Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Nguyễn Nhật Minh Thư
Xem chi tiết
Khôi Bùi
7 tháng 9 2018 lúc 19:18

* Nguyên nhân : Vì lòng tham lợi nhuận , giai cấp tư sản bóc lột nặng nề giai cấp công nhân => Tình cảnh công nhân khốn khổ :

+ Họ phải làm từ 14 - 16h/ngày

+ Công việc vất vả , nặng nhọc

+ Đ/k làm việc tồi tàn

+ Mức lương rất thấp

+ Trẻ em , đàn bà phải làm công việc hết sức khó khăn , vất vả

* Hình thức đấu tranh : Đập phá máy móc , bãi công , đòi tăng lương , giảm giờ làm

* Công nhân đập phá máy móc , đốt công xưởng là đúng vì những việc làm đó thể hiện sự đấu tranh đòi công bằng , 1 phần làm cho kinh tế của giai cấp tư sản chậm phát triển , 1 phần họ cũng nghĩ nguyên nhân mình phải lao động vất vả , nặng nhọc là do máy móc gây ra

Bình luận (1)
Hi TV
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Nhã Phong Nguyễn văn
11 tháng 12 2021 lúc 15:44

“Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào khởi nghĩa của công nhân Li-ông (Pháp) có nghĩa là chỉ có lao động thì mới tạo ra của cải vật chấtvà sẽ sống, còn nếu chiến đấu thì sẽ phải hi sinh vì 1 mục đích nào đó có ý nghĩa .Ở đây  công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu"

Bình luận (0)
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 9 2018 lúc 19:31

* Ăng-ghen (1820-1895)

- Sinh tại Bác-men (Đức). Là nhà triết học, lí luận chính trị xuất sắc.

- Là nhà hoạt động cách mạng của phong trào Quốc tế cộng sản, người bạn chiến đấu thân thiết của Các-mác.

- Ăng-ghen đã cùng Các-mác soạn thảo: “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” (1848)

* Các-mác (1818-1883)

- Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại, người Đức.

- Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

- Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế mác xít, chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản.

Bình luận (0)
Dương Thị Thanh Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
18 tháng 9 2018 lúc 20:39

* Những hình thức đấu tranh đầu tiên:

- Ban đầu là đấu tranh với hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng. Hình thức đấu tranh tự phát của giai cấp vô sản.

- Sau đó, chuyển qua hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.

* Nguyên nhân:

Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp vô sản. Phong trào này diễn ra từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, trước hết ở Anh rồi lan ra các nước khác. Song, việc đập phá máy móc không đem lại kết quả gì ngoài sự tăng cường đàn áp của giai cấp thống trị. Qua kinh nghiệm của nhiều lần thất bại và sự trưởng thành về ý thức, phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng được nâng cao và có tổ chức với hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.

Bình luận (0)
Tuấn Nguyễn
18 tháng 9 2018 lúc 20:36

- Ban đầu là đấu tranh với hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng. Hình thức đấu tranh tự phátcủa giai cấp vô sản.

- Sau đó, chuyển qua hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.

Vì bị bóc lột ngày càng nặng do lệ thuộc vào máy móc, nhịp độ nhanh và liên tục. Công nhân phải làm việc nhiều giờ (14-16h/1 ngày), nặng nhọc mà tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém.

Chúc bạn học tốtbanhqua

Bình luận (0)
Hàn Thiên Băng
Xem chi tiết
Thần Đồng
Xem chi tiết
Tuấn Nguyễn
18 tháng 9 2018 lúc 20:45

Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

Từ những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.

Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày.

Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.

Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh, đó là "Phong trào Hiến chương”.

Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn. tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.

Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức. Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn, nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

Chúc bạn học tốtbanhqua

Bình luận (0)
Phạm Gia Huy
Xem chi tiết
Võ Huỳnh Long
Xem chi tiết
Huệ Phạm
20 tháng 9 2018 lúc 20:08

Sự xuất hiện của máy móc trong xã hội tư bản không làm cải thiện đời sống công nhân, thậm chí nhờ đó mà bọn địa chủ tăng cường bóc lột nhân dân. Họ tưởng rằng chính máy móc làm họ khổ. Vì vậy, họ trút căm thù vào máy móc. Phong trào đập phá máy móc nổ ra mạnh mẽ trong thập niên XIX ở Anh, sau đó lan rộng sang các nước Đức, Pháp, Bỉ.

Bình luận (0)
PT_Kary❀༉
19 tháng 10 2019 lúc 12:32

vì công nhân cứ nghĩ là máy móc chính là vật bóc lột sức lao động của họ, khiến họ khổ cực trong suốt thời gian đó, nhưng thực ra giai cấp tư sản (chủ xưởng, nhà máy) mới nhà những con người bóc lột sức lao động của họ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Kiều Nhi
Xem chi tiết
vo le trinh
10 tháng 9 2018 lúc 20:13

Theo mk là nc Pháp đó bn vui

Bình luận (0)