ý nghĩa của cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
tạo điều kiện sinh thái
điều kiện thủy lợi
điều kiện kinh tế xã hội
loại khoáng sản chủ yếu của vùng đồng bằng sông cửu long
Biện pháp cho tình hình kinh tế phát triển vùng đông nam bộ
tham khảo
Một là, hoàn thiện quy hoạch các quy hoạch chuyên ngành cho không gian phát triển kinh tế – xã hội, nhất là quy hoạch sử dụng đất để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư; quan tâm làm tốt công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển đô thị.
Kiện toàn hệ thống cơ sở hiện đại, đạt tiêu chuẩn cấp khu vực. Các mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường không phải gắn kết với hệ thống vành đai các cụm, khu công nghiệp, khu chế biến tạo nên môi trường công nghiệp hiện đại, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh.
Hai là, trong điều kiện không gian hợp tác kinh tế quốc tế được mở rộng, với việc Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đồng thời với việc gia nhập hàng loạt các cam kết quốc tế thế hệ mới sẽ tạo điều kiện cho nhiều phương thức thu hút đầu tư nước ngoài mới như M&A trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, bất động sản…
Hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và Mô hình khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài.
Ba là, trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội ở mức cao trong nhiều năm, dư địa nguồn lực cho phát triển còn lại của vùng (như đất đai, nguồn nhân lực…) sẽ phải tập trung cho các ngành ngành sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, dược phẩm…; cùng với việc phát triển dịch vụ về tài chính, công nghệ, sở hữu trí tuệ, dịch vụ vận tải, logistic, dịch vụ kinh doanh du lịch, y tế, giáo dục, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ hàng hải…có giá trị gia tăng cao sẽ là những ngành trọng điểm ưu tiên thu hút đầu tư trong giai đoạn tới.
Bốn là, xây dựng hệ thống đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn đạt tầm khu vực và quốc tế. Đảm bảo vùng cung cấp dồi dào nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí cạnh tranh cho các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến – chế tạo.
Đây phải được xem là giải pháp đột phá cả trong ngắn và dài hạn để đảm bảo Vùng kinh tế ĐPN phát triển bền vững.
Năm là, tăng cường các hoạt động hợp tác liên kết vùng để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; chú trọng liên kết với các tỉnh, nhất là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Trung – Tây Nguyên để tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hiệu quả cao; tạo ra thế mạnh, sức lan toả để phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Do Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các thế mạnh tự nhiên và kinh tế - xã hội: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển CN, vốn đầu tư.
Trong cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%), ngành công nghiệp - xây dựng chiếm
A. 46,7%. B. 47,6%. C. 67,4%. D. 76,4%
tham khảo:
=> Nhận xét:Cơ cấu kinh tế của TP Hồ Chí Minh: - Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất với 51,6%. - Khu vực công nghiệp – xây dựng cũng chiếm tỉ trọng khá lớn 46,7%. - Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất với 1,7%.
Thành phố Hồ Chí Minh có các điểm du lịch nổi tiếng gắn với các di tích lịch sử nổi tiếng nào?
A. Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất.
B. Bến Nhà Rồng, Núi Bà Đen, Dinh Thống Nhất.
C. Núi Bà Đen, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo
D. Bến Nhà Rồng, Xuân Lộc, Núi Bà Đen
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Tham khảo
Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
Tham khảo :
a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư
-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)
-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)
Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.
-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)
-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu
b) Hạn chế
-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)
-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp
-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...
Tham khảo:
*Thế mạnh:
-Đktn:
+ Vì trí địa lí: tiếp giáp vs tây nguyên, dhntb, đbscl, là những vùng giàu ng.liệu cho c.nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và thin trường rộng lớn tiêu thụ s.phẩm c.nghiệp.
+ Địa hih bán bình nguyên, có nhiều mặt bằng diện tích rộng để xd các khu c.nghiệp.
+ Gần các ngư trường lớn ( Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang), ở đây có đk lí tưởng để xd cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Từ đó tạo nguồn ng.liệu dồi dào cho c.nghiệp c.biến.
+ K/sản: nổi bật vs dầu khí trên bật thềm lục địa, trữ lượng lớn; ngoài ra có đất sét cho c.nghiệp vật liệu xd và cao lanh cho c.nghiệp gốm sứ.
+ Tài nguyên rừng tuy không lớn, nhưng là nguồn ng.liệu giấy
+ Hệ thống sông Đồng nai có tiềm năng thủy điện lớn.
-Đk kt-xh:
+ Là nơi tập trung thu hút nhiều lực lượng lao động có chuyên môn cao.
+ Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt bề GTVT và thông tin liên lạc.
+ Có sự tích tụ lớn về voonz và kĩ thuật, thua hút nhiều đầu tư trong nc và quốc tế.
+ Có tp.hcm lớn nhất cả nc về dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp,GTVT và dịch vụ lớn nhất cả nc.
+ Chính sách nhà nc ưu tiên phát triển
* Hạn chế:
-Việc phát triển c.nghiệp đã đặt ra các vấn đề về mt.
– còn nhiều lao động chưa có trình độ kĩ thuật cao.
– cs hạ tầng còn thiếu thốn.
-tn đang dần cạn kiệt
-tốc độ cnh chậm
– Đòi hỏi phải có chính sách phát triển theo chiều sâu.
Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ : Nghành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt phát triển dựa trên những lợi thế nào?
Tham khảo
Đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ:
- Quy mô các trung tâm lớn nhất, cơ cấu ngành rất đa dạng, nhiều ngành hiện đại.
- Hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm: TP. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- Các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử,...TP. HCM là TTCN lớn nhất cả nước.
Nghành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt phát triển dựa trên những lợi thế: có nhiều nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên,...
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 29, công nghiệp chế biến nông sản không có ở trung tâm công nghiệp nào?
<$>Thành phố Hồ Chí Minh.
<#> Biên Hòa.
<$>Thủ dầu một.
<$>Bà Rịa - Vũng Tàu
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 29, Xác định cây trồng chủ yếu ở Tây Ninh:
<#>Cà phê, hồ tiêu, lạc, mía, cao su, lúa.
<$>Cà phê, hồ tiêu, chè, mía, cao su, lúa.
<$>Cà phê, hồ tiêu, lạc, chè, cao su, lúa.
<$>Cà phê, hồ tiêu, lạc, mía, chè, lúa.
Cà phê, hồ tiêu, lạc, mía, cao su, lúa.