Bài 36. Tổng kết về cây có hoa

Phan Đăng Tùng
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
21 tháng 2 2018 lúc 20:31

Cây có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

-Cơ quan sinh dưỡng gồm thân, rễ, lá thực hiện chức năng sinh dưỡng của cây như: Quang hợp, hô hấp, vận chuyển các chất,...

-Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt thực hiện chức năng sinh sản của cây.

Bình luận (1)
Trần Thị Bích Trâm
21 tháng 2 2018 lúc 20:32

1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt : Gồm vỏ quả và hạt

2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí và môi trường bên ngoài và thoát hơi nước : Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được.

3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả : Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái

4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây : Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây.

5. Nảy mầm thành cây con duy trì và phát triển nòi giống : Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

6. Hấp thu nước và các muối khoáng cho cây : Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lòng hút.

Bình luận (2)
Nguyễn Hải Hoàng
21 tháng 2 2018 lúc 20:29

- Cây có hoa gồm có: +Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá

+Cơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt

- Chức năng của các cơ quan:

+Rễ: hấp thụ nước và muối khoáng cho cây

+ Thận: Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ

từ lá đến tất cả bộ phận khác của cây.

+ Thu nhận ánh sáng để tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.

+ Hoa:thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt, tạo quả

+Quả: bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt

+ Hạt: nảy mầm thành cây con, duy trì và phất triển nòi giống

Đúng đó nha. Nhớ tik cho mik

Bình luận (1)
Ngô Lê thùy Trang
Xem chi tiết
Mạnh Thảo Nguyên
2 tháng 5 2018 lúc 19:22

- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển cá thể mới.

- Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền.

Bình luận (0)
Ngô Lê thùy Trang
2 tháng 5 2018 lúc 19:25

Cảm ơn đã trả lời nhanh giúp mìnhvui

Bình luận (1)
Nguyễn Hoàng Lan Anh
Xem chi tiết
Thời Sênh
1 tháng 5 2018 lúc 20:10

Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?

Trả lời:

Các chức năng chính của mỗi cơ quan

Đặc điểm chính về cấu tạo

1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt

a. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lòng hút.

2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

Trao đổi khí và môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.

b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây.

3. Thực hiện thụ phẩn, thụ tinh, kết hạt và tạo quà

c. Gồm vỏ quả và hạt

4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.

d. Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái.

5. Nảy mầm thành cây con. duy trì và phát triển nòi giống.

e. Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khỉ đóng mở được.

6. Hấp thu nước và các muối khoáng cho cây.

g. Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dư trữ.

Bình luận (0)
Uyển Nhi
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
25 tháng 4 2018 lúc 21:23

Em vào link sau tham khảo nha!

https://hoc24.vn/topic/so-do-tu-duy.11100/

Hoặc em có thể vào khóa học theo link dưới. Trong khóa học cô đã soạn đầy đủ sơ đồ tư duy của tất cả các bài nha!

https://hoc24.vn/bg/sinhhoc_lop6/

Bình luận (1)
Uyển Nhi
25 tháng 4 2018 lúc 20:59

mình tick cho

Bình luận (0)
Đường Yên tỷ #camtuviuon...
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
17 tháng 4 2018 lúc 20:51

Câu 1. Vi khuẩn có những hình dạng nào ? Cấu tạo của chúng ra sao ?

Trả lời: Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu. hình phẩy, hình xoắn...

* Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.

Câu 2. Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào ? Thế nào là vi khuấn kí sinh, vi khuẩn hoại sinh ?

Trả lời:

Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).

Thế nào là vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn hoại sinh ?

Vi khuẩn kí Sinh : là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.

Vi khuẩn hoại sinh : là Vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn (xác động thực vật...).

Câu 3. Chọn câu trả lời đúng nhất. Hầu hết vi khuẩn là sinh vật dị dưỡng vì:

A. Tế bào của chúng chưa có nhân điển hình.

B. Kích thước rất bé nhỏ nên không đủ khả năng quang hợp.

C. Một số di chuyển được giống như động vật.

D. Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lục trong tế bào nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.

Trả lời. D. Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lục trong tế bào nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.

Bình luận (1)
Lê Gia Phong
17 tháng 4 2018 lúc 21:03

Câu 1:

Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng. Điển hình là : hình que, hình cầu. hình phẩy, hình xoắn…
Cấu tạo gồm những đơn bào riêng lẻ hoặc xếp thành từng chuỗi, từng đám,....Thế bào có vách bọc gồm những chất tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh.

Câu 2:

vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng.Vi khuẩn kí sinh là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác. Vi khuẩn hoại sinhlà vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn (xác động thực vật...).

Câu 3:

D,

Bình luận (0)
Lâm Nguyễn Khánh Linh
17 tháng 4 2018 lúc 21:43

1)-hinh dang:hinh cau,hinh que,hinh dau phay,hinh xoan,...

-kich thuoc:rat nho.

-cau tao:gom nhung don bao rieng le hoac xep thanh tung chuoi, tung dam,...

2)-co 2 cach:-di duong,tu duong.

-di duong:hoai sinh, ki sinh.

-vi khuan co nhieu cach dinh duong khac nhau, mot so vi khuan co the che tao chat huu co de song do la vi khuan tu duong.

-phan lon vi khuan song nho vao chat huu co co san goi la vi khuan di duong.

-vi khuan ki sinh la vi khuan song bam dua vao chat huu co cua co the song khac.

-vi khuan hoai sinh la vi khuan song nho vao su phan giai chat huu co co san(xac dong-thuc vat...).

3)D

Bình luận (2)
Matsumi
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
13 tháng 3 2018 lúc 20:55

Những đặc điểm trên có tác dụng đối với cây:

- Cây đước có rễ chống giúp cây có thể đứng vững được trên các bãi lầy ngập thủy triều.

- Các cây mọc trên sa mạc có thân mọng nước để dự trữ nước hoặc rễ ăn sâu, lan rộng để tìm kiếm nguồn nước, lá các cây này biến thành gai để hạn chế thoát hơi nước.

Bình luận (0)
Matsumi
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
13 tháng 3 2018 lúc 22:24

* Cây mọc ở nơi khô hạn, nắng, gió nhiều

- Đặc điểm:

+ Thường có rễ ăn sâu và lan rộng: giúp cây đứng vững, tìm nguồn nước.

+ Thân thấp, phân nhiều cành: lấy được nhiều sương đêm hơn.

+ Lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ: hạn chế sự thoát hơi nước.

* Cây sống ở nơi râm mát và ẩm nhiều

- Đặc điểm: thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn để nhận được nhiều ánh sáng hơn.

Bình luận (0)
nguyễn thị bảo uyên
Xem chi tiết
Nhã Yến
12 tháng 3 2018 lúc 20:12

Sự tiến hoá của rêu - tảo - quyết :

- Tảo là ngành thực vật bậc thấp, chưa có cơ quan sinh sản.

- Rêu có cơ quan sinh sản là túi bào tử, nằm ở ngọn cây .

- Ở quyết có cơ quan sinh sản là túi bào tửtử nằm ở mặt dưới của lá nên túi bào tử sẽ được bảo vệ tốt hơn rêu và quá trình sinh sản trải qua nhiều giai đoạn hoàn thiện hơn ở rêu.

Bạn xem lại câu hỏi nha : vì mk thấy quyết có sự tiến hoá hơn rêu

Bình luận (1)
Hồ Võ Bảo Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
11 tháng 3 2018 lúc 17:35

Rêu sống ở những nơi ẩm ướt

Cây có hoa sống ở trên cạn và ở dưới nước

Bình luận (0)
Trần Diệu Linh
11 tháng 3 2018 lúc 18:16

- cây có hoa thường sống ở trên cạn hoặc dưới nước

- cây rêu thường sống ở nơi ẩm ướt( quanh trường học, bờ tường,...)

Bình luận (0)
Hoàng Kim Anh
14 tháng 4 2018 lúc 17:49

- Cây hoa thường sống trên cạn

- Cây rêu thường ở những nơi ẩm ướt ( chân tường , ... nhìu lắm )

Chúc bn hok tốthaha

Bình luận (0)
Nguyễn văn a
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
31 tháng 1 2018 lúc 20:31

- Quan sát hình H.36.2A , H.36.2B SGK , nhận xét về hình dạng của lá khi nằm ở các vị trí khác nhau : trên mặt nước và chìm trong nước . giải thích tại sao ?

TL:* Trên mặt nước : Hình tròn, Phiến lá lớn -> nổi trên mặt nước, thu nhận được nhiều ánh sáng.

* Dưới nước : Dài, mảnh, Phiến lá nhỏ -> làm giảm cản sức cản của nước.

- quan sát H.236.3A , H.36.3B SGK , tìm sự khác nhau của giống cuống lá bèo trong hai hình . Giải thích tại sao có sự khác nhau đó

TL:

Bài tập Sinh học

Lá nổi trên mặt nướcLá chìm trong nước

- Hình dạng lá to đẻ nổi dễ dàng trên mặt nước và lấy được nhiều ánh sáng.

- Cây bèo tây có cuống lá ngắn, phình to, chứa khí giúp cây sống trôi nổi trên mặt nước.

- Hình dạng lá nhỏ, dài vì thiếu ánh sáng, thiếu ôxi.

- Cuống lá nhỏ, dài, chứa ít khí, lấy dược nhiều ánh sáng, vì vậy cây cao hơn thích nghi với môi trường cạn.

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
31 tháng 1 2018 lúc 20:40

-Vì sao cây mọc ở nơi khô hanh rễ phải ăn sau hoặc lan rộng ?

TL: Rễ ăn sâu thì mới tìm được nguồn nước.

Lan rộng : mới có thể hút được sương đêm

- vì sao ở những nơi đó ( trên đồi trống ) lá cây thường có lông hoặc sáp phủ ngoài ?

TL:

Những nơi trên đồi trống(đồi trống thường là nơi bị xói mòn mạnh) lá cây thường có lông hoặc sáp phủ ngoài để ngăn sự thoát hơi nước.

- vì sao cây mọc trong rừng rậm hay trong thung lũng thân thường vươn cao , các cành tập trung ở ngọn ?

TL:

Trong rừng rậm hay trong thung lũng ít ánh sáng nên cây phải vươn cao để nhận ánh sáng cho quá rình quang hợp, phân giải các chất hữu cơ; Đồi trống có nhiều ánh sáng nên cây phân cành nhiều.

 

Bình luận (0)