Bài 48: Đa dạng của lớp thú, bộ thú huyệt, bộ thú túi

Mũ Rơm
Xem chi tiết
Thời Sênh
1 tháng 5 2018 lúc 20:30
Khác với lớp thú nuôi con hoàn toàn trong bụng mẹ, một số loài thú có túi thường có xu hướng sinh con còn rất non, sau đó chúng buộc phải nuôi con thêm một thời gian trong cái túi nằm ở phía trước bụng. Khả năng đối phó với bệnh tật của con non rất thấp. Vì vậy, chiếc túi của mẹ chúng bấy giờ chính là nhân tố bảo vệ thú non, khi thú mẹ tiết ra một hợp chất kháng sinh bên trong chiếc túi của nó. Qui luật sinh tồn tự nhiên đã giúp thú non biết bò vào trong túi của mẹ chúng để được hợp chất kháng sinh đặc biệt ấy bảo vệ và được mẹ nuôi cho đến khi trưởng thành.
Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Tung
27 tháng 12 2018 lúc 11:00

Thú con mới chào đời thường chỉ bé bằng… một hạt đậu đen. Thậm chí, người ta đã từng ghi nhận những trường hợp em bé kangaroo nhỏ đến mức khó tin với kích thước tương đương một hạt gạo! Do kích cỡ vô cùng khiêm tốn này, nếu kangaroo mẹ cũng chăm sóc con mình theo cách những loài thú khác vẫn làm, nó sẽ gặp phải vô số khó khăn. Kích thước của thú mẹ so với con non là vô cùng lớn, chúng lại khá vụng về, nên việc cho con ăn đương nhiên là một thách thức đáng ngại. Nếu như em bé vô tình bị rơi ra ngoài, kangaroo mẹ sẽ phải bỏ rơi nó vì một lẽ rất dễ hiểu: chúng không thể nhặt con lên được và cho lại vào trong túi được. Thêm vào đó, con non được sinh ra trước khi cơ thể kịp phát triển đầy đủ nên vô cùng yếu ớt, và gần như không có khả năng tồn tại được ở môi trường bên ngoài. Những bộ phận duy nhất đã hoàn thiện là các chi. Điều đó giúp ích cho kangaroo con rất nhiều bởi ngay sau khi chào đời chúng sẽ phải bò vào trong chiếc túi của mẹ, và dành trọn những tháng tiếp theo ở nơi ấm áp này.Tại đây, chúng bám vào các núm vú phía bên trong túi và lớn lên nhờ sữa. Các cơ của chúng chưa đủ khỏe để làm bất cứ việc gì kể cả việc bú mẹ. Chính vì thế, đầu vú của kangaroo mẹ có phần cơ chuyên hóa đảm nhận nhiệm vụ bơm thức ăn một cách tự động. Các em bé sẽ ăn, ngủ và bài tiết ngay trong chiếc túi này. Những chất thải có thể được lớp lót trong túi hấp thụ luôn hoặc được kangaroo mẹ dọn đi một cách khéo bằng miệng. Trung bình sau 4 tháng, con non đã có một cơ thể đầy đủ các bộ phận và một lớp lông mềm. Khi đó chúng đã có thể ló đầu ra ngoài túi để ngắm nhìn thế giới. Nhưng phải cần đến 20 tháng (với con cái) và 2 – 4 năm (với con đực), kangaroo con mới thực sự đủ lớn để ra khỏi chiếc túi của mẹ.

Bình luận (0)
︵✰Ah
7 tháng 3 2021 lúc 8:48

-Sống ở đồng cỏ

-Có chi sau lớn khỏe nên di chuyển bằng cách nhảy

-Con sơ sinh rất nhỏ nên được nuôi ở trong túi bụng da mẹ

-Co sơ sinh uống sữa bằng cách ngoạm chặt vào vú, vú thụ động

Bình luận (3)
Đăng Khoa
7 tháng 3 2021 lúc 8:53

Đặc điểm:

- Sống ở đồng cỏ, trên cạn

- Có chi sau lớn khỏe nên di chuyển bằng cách nhảy

- Con sơ sinh rất nhỏ nên được nuôi ở trong túi bụng da mẹ

- Có sơ sinh uống sữa bằng cách ngoạm chặt vào vú, vú thụ động

Ngoại hình:

+ cao 2m

+ 2 chi sau nhỏ, 2 chi sau to, khỏe

+ đuôi to giữ thăng bằng

+ túi da ở bụng

+ Tập tính: con non ngậm vú mẹ để sữa tự chảy vào miệng nó

Bình luận (0)
Xinh gái từ nhỏ
30 tháng 3 2021 lúc 20:51

Đặc điểm chung của bộ thú túi là :

-Sống ở đồng cỏ

-Có chi sau lớn khỏe nên di chuyển bằng cách nhảy

-Con sơ sinh rất nhỏ nên được nuôi ở trong túi bụng da mẹ

-Co sơ sinh uống sữa bằng cách ngoạm chặt vào vú, vú thụ động

Bình luận (2)
ひまわり(In my personal...
28 tháng 2 2021 lúc 18:25

Đời sống của thú mỏ vịt ?

- Sống ở môi trường nước ngọt , ăn cá ,tôm,...vòng đời từ 10 năm tới 20 năm 

Bình luận (0)
Trần Mạnh
28 tháng 2 2021 lúc 18:20

Đời sống của thú mỏ vịt : ko có nguy cơ bị đe dọa 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Tung
Xem chi tiết
Phan Văn Đạt
5 tháng 3 2019 lúc 22:36

câu c nha bạnhaha

Bình luận (0)
phạm thanh hằng
17 tháng 3 2019 lúc 19:51

C. Tê Giác

Bình luận (0)
Hoàng Jessica
10 tháng 9 2018 lúc 20:57

Động vật nào có da dày nhất thế giới ?

A. Voi

B. Cá Voi

C. Tê Gíac

D. Cá Mập

Bình luận (0)
Hoàng Thắng
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
28 tháng 3 2018 lúc 13:39

Đặc điểm sinh sản của các bộ thú:

* Bộ thú huyệt:

- Đẻ trứng. ( nằm trong tổ làm bằng lá cây mục )

- Con sơ sinh bình thường.

- Không có vú, chỉ có tuyến sữa.

- Các cho con bú: Liếm sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ.

* Bộ thú túi:

- Đẻ con.

- Con sơ sinh rất nhỏ ( 3cm )

- Có vú.

- Các cho con bú: Ngoạm chặt lấy vú, bú thụ động.

* Bộ dơi: Dơi sinh ra dơi con mỗi năm một lần, dơi con thường bị rơi xuống đất khi không được chăm sóc. Tuy nhiên dơi con có thể bám vào mẹ và cùng di chuyển, dơi con phát triển nhanh nên sẽ rất khó khăn nếu dơi mẹ phải mang một lúc nhiều con. Đó là lí do tại sao 1 năm dơi mẹ chỉ sinh 1 lần. Khả năng bay là bẩm sinh, tuy nhiên khi mới sinh đôi cánh của dơi quá nhỏ để bay, các loài dơi nhỏ (thuộc phân bộ Microchiroptera) bay được khi chúng được 6 đến 8 tuần tuổi trong khi các loài dơi lớn (thuộc phân bộ Megachiroptera) phải mất 4 tháng mới biết bay. Dơi trưởng thành khi được 2 năm tuổi. Tuổi thọ trung bình của dơi là 20 năm, tuy vậy số lượng dơi không được nhiều do tỉ lệ sinh thấp.

* Bộ cá voi:

- Khi đến mùa giao phối, đàn cá đực đi tìm cá cái. Sau khoảng 1 năm rưỡi, cá cái đẻ con, cá con mới sinh đã rất to lớn.

- Cá mẹ cho cá con uống sữa hòa lẫn trong nước biển. Cá mẹ bơi trước cá con và tiết sữa vào nước biển, cá con bơi sau sẽ uống.

Bình luận (0)
Đặng Cường
Xem chi tiết
Đạt Trần
12 tháng 5 2018 lúc 21:07

Vì nó có đặc điểm của bộ linh trưởng thôi:

+ Bàn tay và bàn chân gồm có 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại. + Bàn tay cầm nắm linh hoạt. + Bán cầu đại não khá phát triển và có khả năng hình thành các phản xạ có điều kiện giống con người.
Bình luận (0)
thiên thần buồn
12 tháng 5 2018 lúc 21:14

Vì nó có đặc điểm của bộ linh trưởng thôi:

+ Bàn tay và bàn chân gồm có 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.

+ Bàn tay cầm nắm linh hoạt.

+ Đi bằng chân, thích nghi với đời sống ở cây, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo.

+ Bán cầu đại não khá phát triển và có khả năng hình thành các phản xạ có điều kiện giống con người.

Bình luận (9)
nam phạm
12 tháng 5 2018 lúc 21:32

*Xếp khỉ và vượn vào bộ linh trưởng vì :

+ Có cùng chung đặc điểm :

- Đi bằng bàn chân, bàn tay, bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại

- Thích nghi với đời sống ở cây, tứ chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo

- Ăn tạp nhưng ăn thực vật là chính

Bình luận (0)
Tan Tranthi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
13 tháng 3 2018 lúc 11:39

Bộ thú túi và bộ thú huyệt, bộ thú túi tiến hóa hơn .

Bình luận (0)
Phan Văn Đạt
5 tháng 3 2019 lúc 22:39

túi vì

-an toàn hơn khi trong túi mẹ

-được mẹ bảo vệ

-bú nhiều hơn-tỉ lệ sống sót khi sinh cao và đầy chất dinh dưỡng hơnbanhqua

Bình luận (0)
Hoang châu anh
Xem chi tiết
Nhật Linh
12 tháng 3 2018 lúc 21:13

Hỏi đáp Sinh học

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
12 tháng 3 2018 lúc 21:41

Hỏi đáp Sinh học

Bình luận (0)
Kuroko Tetsuya
30 tháng 4 2018 lúc 19:58

Bạn có thể tham khảo ở link này: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/570467.html

Bình luận (1)
Hải Đăng
30 tháng 4 2018 lúc 20:42

vì sao con non kanguru phải nuôi con trog túi?

- Vì con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, bú sữa thụ động

Bình luận (1)
Kuroko Tetsuya
30 tháng 4 2018 lúc 19:48

Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú: Bộ thú huyệt

Chúc bạn học tốt! :)

Bình luận (3)
Hải Đăng
30 tháng 4 2018 lúc 20:44

thú mỏ vịt đc xếp vào lp thú nào?

- Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì chúng nuôi con bằng sữa

Bình luận (2)
nhi mai dung
30 tháng 4 2018 lúc 20:58

đc xếp vào bộ thú huyệt bn

Bình luận (0)