Bài 36. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

Nguyễn Công Phượng Jmg
Xem chi tiết
T.Thùy Ninh
6 tháng 6 2017 lúc 18:19

Thuận lợi của đồng bằng sông cửu long là một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm. Nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Mê Công nên lượng phù sa nhiều. Đây là vùng đất mới được khai phá nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn. Khí hậu của vùng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa nước. Về dân cư nữa: dân đông rất thích hợp cho nông nghiệp.

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
26 tháng 2 2018 lúc 13:07

Vai trò:

- Là vườn ươm và phát triển của nhiều loại thủy hải sản

- Cung cấp dược liệu, chất đốt, nguyên liệu cho công nghiệp.

- Tạo cảnh quan du lịch và tham quan học tập.

- Là tấm chắn phòng hộ vùng ven biển.

- Là lá phổi xanh hấp thụ khí cacbonic điều tiết nhiệt độ và khí hậu,...

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
26 tháng 2 2018 lúc 13:34

Vai trò của rừng ngập mặn ở đồng bằng sông cửu long đối với sự phát triển của vùng:

- Là vườn ươm và phát triển của nhiều loại thủy hải sản

- Cung cấp dược liệu, chất đốt, nguyên liệu cho công nghiệp.

- Tạo cảnh quan du lịch và tham quan học tập.

- Là tấm chắn phòng hộ vùng ven biển.

- Là lá phổi xanh hấp thụ khí cacbonic điều tiết nhiệt độ và khí hậu,...

Bình luận (0)
Hồ An
Xem chi tiết
Lợn Lười
Xem chi tiết
Hiiiii~
11 tháng 12 2017 lúc 5:23

Khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của Đồng bằng sông Cửu Long vì:
- Có nguồn nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và nghề cá (lúa gạo, dừa, mía, cây ăn quả, thủy sản ....).
- Là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả ...).

Bình luận (0)
Hiiiii~
11 tháng 12 2017 lúc 5:25

Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp:

* Tự nhiên:

- Vùng biển rộng, ấm… ngư trường lớn… diện tích mặt nước (sông ngòi, kênh rạch…)

- Đất phù sa màu mỡ… nguồn nước dồi dào… khí hậu cận xích đạo… diện tích rừng ngập mặn lớn…

* Kinh tế - xã hội:

- Dân cư – lao động; thị trường

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật; chính sách

Bình luận (0)
Lợn Lười
Xem chi tiết
Hiiiii~
11 tháng 12 2017 lúc 5:24

- Nông - lâm - thủy sản: Đông Nam Bộ tỉ trọng nhỏ nhất… nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long…

- Công nghiệp - xây dựng: Đông Nam Bộ tỉ trọng lớn nhất… lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long…

- Dịch vụ: Đông Nam Bộ nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long…

- Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; ở Đồng bằng sông Cửu Long là nông - lâm - thủy sản.

Bình luận (0)
Phan Thị Thủy Ngân
Xem chi tiết
Ngu Nhất Lớp
8 tháng 5 2017 lúc 16:35

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển

Bình luận (0)
Lê Mai Anh
8 tháng 5 2017 lúc 16:44

- Đbs CL là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc

- Khí hậu :Nhiệt đới cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. Mưa lớn TB mỗi năm có thể sản xuất 3 -4 vụ lúa
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở Đbs Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.

- Lượng nước trung bình hàng năm của sông CL cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho sx nông nghiệp
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển

Bình luận (0)
Cụtt Huy
Xem chi tiết
T.Thùy Ninh
6 tháng 6 2017 lúc 18:20

Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long vì:
- Có nguồn nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và nghề cá (lúa gạo, dừa, mía, cây ăn quả, thủy sản ....).
- Là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả ...).

Bình luận (0)
Nguyễn Mạnh Đình
Xem chi tiết
_silverlining
12 tháng 3 2017 lúc 22:34
-Với diện tích tương đối rộng, địa hình bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, sự đa dạng sinh học, ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lơi để phát triển sản xuất như: + Đất đai: diện tích gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn 2,5 triệu ha -> đất đai phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất lương thực
+ Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, trong rừng giàu nguồn lợi động thực vật
+Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn mặn là địa bàn đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông vận tải đường sông
+ Vùng biển và hải đảo: Có nhiều nguồn hải sản phong phú. Biển ấm, ngư trường rộng lớn thuận lợi cho khai thác hải sản, du lịch
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
13 tháng 3 2017 lúc 0:39

Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước để tháu chua, rửa mặn, phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
13 tháng 3 2017 lúc 21:41

Sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn mặn .

Bình luận (0)
Tử Nhi
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
12 tháng 3 2017 lúc 9:16

Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long :
- Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.
- Khí hậu: cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
- Nước: tương đối dồi dào của hệ thống sông rạch dày đặc, thuận lợi làm thủy lợi. Diện tích mặt nước rộng lớn (nội địa và ven biển), thích hợp để nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ và mặn).
- Nguồn lợi thủy sản: phong phú của các vùng biển (tây nam, đông nam) và của sông Mê Công.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
12 tháng 3 2017 lúc 11:50

a) Thế mạnh:

- Đất phù sa có diện tích rộng lớn, được bồi đắp hăng năm nên rất màu mỡ, đặc biệt là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu (diện tích 1,2 triệu ha) rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, cây ăn quả.

Khí hậu: thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 — 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 — 27°c. Lượng mưa hằng năm lớn (1.300 — 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI). Với điều kiện khi hậu như thế, rất thích hợp cho việc trồng các cây nhiệt đới cho năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ rất lớn; có thể tiến hành các hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.

- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.

- Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp...), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.

- Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

- Các loại khoáng sản chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên). Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa.

b) Hạn chế

- Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, đôi khi có thể xảy ra các thiên tai khác.

- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Bích
Xem chi tiết