Bài 39 : Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)

Trần Tú Oanh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
13 tháng 1 2018 lúc 16:01
Kinh tế Bắc Mĩ phát triển nhờ điều kiện gì. Có nhiều hồ rộng và sông lớn. Có diện tích đất nông nghiệp lớn. Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước. Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới. Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến. Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp.
Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Huyền
Xem chi tiết
Thông Bùi Đức
20 tháng 3 2018 lúc 21:42

ê huyền đụt, Darth Vader

Bình luận (1)
Giang
20 tháng 3 2018 lúc 18:08

Trả lời:

* Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:

- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.

- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.

- Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

* Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay?

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí cho phép:
+ khai thác hiệu quả thế mạnh về tự nhiên, kinh tế-xã hội của mỗi vùng
+ Phát triển hợp lí, đồng đều giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế
+ Khai thác và phát triển tổng hợp sức mạnh của đất nước, tạo sự phát triển nhanh và bền vững
- Việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Bình luận (0)
nguyen thi be
Xem chi tiết
bé Cherry
5 tháng 3 2018 lúc 17:07

câu 1

* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

câu 2

Chế độ sở hữu ruộng đất của trung và Nam Mỹ bất hợp lý:

- Các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác, chuyên trồng các loại cây công nghiệp để phục vụ yêu cầu xuất khẩu.

- Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ, đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực.

Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km2, đứng thứ hai trên thế giới.

câu 3

Thời gian thành lập của hiệp định NAFTA là năm 1993

Bình luận (0)
Phạm Thảo Vân
16 tháng 3 2018 lúc 21:44

1. So sánh địa hình Bắc Mỹ và Nam Mỹ ?

* Địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ:
- Giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính, phân bố như nhau từ Tây sang Đông: núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên.
- Khác nhau: Ở Bắc Mĩ hệ thống Cóođie và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở lục địa Nam Mĩ, hệ thống Anđét cao và độ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống Cóocđie ở Bắc Mĩ.

2.Chế độ sở hữu ruộng đất của trung và Nam Mỹ bất hợp lý:

- Các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác, chuyên trồng các loại cây công nghiệp để phục vụ yêu cầu xuất khẩu.

- Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ, đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực.

Diện tích của Châu Mĩ là : 42.550.000 km²

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (tiếng Anh: North America Free Trade Agreement; viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12/8/1992, hiệu lực từ ngày 1/01/1994. ... Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA ...

Bình luận (0)
Luu Truong Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
5 tháng 2 2017 lúc 23:28

Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa,…

– Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì:

+ Cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, … Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ, ..

+ Về mặt lãnh thổ : từ chỗ công nghiệp phân bố lập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
5 tháng 2 2017 lúc 23:26

Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa,...
- Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì:
+ Cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, ... Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ, ...
+ Về mặt lãnh thổ : từ chỗ công nghiệp phân bố lập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.

Bình luận (0)
Lê Ngọc Anh
5 tháng 2 2017 lúc 21:22

- Các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ: + Hoa Kì: phát triển tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành kĩ thuật cao. + Ca-na-đa: chủ yếu là các ngành hóa chất, luyện kim màu, khai thác lâm sản. + Mê-hi-cô: chủ yếu là các ngành cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu. - Biến đổi của sản xuất công nghiệp Hoa Kì trong những năm gần đây: + Cùng vđi sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, những ngành công nghiệp gắn với các thành tựu công nghệ mới nhất được Dhát triển nhanh dẫn đến sự xuất hiện của "Vành đai Mặt Trời" ở phía tây và phía nam Hoa Kì. + Các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế tạo ô tô,... phát triển ồ cấc thành phố lớn của Ca-na-đa, Mê-hi-cô dưới sự đầu tư của các công ty đa quốc gia Hoa Kì. + Các ngành sản xuất máy tự động, ngành điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay phản lực, tên lửa vũ trụ,... trở thành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kì.

Bình luận (0)
Ari Amy
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
25 tháng 1 2017 lúc 8:55

Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì,Ca-na-đa và Mê-hi-cô thông qua, hình thành một khối kinh tế gồm khoảng 419,5 triệu người (2001), có nguồn tài nguyên phong phú cả về nguyên liệu và nhiên liệu.
Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tạo nêri một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Hoa Kì và Ca-na-đa là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. công nghệ hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
Trong nội bộ NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.


Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
25 tháng 1 2017 lúc 8:58

Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh trạnh nên thị trường thế giới

Hoa Kì và Ca-na-đa là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, công nghê hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

Trong nội bộ NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa

Bình luận (0)
ánh nguyệt nguyễn vũ
23 tháng 2 2017 lúc 21:46

Ý nghĩa (Vai trò): Hoa kì và ca-na-đa là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, công nghệ hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao dộng dồi dào, giá rae.

Trong nội bộ NAFTA, hoa kì chiến phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hiền
Xem chi tiết
Đậu Hà Phước
11 tháng 3 2018 lúc 21:29

- Các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ:

+ Hoa Kì: phát triển tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành kĩ thuật cao.

+ Ca-na-đa: chủ yếu là các ngành hóa chất, luyện kim màu, khai thác lâm sản.

+ Mê-hi-cô: chủ yếu là các ngành cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu.

- Biến đổi của sản xuất công nghiệp Hoa Kì trong những năm gần đây:

+ Cùng vđi sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, những ngành công nghiệp gắn với các thành tựu công nghệ mới nhất được Dhát triển nhanh dẫn đến sự xuất hiện của "Vành đai Mặt Trời" ở phía tây và phía nam Hoa Kì.

+ Các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế tạo ô tô,... phát triển ồ cấc thành phố lớn của Ca-na-đa, Mê-hi-cô dưới sự đầu tư của các công ty đa quốc gia Hoa Kì.

+ Các ngành sản xuất máy tự động, ngành điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay phản lực, tên lửa vũ trụ,... trở thành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kì.

Chúc bạn học tốt!haha

Bình luận (0)
Uyên Phạm
11 tháng 3 2018 lúc 21:31

Các nghành công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ:

- Hoa Kỳ: Công nghiệp đứng đầu thế giới, đủ các ngành

+ Công nghiệp truyền thống: Luyện kim, hóa chất,..

+ Công nghiệp công nghệ cao: Điện tử, vi điện tử, hàng không, cũ trụ

- Canađa: Khai khoáng, lọc dầu, chế biến gỗ

- Mê-hi-cô: Khai thác và hóa dầu, cơ khí

Bình luận (0)
duong thi phuong
Xem chi tiết
Nhã Yến
6 tháng 3 2018 lúc 12:05

Hỏi đáp Địa lý

Bình luận (0)
sakura
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 2 2017 lúc 22:14

Luyện kim phát triển ở những nơi dồi dào nhân công, đòi hỏi thể lực tốt kèm theo kĩ thuật hiện đại.

Đóng tàu biển phát triển tài vùng gần biển để có được những thông tin hữu ích và cần thiết quanh đó, để làm đóng tàu biển tốt nhất.

Công nghệ cao đòi hỏi kĩ thuận tiên tiến vậy nó phải ở cạnh các khu trung tâm công nghiệp.

Bình luận (1)
loan nguyen
28 tháng 1 2018 lúc 20:10

+ Luyện kim: ở Ca-na-da, Mê-hi-cô.
+ Đóng tàu biển: Mê-hi-cô.
+ Công nghệ cao: Hoa Kì.

*Nhận xét: Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển. Gần đây các ngành luyện kim, đóng tàu, ... được chú trọng và phát triển.

Bình luận (0)
Vu Viet Vinh
15 tháng 2 2019 lúc 20:27

• Luyện kim (đen, màu):

- Phân bố: Ven vùng Hồ Lớn và phía Tây Hoa Kì.

- Vì: Phân bố gần các vùng nguyên liệu (các mỏ khoáng sản: sắt và các kim loại màu)

• Đóng tàu biển:

- Phân bố: Duyên hải Đông Bắc Hoa Kì, ven vịnh Mêhicô và duyên hải Tây Nam Hoa Kì.

- Vì: Đây là khu vực phân bố nhiều hải cảng lớn.

• Công nghệ cao (điện tử, hàng không vũ trụ)

- Phân bố: Tập trung ở phía Nam (ven vịnh Mêhicô) và Tây Nam Hoa Kì

- Vì: Đây là những ngành công nghiệp mới, yêu cầu kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Bình luận (0)
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Hải Đăng
27 tháng 1 2018 lúc 20:28

- Các nước Bắc Mỹ có nền công nghiệp phát triển.
- Công nghiệp chế biến chiếm ưu thế.
*Nhận xét chung:
- Khai thác, chế biến lâm sản, hóa chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm tập trung ở phía Bắc Hồ Lớn và ven biển Đại tây Dương
- Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao tập trung chủ yếu ở phía nam Hồ Lớn, Đông Bắc Hoa Kì, duyên hải Thái Bình Dương.
- Ngoài ra, cơ khí, luyện kim, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm còn tập trung ở thủ đô Mê-hi-cô và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.

=>+ Hầu hết các thành phố lớn tập trung ở phía nam Hồ lớn và ven ĐTD do có nhiều tài nguyên khoáng sản, khí hậu, đất đai, giao thông thuận lợi cho việc phát triến kinh tế--> tạo thành hai dải đô thị: Tù Boston đến Washington, từ Chi-ca-go đến Montreal
+ Vào sâu trong nội địa, mạng lưới đô thị càng thưa thớt.

Bình luận (1)
mirra
30 tháng 1 2018 lúc 21:07

- Các nước Bắc Mỹ có nền công nghiệp phát triển.
- Công nghiệp chế biến chiếm ưu thế.
*Nhận xét chung:
- Khai thác, chế biến lâm sản, hóa chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm tập trung ở phía Bắc Hồ Lớn và ven Đại tây Dương.
- Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao tập trung chủ yếu ở phía nam Hồ Lớn, Đông Bắc Hoa Kì, duyên hải Thái Bình Dương.
- Ngoài ra, cơ khí, luyện kim, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm còn tập trung ở Mê-hi-cô và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.
+ Hầu hết các thành phố lớn tập trung ở phía nam Hồ lớn và ven Đại Tây Dương do có nhiều tài nguyên khoáng sản, khí hậu, đất đai, giao thông thuận lợi cho việc phát triến kinh tế-> tạo thành hai dải đô thị: Tù Boston đến Washington, từ Chi-ca-go đến Montreal
+ Vào sâu trong nội địa, mạng lưới đô thị càng thưa thớt.

Bình luận (0)
Chibi Thư
Xem chi tiết
Huỳnh Yến
8 tháng 3 2018 lúc 10:35

- Vai trò của Hoa Kỳ trong Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ : Chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Canada.

Bình luận (0)
Gin pờ rồ
25 tháng 3 2022 lúc 7:26

- Vai trò của Hoa Kỳ trong Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ : Chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Canada.

Bình luận (0)