Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Võ Đông Anh Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 5 2017 lúc 21:39

Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
- Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...

Các phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 đều bị thất bại vì:

- Trình độ tổ chức chưa cao.

- Các khởi nghĩa trong phong trào chưa có sự liên kết chặt chẽ, còn sự chia tách rời rạc,...

- Do công tác tuyên truyền, vận động chưa tốt.

- Lực lượng giữa quân ta và quân địch chênh lệch rất lớn.

THAM KHẢO NHÉ____________ HỌC VÀ ÔN TẬP, KIỂM TRA TỐT!

Bình luận (1)
Loc Nguyen
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
26 tháng 3 2017 lúc 0:32

- Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương ”, nhằm kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương.

- Được chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888): phong tào lan rộng và diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở các khu vực Trung Kì và Bắc Kì.

+ Giai đoạn 2 (1888 – 1892): phong trào đã quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn và quy mô và trình độ tổ chức cao.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
26 tháng 3 2017 lúc 0:32

cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì :

- Thời gian tồn tại lâu : 10 năm (1885 – 1895).

- Quy mô tổ chức lớn, địa bàn rộng: 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).

- Trình độ tổ chức cao, tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.

- Người lãnh đạo : văn thân tiêu biểu, tấm gương sáng.

- Sức chiến đấu bền bỉ.

- Tính chất : ác liệt, chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.

- Kết quả : lập nhiều chiến công.

Bình luận (0)
Trần Hoàng Anh
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
17 tháng 3 2018 lúc 18:49

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

- Thời gian dài nhất so với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương(1885-1896)
- Có địa bàn hoạt động rộng rãi
- Có sự lãnh đạo tài tình và tiến bộ: Phan Đình Phùng - Cao Thắng
- Có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp trong xã hội
- Có địa thế hiểm trở
- Sử dụng nhiều phương thức tác chiến
\(\Rightarrow\) Mặc dù thất bại nhưng đã làm tiêu hao nhiều sinh lực địch,đồng thời đã tạo cơ sở cho những cuộc khởi nghĩa tiếp theo của nhân dân.

Mấy câu sau để lát mk trả lời đc ko, giờ máy hơi có vấn đề.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương
14 tháng 3 2018 lúc 21:31

nêu dẫn chứng nữa nhen

Bình luận (0)
Đỗ Ngọc Diệp
15 tháng 3 2018 lúc 14:36

Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta :
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,.........

Bình luận (0)
Loc Nguyen
Xem chi tiết
thuongnguyen
26 tháng 3 2017 lúc 9:26

co hai hiep uoc la hiep uoc nham tuat (1862) va hiep uoc Giap tuat ( 1874)

noi dung sgk

Bình luận (0)
Hiền mứt ướt
30 tháng 3 2017 lúc 16:21

1862: hiệp ước nhâm tuất

15-3-1873:hiệp ước giáp tuất

1883:hiệp ước hác-măng

1884:hiệp ước pa-tơ-nốt

Bình luận (0)
halinhvy
6 tháng 4 2019 lúc 12:55

Có 4 Hiệp ước mà triều Nguyễn đã ký với Pháp:

-Hiệp ước Nhâm Tuất:

+Triều đình thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn.

+TĐình mở 3 cửa biển cửa biển cho Pháp tự do buôn bán

+Cho Pháp tự do truyền đạo Gia-tô

+TĐình sẽ bồi thường chiến phí

+Bù lại, Pháp sẽ trả lại cho triều đình thành Vĩnh Long chừng nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

-Hiệp ước Giaps Tuất:

+TĐình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp

+Và Pháp sẽ rút khỏi Bắc Kỳ

-Hiệp ước Hác-măng:

+TĐình thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kỳ

+Pháp sẽ nắm mọi quyền nội trị và ngoại giao

+Triều đình fải rút quân về Trung Kỳ

-Hiệp ước Pa-tơ-nốt

+Cơ bnản giống với hiệp ước Hác-măng chỉ sửa lại địa giới Trung Kỳ

-Thái độ của nhân dân:

+Căm phẫn cả địch lẫn triều

+Đồng thời fong trào kháng chiến chống Pháp được đẩy mạnh hơn

+Quan lại triều đình ở các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh.Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đấy mạnh hoạt động.

Bình luận (0)
Tran Thuy Linh
Xem chi tiết
nguyen thi vang
27 tháng 2 2018 lúc 15:35

2. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính trong phong trào Cần Vương

Thời gian Sự kiện
5-7-1885 Phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công tại kinh thành Huế.
13-7-1885 Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương.
1883- 1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy.
1886- 1887 Khởi nghĩa Ba Đình.
1885 - 1896 Khởi nghĩa Hương Khê.
Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
10 tháng 3 2018 lúc 10:37

2/

Thời gian Sự kiện
5-7-1885 Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
13-7-1885 Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương.
1886-1887 Khởi nghĩa Ba Đình.
1883-1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy.
1885-1895 Khởi nghĩa Hương Khê.
Bình luận (0)
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
24 tháng 1 2018 lúc 20:25

Dựa vào lược đồ, trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873.

Trả lời:

- Nhân dân nổ dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên...

- Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

- Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
24 tháng 1 2018 lúc 20:25

nêu nhận xét về câu nói của Nguyễn Trung Trực: " Bao giờ ng Tây nhổ hết cỏ nc Nam thì mới hết ng Nam đánh Tây "

Đơn giản là khi nào nước Việt Nam hết sạch...cỏ thì mới hết người VN đánh Tây! Cỏ là 1 loại thực vật sinh sôi nảy nở rất nhanh, nhất là cỏ dại nhổ xong qua 1 đêm cỏ lại mọc ra nhiều hơn theo cấp số nhân.
ta biết rằng cỏ dại là một cây có sức mạnh trường tồn . Nó có ý nghĩa biểu hiện cho lòng dũng cảm , ý chí kiên cường bất khuất . Nó thể hiện lòng yêu với tinh thần bất khuất của ông cha ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất . Dù ở đâu và ở thời gian nào khi dân Nam còn bị đô hộ thì người Nam còn đứng lên bảo vệ dân tộc . Do đó chúng ta thật tự hào khi sống trong hòa bình hạnh phúc ông cha giành cho . Hy vọng bạn cũng như tôi luôn tự hào mình là người con Việt và luôn làm sống lại tinh thần dân tộc .
Bình luận (0)
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
24 tháng 1 2018 lúc 19:57

Đơn giản là khi nào nước Việt Nam hết sạch...cỏ thì mới hết người VN đánh Tây! Cỏ là 1 loại thực vật sinh sôi nảy nở rất nhanh, nhất là cỏ dại nhổ xong qua 1 đêm cỏ lại mọc ra nhiều hơn theo cấp số nhân.
ta biết rằng cỏ dại là một cây có sức mạnh trường tồn . Nó có ý nghĩa biểu hiện cho lòng dũng cảm , ý chí kiên cường bất khuất . Nó thể hiện lòng yêu với tinh thần bất khuất của ông cha ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất . Dù ở đâu và ở thời gian nào khi dân Nam còn bị đô hộ thì người Nam còn đứng lên bảo vệ dân tộc . Do đó chúng ta thật tự hào khi sống trong hòa bình hạnh phúc ông cha giành cho . Hy vọng bạn cũng như tôi luôn tự hào mình là người con Việt và luôn làm sống lại tinh thần dân tộc .

Bình luận (0)
Phan thi hue
Xem chi tiết
CR-KJ
Xem chi tiết
Võ Thị Thùy Trang
6 tháng 1 2018 lúc 20:09

Trường bn chưa thi à???

Bình luận (1)
Dương Lam
7 tháng 1 2018 lúc 8:43

1.Chiến tranh thế giới thứ hai

2. Qúa trình xâm lược Trung Quốc của các nước Phương Tây

Bình luận (0)