Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Van Han
Xem chi tiết
Hiiiii~
16 tháng 5 2018 lúc 21:50

Câu 5:

* Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:

a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.

+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có.

+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.

+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.

b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

-Về mặt kinh tế:

+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.

+ Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp (23,7% năm 2007).

+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên keests nông – công.

c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.

- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.


Bình luận (1)
Hiiiii~
16 tháng 5 2018 lúc 21:51

Câu 6:

- Nông nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.

Bảng: Diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 2002

Vùng

Tiêu chí

Đồng bằng sông Cửu Long

Cả nước

Diện tích (nghìn ha)

3834,8

7504,3

Sản lượng (triệu tấn)

17,7

34,4

Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh.

Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.

- Công nghiệp

So với nông nghiệp, tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng (năm 2002).

Bảng 36.2. Các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000

Ngành sản xuất

Tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng (%)

Hiện trạng

Chế biến lương thực, thực phẩm

65,0

Chủ yếu là xay xát lúa gạo, chế biến thủy sản đông lạnh, làm rau quả hộp, sản xuất đường mật. Sản phẩm xuất khẩu: gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả đông lạnh, hoa quả. Phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trong vùng,…

Vật liệu xây dựng

12,0

Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều địa phương, lớn nhất là nhà máy xi măng Hà Tiên II

Cơ khí nông nghiệp, một số ngành công nghiệp khác

23,0

Phát triển cơ khí nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ với khu công nghiệp Trà Nóc là trung tâm công nghiệp lớn nhất.

Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại các thành phố và thị xã, đặc biệt là thành phố cần Thơ.

- Dịch vụ

Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm 80% gạo xuất khẩu của cả nước, năm 2000), thuỷ sản đông lạnh, hoa quả. Giao thông đường thuỷ giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

Nêu ý nghĩa của vận tái thuỷ trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, miệt vườn, biển đảo. Tuy nhiên chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch còn hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của khu vực dịch vụ.

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 5 2018 lúc 22:09

5) Ở đây chủ yếu là ngành công nghiệp nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Đặc điểm:

- Vùng biển rộng và ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn (ngư trường Kiên Giang — Minh Hải), có nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.

- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản tự nhiên lớn.

- Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá, tôm phong phú chính là nguồn thức ăn đế nuôi tôm, cá hầu hết ở các địa phương.

Chế biến lương thực nơi đây chiếm tỉ trọng cao vì:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Đất: diện tích rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1,2 triệu ha) thích hợp cho trồng lúa; vùng đất phèn, đất mặn được cải tạo cũng trở thành các vùng trồng lương thực.

+ Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

+ Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước trên đất phèn, mặn và có kinh nghiệm sản xuất trong cơ chế thị trường.

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, đặc biệt lúa gạo đế xuất khấu.


Bình luận (0)
Lê Phạm Gia Vy
Xem chi tiết
tam lang
24 tháng 5 2020 lúc 23:14

a)Thuận lợi:

Giàu thài nguyên để phát triển nông nghiệp:Địa hình thấp,đồng bằng rộng,đất phù sa,khí hậu nóng ẩm,nguồn nước dồi dào,sinh vật phong phú.đa dạng.

⇒Thuận lợi :để phát triển sản xuất nông nghiệp.

b)Khó khăn:

Lũ lụt;diện tích đất phèn,mặn lớn;thiếu nước ngọt trong mùa khô.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thảo f
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
27 tháng 7 2018 lúc 8:41

Em có thể dựa vào sơ đồ sau để trả lời nhé

Hỏi đáp Địa lý

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thảo f
Xem chi tiết
Giang
6 tháng 5 2018 lúc 20:58

Trả lời:
- Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
- Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sử cho ngành khai thác hải sản.
- Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.
- Bờ biển: các bãi biển đẹp. vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.

Bình luận (1)
Nguyễn Phương Thảo f
Xem chi tiết
Lê Phạm Gia Vy
6 tháng 5 2018 lúc 22:18

- Trồng lúa nước

- Trồng cây ăn quả (xoài, dừa, cam, bưởi,..)

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Nuôi trồng thủy sản

Bình luận (0)
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Giang
6 tháng 2 2018 lúc 15:58

Trả lời:

ĐBSCL xác định phương án sống chung với lũ là để phòng chống với thiên tai, lũ lụt thời gian qua xảy ra ở Việt Nam ngày càng dữ dội và khốc liệt. Người dân rất cần biện pháp bảo vệ tài sản một cách tối ưu nhất, đó là những biện pháp thích nghi tốt nhất với thiên tai bão lũ, lụt lội.

Bình luận (0)
Vĩnh Lý
Xem chi tiết
Như
29 tháng 4 2018 lúc 20:56

Nông nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.

Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh.

Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.
2. Công nghiệp
So với nông nghiệp, tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng (năm 2002).

Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại các thành phố và thị xã, đặc biệt là thành phố cần Thơ.

3. Dịch vụ

Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm 80% gạo xuất khẩu của cả nước, năm 2000), thuỷ sản đông lạnh, hoa quả. Giao thông đường thuỷ giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.
Nêu ý nghĩa của vận tái thuỷ trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, miệt vườn, biển đảo. Tuy nhiên chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch còn hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của khu vực dịch vụ.

Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng. Thành phố cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

Bình luận (0)
Nguyễn Uyên
Xem chi tiết
Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
19 tháng 3 2018 lúc 18:23

Câu 1: Đặc điểm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long ?

1 Nông nghiệp
- Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước
- Nông nghiệp giữ vai trò hàng đầu trong việc bảo đảm an toàn lương thực cũng như xuất khẩu
- D.tích trồng lúa chiếm 51,1%, sản lượng 51,4% so với cả nước
- Vùng trồng cây ăn quả, mía nổi tiếng
- Chăn nuôi khá phát triển, chủ yếu vịt đàn
- Tổng lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước ( Cà Mau , Kiêng Giang, An Giang
2 Công nghiệp
- Vào năm 2002 tỉ trọng thấp : 20%GDP
- Các nggành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm,vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp
3 Dịch vụ
- Bắt đầu phát triển gồm các nghành xuất nhập khẩu , vận tải , đường thủy, du lịch
- Hàng xuất khẩu chủ lực : gạo

Câu 2: Nêu ý nghĩa và các biện pháp của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ?

+ Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau. Hai loại đất này có giá trị trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo.
- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu )n
+ Các biện pháp cải tạo:
- Phát triển thủy lợi để thau chua, rửa mặn.
- Sử dụng các loại phân bón thích hợp để cải tạo đất.
- Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp.
- Bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn (ven biển) và rừng tràm (vùng trũng phèn).

Bình luận (0)
Mai Linh Chi
Xem chi tiết