Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ

Đỗ Khánh My
Xem chi tiết
Hương Như Giang Quỳnh
7 tháng 5 2018 lúc 21:03

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Đặc điểm: Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.
+ Thuận lợi: giàu tài nguyên để phát triển kinh tế.
– Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.
– Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).
– Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
– Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.
– Biển biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.
– Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
+ Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Bình luận (0)
Vĩnh Lý
Xem chi tiết
Như
29 tháng 4 2018 lúc 20:58

III. Đặc điểm dân cư, xã hội
+ Đặc điểm: đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
+ Thuận lợi:
– Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
– Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
+ Khó khăn: lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

tính hình p't kinh tế:

1. Công nghiệp

Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chi có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trọng GDP của vùng; cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. Nông nghiệp

Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là các thế mạnh nông nghiệp của vùng.

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.

Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.

Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển

Bình luận (0)
KARIN
15 tháng 5 2018 lúc 20:51

Đặc điểm của dân cư xã hội vùng Đông Nam Bộ và tác động của chúng tới phát triển kinh tế xã hội của vùng:
Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu dùng rộng lớn. Đông Nam Bộ (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Đó là Bến càng Nhà Rồng, Địa đạo Cù Chi, Nhà tù Côn Đảo,... Những di tích này có ý nghĩa lớn đê phát triển du lịch.
Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển do bờ biển và vùng biển có nhiều tiềm năng:
+ Bờ biển:
- Có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng.
- Có các bãi tắm tốt (Vũng Tàu, Long Hải).
- Có rừng ngập mặn và nhiều cửa sông.
-> Thuận lợi phát triển giao thông đường biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng biển:
- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn.
- Gần các tuyến đường biển quốc tế.
- Thềm lục địa rộng và nông, giàu tiềm năng dầu khí.
- Có Côn Đảo với nhiều cảnh quan du lịch.
-> Có điều kiện phát triển dịch vụ vận tải biển, khai thác thủy sản, khai thác dầu khí, du lịen
• Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển:
giao thông vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch biển - đảo, khai thác khoáng sản biển.

Bình luận (0)
Hồ Thị Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
Hồ Thị Quỳnh Trâm
8 tháng 5 2017 lúc 23:31

bổ sung của vùng ĐÔNG NAM BỘ

Bình luận (0)
Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
19 tháng 3 2018 lúc 18:25

Đặc điểm tự nhiên vùng Đông Nam Bộ điều đó ảnh hưởng như thế nào đến sự kinh tế ở Đông Nam Bộ ?

a/ Các thế mạnh về tự nhiên dể phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
+ Địa hình:
- Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thỏai
-> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển
+ Đất trồng, khí hậu, nguồn nước
- Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Nguồn sinh thủy tốt .
-> Thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới trên quy mô lớn
+ Khoáng sản, thủy năng:
- Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ỗ Đồng Nai, Bình Dương
- Tiềm năng thủy điện lớn của hệ thống sông Đồng Nai
-> Có điều kiện phát triển công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây dựng
+ Lâm sản, thủy sản:
- Diện tích rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn về phòng hộ, du lịch
- Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường Ninh Thuận
- Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng:
- Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nước khoáng Bình Châu, các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hại (Bà Rịa - Vũng Tàu)
-> Có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển - đảo
b/ Các hạn chế:
+ Mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải

Bình luận (1)
๖ۣۜSnoლMan
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
12 tháng 3 2018 lúc 21:03

Đông nam bộ có các thuận lợi sau :
- Thứ nhất, nằm trên các tuyến quốc lộ dẫn vào TP HCM, do vậy phát triển các nguồn thực phẩm cung cấp cho thành phố.
- Thứ nhì, vùng đất đỏ, đất feralic, rất tốt cho việc trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, điều..vv dùng xuất khẩu.
- Thứ ba, có bờ biển dài và sạch, lại có nhiều vết tích của kinh đô xưa, thích hợp cho du lịch phát triển.

Bình luận (2)
๖ۣۜSnoლMan
Xem chi tiết
Le Tuan
31 tháng 12 2018 lúc 12:49

Tích cực :

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

- Dân số trẻ:

+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.

+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.

- Thành phần dân tộc đa dạng:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

_bổ sung_ :

Tiêu cực :

Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

- Về kinh tế :

+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.

+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.

- Về xã hội :

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.

- Về môi trường :

Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

+ Ô nhiễm môi trường.



Bình luận (0)
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
๖ۣۜSnoლMan
Xem chi tiết
Nhã Yến
6 tháng 3 2018 lúc 21:09

Hỏi đáp Địa lý

Bình luận (0)
Nhoij
Xem chi tiết
Trịnh Long
16 tháng 8 2020 lúc 8:37

Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên ít và nguy cơ ô nhiễm môi trường.Ngoài ra, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

Bình luận (0)
Nhoij
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 3 2018 lúc 17:43

*Thành phố HCM là trung tâm công nghiệp vùng ĐNB nhờ vào thế mạnh là gồm nhiều ngành sản xuất phát triển mạnh và địa lý thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá.Vì thế Tp HCM luôn có vai trò quan trọng hàng đầu và là nơi tiên phong cho việc phát triển kinh tế ở ĐNB và cả nước.

Bình luận (1)