Bài 32. Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

Hoài Hương
Xem chi tiết
Phạm Lê Quỳnh Nga
11 tháng 9 2017 lúc 20:28

Trả lời:

- Cuối TK XVIII - đầu TK XIX nước Anh được gọi là "công xưởng của thế giới" vì:

+ CM công nghiệp làm thay đổi bộ mặt của nước Anh

+ Năng suất cao , nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn

+ Sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng nhanh.

=> Anh trờ thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Bình luận (0)
Thời Sênh
23 tháng 10 2018 lúc 22:00

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất : tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ.

Bình luận (0)
Linh Lam
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
20 tháng 4 2017 lúc 17:56

1735 phát minh p.pháp nấu than cốc --> 1784 lò luyện gang đầu tiên đc XD
1764 Giem Ha-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni
1769 Ac-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước
1771 xưởng dệt đầu tiên ra đời
1779 Crom-tơn cải tiến máy máy kéo sợi => tạo ra sợi nhỏ, chắc và bền hơn
1784 Giem Oat phát minh ra máy hơi nước=> tăng tốc độ sản xuất và năng suất lđ lên rõ rệt, tạo ra nguồn lực mới (lđ chân tay thay bằng máy móc), ra đời các ngành CN mới => khởi đầu nền CN ở Anh
1785 Et-mơn Cac-crai tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước => năng suất tăng 40 lần so với dệt tay
1814 Xti-phen-xơn chề tạo đầu máy xe lửa đầu tiên
1825 khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên ở Anh

Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 12 2017 lúc 13:02

– Năm 1733 John Kay đã phát minh ra “thoi bay”. Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.

– Năm 1765 Giêm Hagrivơ ( James Hagreaves ) đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Gienny để đặt cho máy đó.

– Năm 1769, Akrai ( Richard Arkrwight ) đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.

– Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Étmôn Cacrai (Edmund Cartwright). Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

– Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, Giêm Oát (James Watt) phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá.

– Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.

– Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mĩ.

– Năm 1807, Phơntơn (Robert Fulton) đã chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

– Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hoá thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành.

– Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.

– Năm 1811 – 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu tranh bộc phát.
– Bãi công là một vũ khí đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836 – 1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.

– Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm 1831 – 1834 tại Lion (Pháp) và Sơlêdin (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.

Bình luận (0)
Khánh Hạ
21 tháng 9 2018 lúc 20:27

- Phong trào công nhân là những cuộc đấu tranh của công nhân chống lại gia cấp tư sản.

Bình luận (0)
Kim Taehyung
Xem chi tiết
Thu Hien Nguyen Thi
Xem chi tiết
Thời Sênh
23 tháng 10 2018 lúc 20:04

Em sẽ :

Tiến hành cuộc cải cách đất nước ( như kiểu của nhật bản )

Hoặc : cho các nước phương Tây nhập hàng hoá sau đó dựa vào các nước phương Tây để bảo vệ đất nước (như Thái Lan )

Bình luận (0)
Văn Thắng
Xem chi tiết
nguyễn thị anh thư
18 tháng 10 2017 lúc 20:31

haha trong sách giáo khoa có mờ

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Ngọc Maii
Xem chi tiết
thy huỳnh
2 tháng 5 2016 lúc 22:18

_ thành tựu của CM ở Anh quan trọng nhất là máy hơi nước: vì máy hơi nước đã làm cho nền công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nước. Máy hơi nước có thể ứng dụn grộng rãi trong các lĩnh vực sx lúc đầu trong ngành dệt, luyện kim,khai mỏ, sau lan nhanh các ngành khác.

Bình luận (0)
Hoài Hương
Xem chi tiết
phạm mỹ hạnh
12 tháng 9 2017 lúc 20:02

* những phát minh lớn có ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp ở Anh :

- máy kéo sợi

-máy kéo sợi chạy bằng sức nước

-máy hơi nước

-lò luyện gan

* phát minh có ý nghĩa quyết định nhất: máy kéo sợi. vì nó là khởi nguồn cho nền công nghệ kĩ thuật nước anh và từ đó làm thay đổi bộ mặt nước Anh , tăng năng xuất lao động, Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hà Trang
Xem chi tiết