Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo (tiếp theo)

Min Yoongi
Xem chi tiết
Mai Thiên Ân
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu
14 tháng 9 2017 lúc 20:05

Câu trả lời hay nhất: 1- Bạn cần học tốt, lao động tốt, tuân thủ pháp luật. có chí mơ cao ước dài, phấn đấu là một người tài giỏi như "Ngô Bảo Châu, Lê Quý Đôn, như vậy bạn mới đem tài sức ra mà cống hiến cho nước nhà.
2 - Luôn luôn rèn luyện bản thân có đầy đủ sức khỏe, lòng kiên trì, sự quyết tâm và ý chí cao để có thể cống hiến cho xã hội.
nói tóm lại bạn muốn bảo vệ biên giới?...trước hết hãy học giỏi, hãy là người tài giỏi xuất chúng nếu bạn là người tài giỏi như ông bankiom - tổng thư kí liêm hiệp quốc- bạn lãnh đạo tối cao trong hàng ngũ đó thì trung quốc không dám ho he gì cả đâu.
bạn nên nhớ rằng TQ nó chiếm mất đảo quần sa, nhưng hãy nhớ rằng : nó mới chiếm từ năm 1974, đến giờ mới mấy chục năm, trước kia nó chiếm việt nam cả nghìn năm mãi tới sau mới sinh ra Ngô Quyền ( là một người tài giỏi) để lấy lại đất nước. chúng ta mới có mấy chục năm thôi....thế hệ tôi(8X); thế hệ các bạn 9x, hãy cố lên.chúng ta chỉ có thể là con người tài giỏi, cỗnnguwilanh đạo đất nước, con người khoa học cống hiến cho đất nước những công trình khoa học, những tiến bộ xã hội, ......tất cả...tất cả, những gì có thể/ bạn hiểu ý mình chứ. trước hết học tốt, lao động tốt, phấn đấu vì sự nghiệp và đặt mục tiêu.
nếu bạn là người bình thường, không thể lã vĩ nhân, bạn cũng có thể tham gia vào sản xuất, nâng cao nền kinh tế của chính bạn và bạn tuân thủ pháp luật, đóng góp thuế đầy đủ, hoặc khi bạn giàu có, bạn ý thức bản thân mình về biên giới hải đảo, bạn hãy học tập mỹ tâm, Đàm Vĩnh Hưng, hoặc một số đại gia nhiều tiền tham gia chương trình " Góp đá xây dựng đảo trường sa" .....hoặc sau này chính bạn giàu như billgate, hoặc thấp hơn tí, bạn hãy kêu gọi những ngươigiauf có quyên góp tiền mua tầu ngầm hiện đại, tên lửa hạt nhân... phục vụ cho quân đội. hoặc bạn tham gia nghĩa vụ quân sự xung phong đi quần đảo trường sa( với điều kiện bạn phải huấn luyện tốt mới được đi đấy)....nhiều lắm bạn àh./

Bình luận (0)
Bắc Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huệ
22 tháng 4 2016 lúc 20:32

+ Sự giảm sút tài nguyên biển - đảo do:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
- Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
+ Ô nhiễm môi trường biển - đảo do:
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/su-giam-sut-tai-nguyen-va-o-nhiem-moi-truong-bien-dao-c92a14111.html#ixzz46YuH8KlX 

Mih mới học lớp 6 thôi!! Vậy nên nhớ tick nha!!!

Bình luận (0)
Võ Ngọc Bảo Hân
27 tháng 4 2017 lúc 15:37

liên hệ bản thân về câu này sao các bạn chchir mình với

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu
14 tháng 9 2017 lúc 20:09

1. Khai thác,nuôi trồng và chế biến hải sản

2. Du lịch biển-đảo

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển

4. Giao thông vận tải biển

Bình luận (0)
Phan Trân Mẫn
29 tháng 4 2019 lúc 18:04

Thực trạng và tiềm năng :

1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
* Tiềm năng : Vùng biển rộng, nguồn hải sản phong phú, nhiều loài có giá trị
* Thực trạng:
- Khai thác 1,9tr tấn/ năm
- Tài nguyên hải sản đang bị cạn kiệt, nhất là vùng ven bờ
- Đánh bắt xa bờ còn hạn chế

2. Du lịch biển đảo :
* Tiềm năng: Có nhiều bãi cát rộng và dài, cảnh đẹp, khí hậu tốt
* Thực trạng :
- Du lịch biến phát triển nhanh trong những năm gần đây
- Mới chỉ chủ yếu khai thác ở hoạt động tắm biển

3.Khai thác và chế biến khoáng sản biển :
* Tiềm năng: - Biển là 1 kho muối vô tận
- Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa
- Các bãi cát dọc bờ biển , nhiều bãi chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu
* Thực trạng :
- Ngành dầu khí chiếm vị trí quan trọng
- Sản lượng dầu khí liên tục tăng
- Ngành công nghiệp hóa dầu đang được hình thành
- Công nghiệp chế biến khí đang phát triển

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển :
* Tiềm năng : - nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng
- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng cảng
* Thực trạng
- Cả nước có khoảng 120 cảng biển lớn nhỏ
- Hệ thống cảng sẽ được phát triển đồng bộ
- Đội tàu biển quốc gia đang được tăng cường
- Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện

Bình luận (0)
Deo Ha
Xem chi tiết
nguyễn thị dương
25 tháng 3 2018 lúc 19:25

*khai thác nuôi trồng và chết biến hải sản

+điều kiện phát triển :ngư trường rộng lớn giàu hải sản.bờ biển dài có nhiều vũng vịnh ở cửa sông đầm phá bãi triều rừng ngập mặn

+tình hình phát triển :phát triển mạnh trữ lượng khai thác hàng năm là 1,9 triệu tấn

+hạn chế :chủ yếu là đánh bắt gần bờ.chủ yếu là đánh bắt cò nuôi tròng và chế biến còn ít

+biện pháp :ưu tiên đánh bắt xa bờ.đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển ven biển và ven các đảo .phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sả

Bình luận (0)
nguyễn thị dương
25 tháng 3 2018 lúc 19:30

ngành du lịch biển đảo

+điều kiện phát triên :có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú .địa hình thuận lợi cho việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng

+tình hình phát triển và hạn chế :chủ yếu khai thác hoạt động tắm biển các hoạt động khác còn ít dù có nhiều tiềm năng

+biện pháp :nâng cấp các khu nghỉ dưỡng khu du lịch tạo sự đổi mới trong các hoạt động du lịch

Bình luận (0)
nguyễn thị dương
25 tháng 3 2018 lúc 19:38

nghành khai và chế biến khoáng sản biển :

+điều kiện phát triển :nguồn muối vô tận. dầu mỏ khí đốt trữ lượng lớn .nhiều bãi cát lớn đặc biệt là cát trắng .nhiều khoáng sản

+tình hình phát triển :nghề muối pt từ bắc vào nam.khai thác dầu mỏ khí đốt nhưng chủ yếu là xuất khẩu .đây là nghành mũi nhọn .cát bắt dầu khai thác

+hạn chế :muối chủ yếu xuất khẩu chế biến còn ít .cơ sở hạ tầng còn thấp .lao động tay nghề thấp .khai thác gây ô nhiễm môi trường

+biện pháp :đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng .đào tạo đội ngũ công nhân

Bình luận (0)
Muôn cảm xúc
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
8 tháng 5 2016 lúc 17:27

+ Sự giảm sút tài nguyên biển - đảo do:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
- Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
+ Ô nhiễm môi trường biển - đảo do:
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

+ Phương hướng giải quyết tình trạng này:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

Bình luận (0)
đinh thị thúy
Xem chi tiết
vicky nhung phàm ca
25 tháng 4 2017 lúc 22:09
Đặc điểm nguồn lợi hải sản

Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.

Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 á 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v... Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10 x 20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất lớn (20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%. Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 - 100m (23,4%). Theo số liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn. Nếu kể cả các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000 tấn/năm, thấp hơn so với sản lượng đã khai thác ở khu vực này hằng năm trong một số năm qua. Trong khi đó, nguồn lợi vùng xa bờ còn lớn, chưa khai thác hết.Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%), (xem BảNG 1, 2, 3, 4) , hơn nữa bờ biển nước ta còn có hệ sinh thái nhiệt đới đa dạng , giàu tài nguyên thiên nhiên như hệ sinh thái rừng ngập mặn ,rạn san hô, cỏ biển ,các vùng cửa sông châu thổ . Có thể nói đây là những ưu thế to lớn để phát triển nghề cá không thua kém bất kì 1 quốc gia naò trên thế giới ...

Về ngư cụ đánh bắt : Các loại lưới kéo chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 31%), sau đến loại lưới rê trôi (21%), lưới vây là 8% và số còn lại là sử dụng các loại ngư cụ khác.

Số lượng thuỷ sản khai thác: Cá biển chiếm khoảng 65% tổng số sản phẩm cá của Việt Nam, 35% còn lại là cá nuôi và cá nước ngọt. Các nguồn lợi hải sản ở các vùng biển ven bờ với mức nước sâu dưới 50m đã được xem là khai thác cạn kiệt. Năm 2000, sản lượng đánh bắt xa bờ chiếm 35% tổng sản lượng đánh bắt. Theo tính toán, tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản ước tính khoảng trên 4,2 triệu tấn. Sản lượng khai thác bền vững ước tính là 1,7 triệu tấn/năm. Nguồn lợi hải sản chủ yếu là các loại cá có khả năng di chuyển nhanh, lưu trú ở vùng biển Việt Nam trong khoảng thời gian ngắn.

Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng hải sản đánh bắt năm 2001 là 1,2 triệu tấn. Trong đó, 82% sản lượng hải sản đánh bắt được là các loại cá, số còn lại là cua, mực, tôm các loại và một số loại hải sản khác. Khoảng 60% sản lượng khai thác được phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, 18% cho xuất khẩu và khoảng 20% cho các mục đích khác.

Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên,ngành thuỷ sản Việt nam còn có lợi thế về tiềm năng lao động và giá cả sức lao động .Lao động nghề cá Việt nam có số lượng dồi dào, thông minh ,khéo tay ,chăm chỉ ,có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến .... Ngoài ra nước ta còn có lợi thế của người đi sau : suất đầu tư và mức độ lệ thuộc vào công nghệ chưa cao nên có khả năng đầu tư những công nghệ hiện đại tiên tiến nhờ các tiến bộ nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ ,đặc biệt trong công nghệ khai thác biển xa,công nghệ sinh học phục vụ nuôi thuỷ sản nhất là nuôi cá biển và nuôi giáp xác ....

Thuận lợi về thị trường : Việt nam nằm cạnh Trung quốc một nước đông dân nhất trên thế giới : hơn 1,3 tỉ người ,đây là 1 thị trường đầy tiềm năng và tiêu thụ hải sản rất mạnh , hầu như từ trước đến nay Việt nam chưa từng thoả mãn được nhu cầu về hải sản của Trung quốc. Ngoài trung quốc ra còn có thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là 2 thị trường tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm thuỷ sản của nước ta,vì vậy trong tương lai thuỷ sản Việt nam còn có tiềm năng mở rộng thị trường ,đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu ,vươn lên 1 tầm cao mới.

Bên cạnh đó, do nhận thức được vai trò của ngành thuỷ sản , đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản, phát triển kinh tế chung của đất nước , nhà nước ta đã và đang có những chính sách hỗ trợ cho ngành .Tại hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch năm 2003 của bộ thuỷ sản ,Thủ tướng Phan Văn Khải cho rằng để thực hiện được mục tiêu phát triển, ngành thuỷ sản cần nhanh chóng rút kinh nghiệm và đổi mới ,những vấn đề gì bức bách các địa phương, các doanh nghiệp nên gửi ngay về bộ thuỷ sản. Vấn đề nào vượt quá thẩm quyền của bộ thì gửi lên chính phủ , chính phủ sẽ giải quyết ngay.......Trong công tác qui hoạch bộ cũng có những đề án phù hợp ..,Đây cũng là 1 thuận lợi lớn cho ngành thuỷ sản trong quá trình phát triển ....

Bình luận (0)
mỹ trang lê
Xem chi tiết
Bắc Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huệ
22 tháng 4 2016 lúc 20:30

Chào bạn. 
Theo mình có thể trả lời câu hỏi này như sau:
-Tài nguyên khoáng sản biển quan trọng nhất nước ta là dầu mỏ-khí đốt ( là ngành kinh tế biển mũi nhọn của nước ta .dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực ,đem lại nguồn lợi kinh tế lớn..) 

-Ngoài ra nước ta còn có 1 số tài nguyên khoáng sản biển : muối ,cát, nguồn thủy hải sản phong phú

Chúc bạn học tốt!! nhớ tick cho mih nhaok

Bình luận (0)
Bắc Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
22 tháng 4 2016 lúc 20:53

Các hải đảo và quần đảo đã tạo thành một bộ phận thống nhất của lãnh thổ Việt Nam có vai trò quan trọng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km. Diện tích biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia bao gồm: vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền với diện tích khoảng một triệu km2; có trên 3.000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông; có 12 quần đảo. Các vùng biển, đảo nằm trên địa giới hành chính thuộc 28 tỉnh, 125 huyện ven biển, trong đó có 12 huyện đảo. 
Chỉ tính riêng các hải đảo, quần đảo thì Việt Nam có hơn 1.656 km2, trong đó có 66 đảo thường xuyên có dân làm ăn sinh sống, với hơn 155.000 người 
Vùng biển nước ta có những đảo đông dân như Cái Bầu, Cát bà... các đảo tạo thành hệ thống tiền bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.vùng khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có 3 ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.Biển đảo là nơi khai thác tài nguyên nhằm phục vụ cho tổ quốc. Phát triển nghành du lịch , như Vịnh hạ Long giúp nước ta được đông đảo bạn bè thế giới biết đến. Không nhưng thế biển đảo giúp cho chúng ta giao lưu trao đổi hàng hóa với nhiều nước trên thế giới bằng đường hàng hải. Biển còn cho nhiều tài nguyên quý hiếm như dầu khí. Đưa nghành công nghiêp này lên một tầm cao mới. Việt Nam là nước có nhiều lợi ích từ biển đông.Vì vậy mỗi công dân VN đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước... 

Bình luận (0)
Dora Dora BlueHappy
6 tháng 4 2018 lúc 23:03

1, Xây dựng Tổ Quốc: có bờ biển dài (3260km), thềm lục địa rộng (x3 lần đất liền), nhiều hải đảo, bán đảo và quần đảo lớn nhỏ (>3000 đảo và 12 quần đảo), nhiều ngư trường trọng điểm lớn và các khu vực giáp biển (Cà Mau,...)=> Phát triển khai thác TN biển (hải sản, khoáng sản quý,...), hỗ trợ công nghiệp- dịch vụ như du lịch, tăng khả năng hội nhập nền KT khu vực + thế giới,...

2, ANQP: Khẳng định chủ quyền và ranh giới lãnh thổ, các đảo cải tạo tạo thành hệ thống tiền bảo vệ và các khu căn cứ để tiến ra biển,...

Bình luận (0)