Bài 45. Dây thần kinh tủy

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:36

Cơ co duỗi là phản xạ không điều kiện, do tủy sống điều khiển. Khi ta quá chú ý lo sợ bị té là vỏ não đã điều khiển, tủy sống không còn điều khiển được bước đi bình thường nữa nên ta dễ bị té.

Lê Gia Phong
2 tháng 3 2018 lúc 21:39

Theo ý kiến của mình thì:Chỉ có ***** mới sợ.Ai có ý kiến khác thì đừng trách mình.Đề nghị chó không vào sủa.Xin cảm ơn.

Nguyễn Ngô Minh Trí
3 tháng 3 2018 lúc 11:00

Cơ co duỗi là phản xạ không điều kiện, do tủy sống điều khiển. Khi ta quá chú ý lo sợ bị té là vỏ não đã điều khiển, tủy sống không còn điều khiển được bước đi bình thường nữa nên ta dễ bị té.

Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
thằng khùng
18 tháng 3 2018 lúc 18:08

Cấu tạo trong của tuỷ sống

Cắt ngang tủy sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống.

+ Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.

+ Chất xám. Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.

Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.

Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.

Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.

+ Chất trắng. Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.

Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.

Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên ( bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)

Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)

Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là bó lưng, bó bên và bó bụng.


Chức năng tuỷ sống

Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.

+ Chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có 3 loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành.

Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.

Các phản xạ tuỷ điển hình như:

- Phản xạ da. Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12

- Phản xạ gân. Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4

- Phản xạ trương lực cơ. Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.

+ Chức năng dẫn truyền. Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truuyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau.

+ Chức năng dinh dưỡng. Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi).

Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện.

thằng khùng
18 tháng 3 2018 lúc 18:08

- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau.
+ Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác.
+ Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động.

Linh Hoàng
Xem chi tiết
nguyen thi thao
21 tháng 3 2018 lúc 19:41

​kết quả:TN1:chỉ sau bên phải có và cả 2 chi trước có

​TN2:không chỉ nào có cả

giải thích:vì rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng

rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ tất cả các cơ quan về trung ương thần kinh

Phan Văn Đức
Xem chi tiết
CR-KJ
31 tháng 3 2018 lúc 21:13

Em bé có thói quen bú sữa bằng bình vú, khi lớn phản xạ có điều kiện này không còn phù hợp nữa nên đã bị ức chế và phản xạ mới đã được thành lập: uống sữa bằng li.

Lúc nhỏ em bé có thể cho bất kỳ ai bồng cũng được (không phân biệt người lạ với người quen) nhưng khi lớn lên em bé dần phân biệt được người lạ, người quen nên chỉ cho những người quen bồng còn người lạ thì sẽ không chịu và khóc.

Nguyễn Hòang Quân
Xem chi tiết
nguyen thi vang
1 tháng 4 2018 lúc 17:06

Bài 45. Dây thần kinh tủy

Nguyễn Hòang Quân
1 tháng 4 2018 lúc 16:57

Bài 43. Giới thiệu chung về hệ thần kinh

Vương Hoàng Kim
7 tháng 4 2018 lúc 20:41

1. Đại não

2. Đồi thị

3. Vùng dưới đồi

4. Cầu não

5. Tiểu não

6. Hộp sọ

7. Phỉnh sọ

8. Tủy sống

9. Phình thắt lưng

10. Chùm rễ tủy

Chúc bạn học tốt nhé !!!banhquabanhquabanhqua

Ađ Quê Tôi
Xem chi tiết
trần hải anh
2 tháng 4 2018 lúc 19:50

-cấu tạo trong: chạy dọc bên trong xương sống, chứa các dây thần kinh tạo liên hệ từ não đến toàn bộ cơ thể. bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.

+ chất xám: nằm trong chất trắng hình chữ H

+chất trắng: nằm ngoài bao bọc chất xám

- chức năng:

+ truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận động

+trung gian giữa hệ thần kinh trung ương và các bộ phận cơ thể

+tham gia 3 chức năng chủ yếu của cơ thể là: cn phản xạ, dẫn truyền và sinh dưỡng.

Trần Thị Bích Trâm
1 tháng 4 2018 lúc 21:59

* Cấu tạo trong:

- Chất xám : Ở trong, một cột dài có hình cánh bướm. Do thân và sợi nhánh của nơron tạo thành.

- Chất trắng: Ở ngoài, bao quanh chất xám. Do sợi trục của nơron tạo thành.

* Chức năng:

- Chất xám : Là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.

- Chất trắng: Là các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trong tủy sống với nhau và với não bộ

* chức năng:

Lê Gia Phong
1 tháng 4 2018 lúc 22:01

Cấu tạo trong:

+,Chất xám nằm trong, hình chữ H ( Do thân, sợi nhánh nơron tạo nên ) là căn cứ ( trung khu ) của các phản xạ không điều kiện.

+,Chất trắng ở ngoài ( gồm các sợi trục có miêlin ) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ

Chức năng:

+,

Nơi truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận động Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
Nguyễn Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
hà mai trang
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
25 tháng 4 2018 lúc 19:42

-Kích thích rất mạnh vào lần lượt các chi (bằng dd HCL 3%)

+Nếu chi đó không co các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước chi kích thích đứt rễ trước bên còn lại và rễ sau còn.

+Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại đứt.

+Nếu không chi nào co chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.

Nguyễn Ngô Minh Trí
25 tháng 4 2018 lúc 20:00

-Kích thích rất mạnh vào lần lượt các chi (bằng dd HCL 3%)

+Nếu chi đó không co các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước chi kích thích đứt rễ trước bên còn lại và rễ sau còn.

+Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại đứt.

+Nếu không chi nào co chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.

Nguyễn Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
ánh sáng tương lai
27 tháng 4 2018 lúc 8:49

kich thick vào chi sau bên phải thì chi này sẽ không co các chi còn lại sẽ co vì dễ vận động của chi này bị đứt rùi còn dễ cảm giác vẫn còn nên gây co các chi còn lại

kích thích vào chi sau bên trái thì sẽ không gây co chi nào vì chi này đã bị đứt rễ sau(rễ cảm giác) nên không gây co chi nào

chúc bạn học tốt nha

Lê Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Huong San
3 tháng 5 2018 lúc 15:57

Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao). Cũng chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo. Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều các phản xạ được tập quen (PXĐTQ) rất phức tạp mà không sinh vật nào có được. Vì vậy, việc "vệ sinh" hệ thần kinh có cơ sở khoa học là cần thiết để hệ thần kinh luôn đạt chất lượng hoạt động cao.