Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Dien Thanh
Xem chi tiết
Mỹ Viên
19 tháng 4 2017 lúc 16:22

Một vài loại cây quí hiếm: cây trắc, trầm hương, pơ mu, cây thông đỏ,...

Nguyên nhân khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút: Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.

Thực vật quý hiếm là thực vật có giá trị kinh tế (lấy gỗ. làm thuốc ; cây công nghiệp...) nhưng đang bị khai thác quá mức và ngày càng hiếm đi.
Những điều cần phải làm để bảo vệ đa dạng thực vật Việt Nam:Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 4 2017 lúc 16:49

2.Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 4 2017 lúc 16:50

3.Thực vật quý hiếm là thực vật có giá trị kinh tế (lấy gỗ. làm thuốc ; cây công nghiệp...) nhưng đang bị khai thác quá mức và ngày càng hiếm đi.

Bình luận (0)
Hồ Tố Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
7 tháng 3 2018 lúc 4:23

Trong vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122km2 rạn san hô với khoảng 310 loài san hô đá và phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, nhưng tập trung ở khu vực ven bờ biển miền Trung, vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Theo tài liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (dưới 75%). Sống gắn bó với các vùng rạn san hô là trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá, trong đó có khoảng hơn 400 loài cá san hô và nhiều đặc hải sản. Đây là nguồn lợi sinh vật rất quí có thể khai thác hạn định để phục vụ mục đích phát triển của con người.

Các vùng rạn san hô còn có tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển. Ngoài ra, do nằm trong đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, nên ba hệ sinh thái tiêu biểu cho biển nhiệt đới là rừng ngập mặn, rạn san hô và cỏ biển có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ cho nhau, tạo ra những “dây xích sinh thái” quan trọng trong biển và vùng ven bờ, mà một mắt xích trong số chúng bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại.

Trên thực tế, ít ai nghĩ đến việc phá rừng ngập mặn trên vùng triều ven biển lại có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi sinh vật trong rạn san hô và cỏ biển ở dưới biển sâu hơn. Mất các hệ sinh thái này, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành “thuỷ mạc” không còn tôm cá nữa. Đó cũng là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đã cảnh báo.

Bình luận (1)
Nguyễn Minh Đăng
11 tháng 4 2018 lúc 17:52

Trong vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122km2 rạn san hô với khoảng 310 loài san hô đá và phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, nhưng tập trung ở khu vực ven bờ biển miền Trung, vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Theo tài liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (dưới 75%). Sống gắn bó với các vùng rạn san hô là trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá, trong đó có khoảng hơn 400 loài cá san hô và nhiều đặc hải sản. Đây là nguồn lợi sinh vật rất quí có thể khai thác hạn định để phục vụ mục đích phát triển của con người.

Bình luận (1)
Hồ Tố Uyên
6 tháng 3 2018 lúc 22:37

Hình ảnh 22.4
Giúp mình với nha
Kết quả hình ảnh cho rạn san hô

Bình luận (1)
Đường Yên tỷ #camtuviuon...
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
7 tháng 4 2018 lúc 22:26

Câu 1 : Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?

Trả lời: Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Liên hệ bản thân :

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở địa phương.

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, ở địa phương.

- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

- Tuyên truyền cho mọi người hiểu tác hại khi không có cây xanh, từ đó cùng nhau chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

Câu 2 : Vì sao khi đi trong rừng ta lại cảm thấy dễ chịu hơn đi ngoài đường phố ?

Trả lời : Chúng ta cảm thấy mát vì các lí do sau :

- Cây xanh thải ra một lượng hơi nước và ôxi lớn .

- Ngoài ra các con suối nhỏ trong rừng còn thải ra một lượng hơi nước.

Vì vậy nên ta cảm thấy mát, nhất là vào mùa hè.

Bình luận (0)
Huyền Nguyến Thị
8 tháng 4 2018 lúc 7:54

Câu 1: Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam ?

- Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài.

- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm.

- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm.

- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Câu 2: Vì sao khi đi trong rừng ta lại cảm thấy dễ chịu hơn ngoài phố ?

Khi đi trong rừng ta cảm thấy dễ chịu hơn ngoài phố vì :

- Trong rừng, cây xanh thải ra một lượng oxi và hơi nước lớn, khiến ta cảm thấy không khí trong lành hơn.

- Bóng của các cây xanh làm ta rất mát.

- Trong khi ngoài phố thì vừa nắng nóng vừa ồn ào và không khí lại bị ô nhiễm, làm cho ta có cảm giác khó chịu.

Bình luận (0)
vuminhhieu
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
31 tháng 3 2017 lúc 19:40

nấm lim xanh , câu thông đỏ ,cây sến mật ,bách xanh núi đá,

Pơ mu
Trầm hương
Lát hoa Sưa
Bình luận (0)
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 19:52

1. Pơ mu

5 loại thực vật siêu quý hiếm sắp tuyệt chủng ở Việt Nam?

2. Trầm hương

3. Nấm Lim xanh

5 loại thực vật siêu quý hiếm sắp tuyệt chủng ở Việt Nam?
4. Sưa
5. Lát hoa 5 loại thực vật siêu quý hiếm sắp tuyệt chủng ở Việt Nam? 6. Thông đỏ 7. Bách xanh núi đá 8. Sến mật
Bình luận (2)
Tú Hà Thạch Thanh
6 tháng 4 2018 lúc 16:03

Tam thất, nhân sâm, lịm, nấm linh xanh, thông đỏ, sến mật, bách xanh núi đá, cây gỗ gụ, cây gỗ giáng hương, gỗ cẩm lai, ...

Bình luận (0)
Uyên Nguyễn
Xem chi tiết
Nhật Linh
24 tháng 4 2017 lúc 21:45

1. Biểu hiện đa dạng sinh học ở nước ta:
a. Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao, thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
- Đa dạng về hệ sinh thái:
+ Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
+ Rừng nhiệt đới gió mùa phân thành các kiểu: rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xavan, rừng ngập mặn...
+ Ngoài ra còn có rừng cận nhiệt và ôn đới trên núi
- Thành phần loài:
+ Thực vật: 14500 loài
+ Thú: 300 loài
+ Chim 830 loài
+ Cá: nước ngọt 550 loài, nước mặn 2000 loài
- Hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam cũng khá đa dạng: khoảng 734 laoì cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ được gieo trồng trên lãnh thổ Việt Nam.
Cũng là 1 khu vực rất đa dạng về các laoị vật nuôi...
- Việt Nam được công nhận là 1 trong 16 nước trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao.
b. Sự đa dạng sinh học đang bị suy giảm
- Đặc biệt là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
- Suy giảm về thành phần loài:
+ Thú là loài suy giảm cao nhất
+ Thực vật là laoì có số lượng suy giảm nhiều nhất
- Đa dạng sinh học đang bị đe dọa nghiêm trọng với >700 loài được liệt vào Sách đỏ Việt Nam
- Sản lượng cá đánh bắt gần bờ ngày một giảm
Hệ sinh thái nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng

Bình luận (0)
Ngọc Mai
24 tháng 4 2017 lúc 21:49

Sự đa dạng của thực vật thể hiện qua :

- Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật. Số lượng các loài thực vật có mạch ( Quyết, Hạt trần, Hạt Kín ) có tới trên 12 000 loài. Rêu và Tảo cũng có tới 1 500 loài. Rất nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học

- Môi trường sống của các loài thực vật rất phong phú : dưới nước ( ao, hồ, sông, suối, biển,.... ), trên cạn ( từ bờ biển đến vùng núi cao ), tạo nên nhiều sinh cảnh khác nhau

Nhớ ủng hộ tick Đúng !

Bình luận (0)
Kinder
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
7 tháng 4 2017 lúc 8:20
- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. - Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. - Ô nhiễm môi trường. Một số nơi bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn. - Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa.
Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trân
9 tháng 4 2017 lúc 8:48

Nguyên nhân: nhiều loài cây có giá trị bị khai thác bừa bãi, sự tàn phá của các khu rừng

Bình luận (0)
Bùi Thị Phương Linh
9 tháng 4 2017 lúc 15:00

Do chiến tranh, sự khai thác quá mức của con người, ý thức bảo vệ của con người chưa được nâng cao khai thác bừa bãi để phục vụ nhu cầu trước mắt.

Bình luận (0)
linh phan
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 5 2017 lúc 21:21

- Môi trường nước:

+ Không xả rác xuống môi trường nước.

+ Không chích cá bằng điện làm chết cá gây ô nhiễm môi trường nước.

+ Không sử dụng thuốc trừ sâu,.. gần khu vực nguồn nước.

- Bảo vệ môi trường không khí:

+ Trồng nhiều cây để lá cây lọc khí, hút bụi.

+ Xử lí khí thải công nghiệp trước khi đem thải ra môi trường ngoài.

+ Không đốt chất dẻo, chất cao su vì khi đốt sẽ tạo ra khí độc hại.

- Môi trường đất:

+ Không xả rác bừa bãi.

+ Thường xuyên dọn dep vệ sinh môi trường.

+ Không sử dụng thuốc trừ sâu, chất độc hại nhiều quá mức cho phép.

+ Không đốt rác, đốt xác động vật bừa bãi.

Bình luận (0)
nguyễn thị tuyết
3 tháng 5 2017 lúc 21:17

1 Trồng nhiều cây xanh

2 Xử lý môi trường vệ sinh xung quanh

3Hạn chế sử dụng túi nilon

4Tan dung năng lượng mặt trời để sử dụng

5Ap dụng khoa học hiện đại và đời sống

Bình luận (0)
Anh NGU NgƯỜi
8 tháng 2 2018 lúc 20:53

- Môi trường nước:

+ Không xả rác xuống môi trường nước.

+ Không chích cá bằng điện làm chết cá gây ô nhiễm môi trường nước.

+ Không sử dụng thuốc trừ sâu,.. gần khu vực nguồn nước.

- Bảo vệ môi trường không khí:

+ Trồng nhiều cây để lá cây lọc khí, hút bụi.

+ Xử lí khí thải công nghiệp trước khi đem thải ra môi trường ngoài.

+ Không đốt chất dẻo, chất cao su vì khi đốt sẽ tạo ra khí độc hại.

- Môi trường đất:

+ Không xả rác bừa bãi.

+ Thường xuyên dọn dep vệ sinh môi trường.

+ Không sử dụng thuốc trừ sâu, chất độc hại nhiều quá mức cho phép.

+ Không đốt rác, đốt xác động vật bừa bãi.

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
18 tháng 1 2017 lúc 20:22

Câu 1 :

Tác hại của bệnh Sốt Rét:

+ Gây thiếu máu: Do Ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.

+ Gan to, lách to .

+ Trẻ em bị mắc bệnh SR cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

+ Phụ nữ có thai mắc SR dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

Cách phòng chống

+ Khi ngủ phải mắc màn, khi ngủ dậy tháo màn cho vào túi nilon cất.

+ Màn tẩm hoá chất rồi 6 tháng sau mới được giặt.

+ Màn tẩm hoá chất không những chống được muỗi đốt mà còn diệt được chấy, rận, dệp, bọ chét…

+ Hoá chất có tác dụng trong 6 tháng, sau 6 tháng phải nhuộm lại.

- Hun khói hoặc đốt hương xua muỗi vào buổi tối.

- Phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.

- Phun thuốc diệt muỗi. đây là biện pháp tích cực tốt nhất cho vùng SR lưu hành .

Bình luận (0)
nguyễn lê yến linh
18 tháng 1 2017 lúc 20:40

tác hại bệnh kiết lị :Thủng ruột.

Xuất huyết tiêu hóa.

Lồng ruột.

Viêm loét đại tràng sau lỵ.

Viêm ruột thừa do amip.

Các biến chứng hiếm.

Trẻ nhỏ rặn nhiều sẽ bị sa hậu môn. Vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên trẻ dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ. Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ.
Có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây ápxe gan do amibe.

Bình luận (0)
nguyễn lê yến linh
18 tháng 1 2017 lúc 20:42

phòng tránh bệnh kiết lị:

Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
5 tháng 8 2016 lúc 10:49

rễ có 4 miền: miền sinh trưởng, miền trưởng thành, miền hút, miền chóp rễ nha bn!

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
5 tháng 8 2016 lúc 10:49

Có 4 miền chính :

Miễn trưởng thành

Miền hút

Miền sinh trưởng

Miền rễ chóp

Bình luận (0)
Trang
5 tháng 8 2016 lúc 10:51

Rễ có 4 miền :

- Miền trưởng thành

- Miền Hút

- Miền sinh trưởng

- Miền chóp rễ

Bình luận (0)
Ny Na Nguyen
Xem chi tiết
Nhật Linh
10 tháng 5 2017 lúc 16:25

Vì sao cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

Do: nhiều cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi - tính đa dạng suy giảm.

Nêu biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam.

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (4)
Thảo Phương
10 tháng 5 2017 lúc 17:26

Câu 1: * Ta cần phải bảo tồn đa dạng sinh học vì bảo tồn sự đa dạng sinh học chính góp phần:

- Bảo tồn sự phong phú và đa dạng nguồn gen của hệ sinh vật.

- Bảo vệ sự đa dạng sinh học chính là bảo tồn sự đa dạng di truyền. Điều này có rất nhiều lợi ích cho nông nghiệp, y học ...

- Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.

- Giữ gìn lợi ích đa dạng sinh học tác động lên đời sống con người.

- Giảm nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật.

Câu 2:- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Bình luận (1)
Tran Ngoc Hoa
10 tháng 5 2017 lúc 19:51

Vì sao cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

Do: nhiều cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi ‐ tính đa dạng suy giảm.

Nêu biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam.

‐ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.

‐ Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

‐ Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.

‐ Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Bình luận (0)