Bài 4. Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Mến
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
17 tháng 9 2017 lúc 10:02

Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, lãnh đạo Việt Nam đã nghiên cứu và chỉ ra những tác động của toàn cầu hoá đối với kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá của Việt Nam.

Tác động về kinh tế

Không ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.

Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triển xuyên biên giới,…. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO… Đây là cơ hội mà để ngành kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, toàn cầu hoá đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo cũng như sự chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng tăng. Sự chênh lệch đó diễn ra ở mọi phương diện, ở từng địa phương, trong từng doanh nghiệp,…

Tác động về xã hội

Toàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam giao lưu với các nước trên thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao. Tuy nhiên, Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… Đặc biệt toàn cầu hoá kinh tế cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít người. Những tác động đó cùng với một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước.

Tác động về văn hoá

Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam như: một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,…

Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội Việt Nam là mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới. Điều quan trọng là chúng ta phải biết khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá để tạo ra sức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực của nó.

Bình luận (1)
Hồ Mỹ Nguyên
Xem chi tiết
Ngô Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Trịnh Long
2 tháng 10 2020 lúc 12:35

Tham khảo

Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, lãnh đạo Việt Nam đã nghiên cứu và chỉ ra những tác động của toàn cầu hoá đối với kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá của Việt Nam.

Tác động về kinh tế

Không ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.

Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triển xuyên biên giới,…. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO… Đây là cơ hội mà để ngành kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, toàn cầu hoá đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo cũng như sự chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng tăng. Sự chênh lệch đó diễn ra ở mọi phương diện, ở từng địa phương, trong từng doanh nghiệp,…

Tác động về xã hội

Toàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam giao lưu với các nước trên thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao. Tuy nhiên, Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… Đặc biệt toàn cầu hoá kinh tế cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít người. Những tác động đó cùng với một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước.

Tác động về văn hoá

Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam như: một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,…

Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội Việt Nam là mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới. Điều quan trọng là chúng ta phải biết khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá để tạo ra sức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực của nó.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Hnue
4 tháng 11 2017 lúc 15:11

Em tham khảo câu trả lời ở mục câu hỏi tương tự nhé

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
võ lê mỹ duyên
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
19 tháng 9 2017 lúc 17:24

Học sinh tự đọc những thông tin dưới đây; sau đó, thảo luận nhóm để làm rõ cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.

Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học,… Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn. Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước. Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.

Bình luận (0)
Thảo Ly
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
4 tháng 1 2017 lúc 8:47

Sự quản lý không vững chắc, các chính sách ngặt nghèo, các vấn đề toàn cầu như di cư, nhập cư, cùng những vướng mắc trong phát triển kinh tế đã khiến Anh phải cân nhắc. Vậy nếu Anh rút khỏi EU thì sẽ có tác động như thế nào đối với EU, với thế giới, cũng như đối với chính nước Anh?

Đối với EU, việc Anh xem xét rút khỏi EU bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc trong lòng liên mình gồm 27 thành viên này Giới phân tích cảnh báo, quyết định rời EU của Anh có thể đẩy liên minh gồm 27 thành viên đi đến chỗ sụp đổ.

Trong khi đó, các nhà lập pháp Đức cũng đưa ra lời cảnh cáo mạnh mẽ về hậu quả nếu nước Anh rời Liên minh châu Âu. Quốc hội Đức nói rằng nếu nước Anh rời EU thì điều đó sẽ đem lại thảm họa cho nền kinh tế khối.

Ông Gunther Krichbaum, thành viên của đảng cầm quyền CDU, Đức nói mất đi thị trường nước Anh sẽ là một thảm họa kinh tế. Ông cũng nói thêm rằng các doanh nhân Anh nên thúc đẩy để nước này tiếp tục ở lại EU. Việc nước Anh rời EU sẽ làm suy yếu khối EU nhưng nó cũng làm suy yếu vị thế của nước Anh trên thế giới. Đến cuối thế kỷ 21, dân số châu Âu sẽ chỉ chiếm 4% dân số toàn thế giới. Chúng ta cần phải sát cánh bên nhau”.

Các nhà lãnh đạo của châu Âu khẳng định tầm quan trọng của việc Anh tiếp tục là thành viên EU, song cho biết họ phản đối đòi hỏi ký một "thỏa thuận mới" giữa Anh và EU theo yêu cầu của Thủ tướng Cameron.

Còn đối với thế giới. Rõ ràng, việc một thành viên chủ chốt của EU rời khỏi khối làm suy yếu liên minh này thì chắc chắn cũng sẽ gây hậu quả không tốt với thế giới. Chính vì thế, Mỹ cũng phải lên tiếng ảnh báo những hậu quả nghiêm trọng nếu Anh rời EU.

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Mai
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Diễm My
24 tháng 9 2016 lúc 10:31

đúng z!!!!!!!!hiuhiu

Bình luận (0)
Vũ Thị Phương Anh
22 tháng 9 2016 lúc 21:38

Ukm

Bình luận (0)
Trần Thiên Kim
22 tháng 9 2016 lúc 22:25

Spam

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Mai
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
22 tháng 9 2016 lúc 20:34

TP Hồ Chí Minh àh pn?

Bình luận (16)
Bình Trần Thị
22 tháng 9 2016 lúc 23:43

mk nè haha

thành phố của chúng ta đẹp quá , bn nhỉ 

Bình luận (2)