Bài 36. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

Nguyễn thị hoàng diệu
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
21 tháng 3 2018 lúc 11:44

Thành phố cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long do có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu thuận lợi với các địa phương khác trong đồng bằng, với các vùng trong nước và với nước ngoài (qua cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc).
+ Có sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng, với khu công nghiệp Trà Nóc lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ: trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất vùng, sân bay quốc tế Trà Nóc ....
+ Có quy mô dân số lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật.
+ Là thành phố trực thuộc Trung ương, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Bình luận (0)
Trương Duệ
Xem chi tiết
Nguyễn Thiệu Thu Hà
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Clothilde Beauvais
Xem chi tiết
Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Chúc An
Xem chi tiết
Giang
11 tháng 4 2018 lúc 20:53

Câu 1:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.

Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh.

Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.

Câu 2:

* Thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành đánh bắt nuôi trồng hải sản và du lịch biển

a) Thuận lợi:

+)Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao(trữ lượng hải sản 3.9-4.0 triệu tấn)

- Có 4 ngư trường trọng điểm là:

+ Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang

+ Ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu

+ Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh

+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ

- Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, áo hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

-Nước ta có khoảng 1.2 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ)

+) Điều kiện kinh tế-xã hội

- Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

-Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn

-Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản

- Thị trường xuất khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU..)

b) Khó khăn:

- Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa Đông Bắc.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy hải sản cũng bị đe dọa suy giảm.

- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cấu

Bình luận (1)
Tài Trần
Xem chi tiết
Linh Phạm
15 tháng 3 2018 lúc 21:52

so huu đk tu nhien thuan loi--->the manh nong nghiep+nguon lao dong doi dao=>gao la mat hang chu luc

Bình luận (0)
Kim hà
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
15 tháng 3 2018 lúc 19:06

Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:
a) Những đặc điểm chủ yếu về dân cư:
- Số dân đông, năm 2006 là hơn 17,4 triệu người (20,7 % dân số cả nước, xếp thứ hai sau vùng Đồng bằng sông Hồng).
- Mật độ dân số cao, năm 2006 là 429 người/km2 (gấp gần 1,7 lần mật độ dân số của cả nước), phân bộ dân cư chênh lệch lớn giữa thành thị - nông thôn và giữa các địa phương (khỏang 80% dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số của vùng đất phù sa ngọt cao hơn nhiều các vùng đất phèn và đất mặn).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tương đương với mức trung bình của cả nước, tuổi thọ trung bình cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước.
- Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người "Chăm, người Hoa.
b) Những đặc điểm chủ yếu về xã hội:
So với mức chung của cả nước
- GDP / người thấp hơn nhưng tỉ lệ hộ nghèo ít hơn
- Trình độ đô thị hóa thấp hơn.
- Mặt bằng dân trí còn thấp, tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long, phải đặt vấn đề phát triển kinh.
tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn k! thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm

Bình luận (0)
Mai Linh Chi
16 tháng 3 2018 lúc 19:01

Đặc điểm dân cư - xã hội:

- Dân số 16.7 triệu người (2002)

- Là vùng đông dân cư, đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Chăm, Khơ-me, ...

- Là nơi trở thành vùng nông nghiệp trù phú

- Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp hàng hóa

Bình luận (0)
Lê Ngọc Linh
Xem chi tiết