cho 3,44g hỗn hợp đồng và sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,12L khí
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
b, Tính khối lượng axit đã tham gia phản ứng
cho 3,44g hỗn hợp đồng và sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,12L khí
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
b, Tính khối lượng axit đã tham gia phản ứng
a, \(n_{H_2}=\dfrac{1,12}{22,4}=0,05\left(mol\right)\)
PTHH: Cu + H2SO4 l → ko phản ứng
PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Mol: 0,05 0,05 0,05
\(m_{Fe}=0,05.56=2,8\left(g\right)\Rightarrow m_{Cu}=3,44-2,8=0,64\left(g\right)\)
b, \(m_{H_2SO_4}=0,05.98=4,9\left(g\right)\)
Đốt 7,5g hh kim loại gồm nhôm và magie trong bình chứa 3,92 lít khí O2 (đktc).Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hh
Mong mọi người giúp em giải chi tiết ạ
Em xin cảm ơn rất nhìu
Gọi số mol Al, Mg là a, b (mol)
=> 27a + 24b = 7,5 (1)
\(n_{O_2}=\dfrac{3,92}{22,4}=0,175\left(mol\right)\)
PTHH: 4Al + 3O2 --to--> 2Al2O3
a-->0,75a
2Mg + O2 --to--> 2MgO
b--->0,5b
=> 0,75a + 0,5b = 0,175 (2)
(1)(2) => a = 0,1 (mol); b = 0,2 (mol)
\(\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Al}=\dfrac{0,1.27}{7,5}.100\%=36\%\\\%m_{Mg}=\dfrac{0,2.24}{7,5}.100\%=64\%\end{matrix}\right.\)
cho 5,4 kim loại nhôm vào dung dịch chứa 7,3g axir ckohiddric.viết phương trình phản ứng,tìm khối lượng của các chất sau khi phản ứng phản ứng
2Al+6Hcl->2AlCl3+3H2
1\15-0,2------1\15-----0,1 mol
n Al=0,2 mol
n HCl=0,2 mol
=>al dư
=>m AlCl3=\(\dfrac{1}{15}133,5\)=8,9g
=>m Aldư=\(\dfrac{2}{15}\).27=3,6g
Cho em đ.án nhanh nhá mng😢
Ta có: \(M_X=14.2=28\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
Gọi CTHH của X là: CxHy
Có: \(x:y=\dfrac{85,7\%}{12}:\dfrac{100\%-85,7\%}{1}=7,14:14,3\approx1:2\)
Vậy CTTG của X là: (CH2)n
Có: \(M_X=\left(12+1.2\right).n=28\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
\(\Leftrightarrow n=2\)
Vậy CTHH của X là: C2H4
Bài1: Có 3 bình đựng riêng biệt bà chất khí là:Không Khí, O2,H2.Bằng thí nghiệm nào có thể nhận biết mỗi khí ở mỗi bình. Bài2: Có 4 bình đựng dung dịch trong suốt là nước, dd NaOH ,dd axit HCl,dd Ca(OH)2 Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết mỗi đúng dịch trên.
Bài 1:
- Trích mẫu thử.
- Dẫn từng mẫu thử qua bình đựng CuO (đen) nung nóng.
+ Chất rắn từ đen chuyển đỏ: H2.
PT: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
+ Không hiện tượng: không khí, O2. (1)
- Cho que đóm đang cháy vào mẫu thử nhóm (1):
+ Que đóm tiếp tục cháy: O2
+ Que đóm cháy 1 lúc rồi tắt: không khí.
- Dán nhãn.
Bài 2:
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa đỏ: HCl.
+ Quỳ tím hóa xanh: NaOH, Ca(OH)2. (1)
+ Quỳ tím không đổi màu: nước.
- Dẫn CO2 qua bình đựng mẫu thử nhóm (1) dư.
+ Xuất kết tủa trắng: Ca(OH)2.
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_{3\downarrow}+H_2O\)
+ Không hiện tượng: NaOH.
PT: \(CO_2+2NaOH\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
- Dán nhãn.
Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại magie trong dung dịch axit clo hidric
A, lập phương trình hóa học
B, tính thể tích khí hidro sinh ra
C, tính khối lượng axit đã dùng
a)\(PTHH:Mg+2HCl->MgCl_2+H_2\)
b)\(n_{Mg}=\dfrac{1,2}{24}=0,05\left(m\right)\)
\(PTHH:Mg+2HCl->MgCl_2+H_2\)
tỉ lệ : 1 2 1 1
số mol:0,05 0,1 0,05 0,05
\(V_{H_2}=0,05.22,4=1,12\left(l\right)\)
c)\(m_{HCl}=0,1.36,5=3,65\left(g\right)\)
Hòa tan hoàn toàn 4,8 magie vào dung dịch axit clohidric HCI loãng
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng
b) Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn
c) Dẫn lượng khí H2 ở trên ở trên vào lượng vừa đủ Fe2O3 nung nóng tới nhiệt độ thích hợp. Tính khồi lượng chất rắn thu được
a.
Sô mol của 4.8 Mg
nMg =\(\dfrac{m}{M}\)= \(\dfrac{4.8}{24}\) = 0.2 mol
PTHH: Mg + 2HCl \(\rightarrow\) MgCl2 +H2 \(\uparrow\)
Tỉ lệ: 1 2 1 1
Mol: 0.2 \(\rightarrow\) 0.2
b. Thể tích của khí H2 ở đktc:
VH2 = n . 22,4 = 0.2 . 22,4 = 4,48 lít
c Vì nH2 = 0.2 mol nên ta có:
PTHH: Fe2O3 + 3H2 \(\underrightarrow{t^0}\) 2Fe + 3H2O
Tỉ lệ: 1 3 2 3
Mol: 0.2 \(\rightarrow\) 0.13
Khối lượng chất rắn thu được:
mFe = n . M = 0.13 . 56 = 7.28g