20:02
Trang chủ » Hiểu biết về mắt – Các tật mắt

Hiểu biết về mắt – Các tật mắt

19/08/2014 BY ADMIN LEAVE A COMMENT

Tìm hiểu các tật mắt hiểu biết rõ về đôi mắt của chính mình, những kiến thức cơ bản ở đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về điều này giúp bảo vệ đôi mắt tài sản quý giá nhất của con người.

Mắt bình thường

anh-matKhi chúng ta nhìn một vật, các tia sáng song song đi từ vật đến mắt sẽ qua các môi trường khúc xạ của mắt và hội tụ ở võng mạc (lớp màng thần kinh của mắt). Từ võng mạc, các tín hiệu thần kinh được truyền lên não, nhờ đó chúng ta thấy được hình ảnh của vật. Trong hệ thống khúc xạ của mắt, 2 thành phần quan trọng nhất là giác mạc và thể thuỷ tinh. Giác mạc là một lớp màng trong suốt ở phần trước nhãn cầu, có công suất chiếm khoảng 2/3 tổng công suất khúc xạ của mắt. Vì vậy, phần lớn các phẫu thuật khúc xạ đều nhằm điều chỉnh hình dạng giác mạc. Thể thuỷ tinh có dạng một thấu kính hội tụ, ngoài vai trò đóng góp cho khúc xạ của mắt, thể thuỷ tinh còn có chức năng điều tiết. Khi thể thuỷ tinh thay đổi hình dạng (vồng hơn hoặc dẹt hơn), công suất khúc xạ sẽ thay đổi, nhờ đó mắt ta nhìn được rõ các vật ở tất cả mọi khoảng cách khác nhau.
Để cho mắt nhìn được rõ chi tiết của vật thì các tia sáng phải hội tụ đúng trên võng mạc. Bất thường ở hệ thống khúc xạ của mắt làm cho các tia sáng không hội tụ ở giác mạc được gọi là các tật khúc xạ. Mắt có tật khúc xạ nhìn vật sẽ bị mờ.

Các tật khúc xạ của mắt

Tật khúc xạ của mắt bao gồm cận thị, viễn thị, và loạn thị. Các tật khúc xạ này được gọi chung là các quang sai bậc thấp. Các quang sai bậc thấp này có thể điều chỉnh bằng kính gọng, kính tiếp xúc, hoặc các phẫu thuật khúc xạ thông thường.
Tật khúc xạ được đo bằng đơn vị điốp (D). Số âm dùng cho cận thị (thí dụ -4,50 D), số dương dùng cho viễn thị (thí dụ +2,00 D). Đối với tật loạn thị, ngoài công suất người ta phải ghi cả trục loạn thị (tính bằng độ).

Tật cận thị

Trong tật cận thị, các tia sáng hội tụ ở trước võng mạc. Nguyên nhân cận thị thường do giác mạc vồng quá hoặc do tăng độ dài trục trước-sau của mắt. Mắt cận thị nhìn xa không rõ nhưng nhìn gần có thể bình thường. Những mắt cận thị nặng (trên 8,00 D) có thể kèm theo tổn thương của võng mạc là nguy cơ gây ra bong võng mạc.

 

 

Tật viễn thị

Trong tật viễn thị, các tia sáng hội tụ ở sau võng mạc. Nguyên nhân viễn thị thường do giác mạc dẹt quá hoặc do giảm độ dài trục trước-sau của mắt. Mắt viễn thị nhẹ nhìn xa có thể bình thường nếu còn điều tiết tốt. Những trường hợp điều tiết giảm hoặc viễn thị nặng có thể bị mờ cả khi nhìn xa lẫn nhìn gần.

Tật loạn thị

Trong tật loạn thị, bán kính độ cong của giác mạc không đồng đều ở các kinh tuyến, do đó các tia sáng không hội tụ ở một điểm mà ở các điểm khác nhau (trước hoặc sau võng mạc). Mắt loạn thị nhìn vật bị nhoè và biến dạng. Loạn thị có thể đơn thuần hoặc kèm theo cận thị hoặc viễn thị.

Lão thị

Lão thị không phải là một tật khúc xạ mà là thay đổi sinh lí của mắt ở người nhiều tuổi. Tất cả những người mắt bình thường khi đến tuổi trên 40 bắt đầu cảm thấy nhìn bị nhoè khi đọc sách, đó là biểu hiện lão thị. Nguyên nhân của lão thị là do khả năng đàn hồi của thể thuỷ tinh bắt đầu giảm ở người trên 40 tuổi. Người lão thị mặc dù nhìn xa vẫn bình thường nhưng khi đọc sách cần phải đeo kính, tuổi càng cao thì số kính càng tăng.
Những người đến tuổi lão thị muốn được phẫu thuật khúc xạ cần trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để lựa chọn khả năng điều chỉnh thích hợp. Phẫu thuật có thể điều chỉnh toàn bộ tật khúc xạ và bệnh nhân lại cần kính đọc sách sau mổ hoặc điều chỉnh không toàn bộ tật khúc xạ giúp cho bệnh không cần kính đọc sách sau mổ.

Bình luận (0)