Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam

Akagami Asano
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
29 tháng 3 2017 lúc 23:19

Làm thành bảng cho dễ nhìn.

Tên hệ sinh thái Phân bố Đặc điểm nổi bật
1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

- Ven biển, cửa sông.

- Diện tích khoảng 300 nghìn hecta

- Sinh vật sống trong lớp đất bùn lỏng.

- Thực vật: cây sú, cây vẹt, cây đước,...

- Động vật: tôm, cua, cá, chim thú,...

2. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới giói mùa - Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ từ biên giới Việt-Trung-Lào vào Tây Nguyên

- Rừng kín thường xanh (VQG Cúc Phương, Ba Bể,...).

- Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) ở vùng Tây Nguyên.

- Rừng tre nứa-Việt Bắc.

- Rừng đồi núi cao-Hoàng Liên Sơn.

3. Khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia.

- Có 11 VQG trên cả nước.

+ Miền Bắc có 5 VQG.

+ Miền Trung có 3 VQG.

+ Miền Nam có 3 VQG.

- Nơi bảo tồn bộ gen sinh vật tự nhiên.

- Là cơ sở nhân giống, lai tạo giống mới.

- Phòng thí nghiệm tự nhiên.

4. Hệ sinh thái lâm nghiệp. - Đồng bằng từ Bắc vào Nam. - Phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
29 tháng 3 2017 lúc 21:20

– Sinh vật rất phong phú và đa dạng.
+ Đa dạng về thành phần loài và gen.
+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
+ Đa dạng về công dụng và sản phẩm.

– Nước ta có gần 30.000 loài sinh
vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%
+ Thực vật: 14.600 loài.
+ Động vật: 11.200 loài.
– Số loài quý hiếm.
+ Thực vật: 350 loài
+ Động vật: 365 loài.

Các hệ sinh thái tiêu biểu.
– Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.
– Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
– Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
– Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Tâm
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
14 tháng 5 2016 lúc 15:09

/hoi-dap/question/32964.html

Bình luận (0)
Hoang Dinh
Xem chi tiết
Me Mo Mi
6 tháng 5 2016 lúc 22:35
- Những giá trị của tài nguyên sinh vật:+Giá trị với phát triển kinh tế:+ Trước hết do tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng và rất giàu về nguồn gen như các số liệu nêu trên. Trước hết đó là các cơ sở tao ra nhiều nguồn nguyên liệu sinh vật để phát triển nhiều ngành công nghiệp khai thác và chế biến như: khai thác gỗ lâm sản, chế biến bột giấy, sản xuất xenlulô…+ Tài nguyên sinh vật nước ta có nhiều loài rất quý, có giá trị thương mại cao.·               Ta có nhiều loài thú quý như voi, bò tót, tê giác, trâu rừng…·               Ta có nhiều loài gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, mật, giáng hương; nhiều loài lâm sản quý khác như song, mây, mộc nhĩ, sa nhân.·               Nhiều loài chim quý như: yến, công trĩ, gà lao, sến cổ trụi; nhiều loại hải sản quý như cá thu, cá chim, tôm hùm, đồi mồi, trai ngọc...·               Nhiều loại dược liệu quý: tam thất, sâm quy, đỗ trọng, hà thủ ô…Những nguồn tài nguyên sinh vật này không những có giá trị to lớn ở thị trường trong nước mà còn có giá trị to lớn với xuất khẩu thương mại.- Giá trị đối với môi trường.+ Tài nguyên sinh vật trước hết là tài nguyên rừng có giá trị to lớn trong việc phòng hộ đó là rừng đầu nguồn, rừng ven biển. Trong đó rừng đầu nguồn có tác dụng điều tiết mực nước ngầm hạn chế lũ lụt đồng bằng. Còn rừng ven biển có tác dụng chống bão, cát bay, cát lấn, xói lở bờ biển và chống nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền.+ Rừng có tác dụng chống xói mòn đất, giữ cân bằng nước, chống gió lạnh, chống gió nóng.

+ Tài nguyên sinh vật nói chung có giá trị to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái tạo ra cảnh quan thiên nhiên trong sáng, đồng hoá môi trường có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho con người.

Hơi dài bạn nhé!

Bình luận (0)
Dương Phương Trà
17 tháng 3 2017 lúc 23:01

_ Về kinh tế: cung cấp gỗ xây dựng làm đồ dùng sinh hoạt gia đình; cung cấp lương thực, thực phẩm; làm thuốc chữa bệnh; cung cấp nhiên liệu sản xuất
_ Về văn hóa, du lịch: làm thực vật, động vật cảnh; tham quan, du lịch; dùng để an dưỡng, chữa bệnh; là nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học; tạo cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đa dạng.
_ Về môi trường sinh thái: giúp điều hòa khí hậu, tăng lượng Oxi, làm sạch không khí; giảm các loại ô nhiễm môi trường; giảm nhẹ thiên tai, hạn hán, hạn chế xói mòn, giữ nước; ổn định độ phì nhiêu của đất; cân bằng hệ sinh thái

Bình luận (0)