Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta

Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngọc  Huyền
21 tháng 3 2018 lúc 20:26

*Thuận lợi :- nhiều loại thực đv sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ và phong phú

- rừng nhiệt đới rậm rạp nhiều kiểu ,các loài sinh thái phân bố rộng khắp từ rừng rậm mặn ven biển đến rừng ôn đới Núi cao.

- nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh và chuyên canh vs nhiều nông sản có giá trị : lúa gạo ,cao su, Cafe ...

- sinh vật nhiệt đới đa dạng ,có thể xen canh gối vụ, luân canh tăng vụ.

* Khó khăn : khí hậu lắm thiên tài : rét đậm rét hại, sương muối, khô hạn ,bão, lũ lụt... khiến mùa màng bấp bênh.

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Song Eun Hwa
21 tháng 3 2018 lúc 19:50

Đây là ý kiến của mkvui

Không giống nhau bởi vì :

- Miền Bắc : chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc ; đầu mùa thì lạnh khô , cuối mùa thì lạnh ẩm ; ở miền núi có thể xuất hiện sương muối , sương gió , mưa tuyết

- Tây nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô

- Duyên Hải Trung Bộ : có mưa lớn vào những tháng cuối năm

Bình luận (0)
Hà Yến Nhi
21 tháng 3 2018 lúc 21:03

Không giống nhau, vì:

Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
22 tháng 3 2017 lúc 19:00

Do vị trí địa lý nên Miền Bắc sẽ thể hiện rất rõ đặc điểm của 4 mùa. Miền Trung cũng thấy 4 mùa nhưng ko rõ bằng Miền Bắc. Miền Nam thì thực ra nên phân biệt làm 2 mùa là mùa mưa và mùa nắng thôi.
Mùa thu đẹp nhất thì nên đến miền trung du bắc bộ, khi đó nắng thu rất nhạt, có nắng nhưng nhiệt độ từ 25-28 độ C, ko hề nóng. Thỉnh thoảng sẽ có những cơn gió thu mát rượi, buổi tối thì hơi se lạnh, bầu trời thì cao xanh, rất ít mây, nước ở các sông, hồ, ao rất trong.
Còn mùa xuân thì Miền Bắc hay Miền Trung đều nhận thấy rõ

Bình luận (1)
Đặng Thùy Linh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
19 tháng 3 2017 lúc 16:37

khí hậu Việt Nam lại đa dạng và thất thường vì :

– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
* Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
* Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
– Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
– Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
+ Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 3 2017 lúc 16:39

2.

1. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
+ Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
+ Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
+ Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
– Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.

2. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
– Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.
+ Nhiệt độ cao > 25oC
+ Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.
– Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 3 2017 lúc 16:39

3.

Những thuận lợi và khó khăn do thời tiết và khí hậu mang lại ở nước ta :
– Thuận lợi:
Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
– Khó khăn:
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển
+ Thiên tai xảy ra thường xuyên.

Bình luận (0)
chi trần
Xem chi tiết
Bạch Sa Kiều
21 tháng 9 2017 lúc 21:46

Vào mùa đông (ở Miền Bắc) - Mùa khô (ở miền Nam), nước ta chịu sự hoạt động của gió Tín phong Đông Bắc (gió mậu dịch) từ áp cao Xi-bia bên Nga thổi về.
Về mùa Hạ (ở miền Bắc) - mùa mưa (ở miền Nam), thì Nam Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi từ Vịnh Ben-gan (do áp thấp I-ran) tạo thành.
Khi vượt qua Lào và dãy Trường Sơn, gió mùa Tây Nam biến tính thành gió Lào (mang tính khô nóng rõ rệt) và gió đi qua miền Trung nước ta

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Xuân Diệu
21 tháng 1 2018 lúc 22:13

Nước ta chịu ảnh hưởng của gió Tín phong, gió Lào, gió mùa đông bắc từ phía bắc, gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben gan.

Bình luận (0)
Huỳnh Thùy TRang
Xem chi tiết
O=C=O
13 tháng 1 2018 lúc 19:30

- Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.
- Miền ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
- Miền không có địa hình che chắn. Các dãy núi ở đây mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Xuân Diệu
21 tháng 1 2018 lúc 22:06

Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
Trả lời
- Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.
- Miền ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
- Miền không có địa hình che chắn. Các dãy núi ở đây mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.

Bình luận (0)
jackie đào
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
6 tháng 3 2018 lúc 22:01

Theo mk thì thế này nha!

Về mùa hạ,khối gió mùa mùa hạ theo hướng tây nam từ vịnh Ben-gan tiến vào nước ta đem theo hơi nóng ẩm .nam bộ trực tiếp đón đợt gió này ,theo thời gian,gió đi lệch vòng qua dãy Trường Sơn ,vì địa hình dãy núi này cao nên khi khối gió vượt qua dãy núi này để đến bên kia dãy núi tính chất nóng ẩm đã bị mất đi ,thay vào đó nó sẽ mang tính chất nóng khô.

-> miền nam tuy gần xích đạo nhưng nhiệt độ tb mùa hạ vẫn thấp hơn ở bắc trung bộ ,đb bắc bộ,và nam tây nguyên

Bình luận (0)
Ming Vs GK
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 3 2017 lúc 12:22

Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Thuật ngữ này vốn được sử dụng cho gió mùa tại Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Có hai loại gió mùa: gió mùa đông và gió mùa hè. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.

Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài tới hàng tuần.

Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
* Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
- Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùng.
- Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.
- Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
- Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
- Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt
:

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Diệu
21 tháng 1 2018 lúc 22:11

theo mk thì nguyên nhân chinh là tác động của các loại mùa gió ấy bn

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Phương Linh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
1 tháng 9 2017 lúc 21:59

Muốn sản sinh ra bão cần phải có hai điều kiện chủ yếu là nhiệt độ tương đối cao và lương hơi nước dồi dào.Khi đun nước, nước ở đáy nồi được đẩy lên trên. Đó là vì nước ở đó nóng mở ra và nổi lên. Đối với không khí cũng vậy, không khí ở tầng dưới nhận được nhiệt cũng bay lên phái trên. Trong vùng có nhiệt độ cao, nếu phát sinh những nhiễu loạn trong không khí như thế, một khối lớn không khí bắt đầu bốc lên tạo ra áp thấp trên mặt đất. Khi đó không khí ở khu vực xung quanh khu vực không khí vừa bốc lên sẽ ào ạt đổ vào đó, rồi do tác dụng của lực tự quay của trái đất, không khí đổ vào sẽ xoáy tròn như cổ bánh xe khổng lồ. Đây là nguyên nhân tạo ra cơn bão. Khi không khí đi lên nở ra gặp lạnh, hơi nước chức trong nó ngưng tụ lại thành giọt nước đồng thời tỏa ra nhiệt lượng. Điều này lại càng góp phần làm tăng cường dòng khí bốc lên, khiến khí áp mặt đất đã thấp lại càng hạ thấp thêm, cơn xoáy không khí lại càng mãnh liệt, thúc đẩy cơn bão hình thành.Chỉ có ngoài vùng biển nhiệt đới có đủ cả hai điều kiện nêu trên. Mặt biển ở đó có nhiệt độ không khí rất cao do tầng thấp ở đây nhận được nhiệt năng dồi dào của nước biển truyền cho. Đó cũng là nơi giàu hơi nước nhất địa cầu, nó sẽ là động lực chính hình thành và phát triển thành cơn bão. Nếu không có nguồn động lực này thì cho dù bão có được hình thành nhưng rồi cũng sẽ tự tan. Một điểm nữa là vùng này cách xích đạo một khoản cách nhất định, lực tự quay của trái đất sẽ ảnh hưởng có lợi cho vòng xoáy không khí và tăng cường các dòng khí xoáy này. Điểm thứ ba là tình trạng mặt biển nhiệt đới đơn thuần hơn các vùng ở vĩ độ trung bình, không khí ở trên cùng một khu vực luôn giữ cố định những điều kiện bất biến trong một thời gian khá dài để cho bão có đủ thời gian tích góp năng lượng ấp ủ thành trận bão. Các điều kiện kể trên kết hợp với nhau, chỉ cần có một sự khởi đầu thích hợp, ví như trên không trung có dòng không khí tản ra theo hình nan quạt, hoặc gió mùa của hai bán cầu bắc và nam gặp nhau tại nơi hơi lệch về phía bắc đường xích đạo, … khi đó tại một vùng biển xích đạo sẽ hình thành và phát triển cơn bão.

Bình luận (0)