Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
Cơ sở để xác định tính chất của một cuộc cách mạng xã hội là từ nhiệm vụ giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga mang tính chất toàn diện, triệt để, gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài; mang tính nhân dân, tính quốc tế sâu sắc. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Cách mạng Tháng Mười là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác và học thuyết Lênin ở một nước lớn là Liên Xô, rộng một phần sáu thế giới. Đó là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội tiền phong của họ là Đảng Bônsêvích lãnh đạo”(1).
\(\sqrt{x^2+4x+4}\) - \(\sqrt{x^2}\) Cho em sửa lại đề xíu ạ !
Đây là Box Lịch sử, bạn vui lòng đặt câu hỏi này ở Box Toán
1/9/1858 : Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam
2/1859 : Pháp đánh Gia Định
2/1862 : Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì
5/6/1862 : Kí Hiệp ước Nhâm Tuất
6/1867 : Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
20/11/1873 : Pháp đánh thành Hà Nội
18/8/1883 : Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng kí Hiệp ước Hácmăng
6/6/1884 : Kí Hiệp ước Patơnôt
5/7/1885 : Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huê
13/7/1885 : Ra Chiếu Cần vương
1886 - 1887 : Khởi nghĩa Ba Đình
1883 - 1892 : Khởi nghĩa Bãi Sậy
1885 - 1895 : Khởi nghĩa Hương Khê
1884 - 1913 : Khởi nghĩa Yên Thế
Nửa cuối thế kỉ XIX : Trào lưu cải cách Duy tân
1905 - 1909 : Phong trào Đông du
1907 : Đông Kinh nghĩa thục
1908 : Cuộc vận động Duy tân và phong trào chông thuế ở Trung Kì
1911 : Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nưốc
https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-31-on-tap-lich-su-viet-nam-tu-nam-1858-den-nam-1918.1528/
Bạn tham khảo nhé (Lười viết ra lém)
- Các nhà yều nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến.Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc,thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa.
- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.
Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.
Con đường cứu nước của những lớp người đi trước:
- Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động.
- Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập, cần thiết nhất là phải sự vào chính mình.
- Đi sang phương Tây do:
+ Nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.
+ Có khoa học - kĩ thuật và nền văn minh phát triển.
+ Có chính quyền thực dân đang đô hộ nhiều dân tộc trên thế giới.
⟹ Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là con đường đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.
Nếu em là văn thân sĩ phu yêu nước, em có thực hiện Chiếu Cần Vương không?
Gợi ý ( của một cô dạy sử trường mình):
+ Chúng ta cần làm gì?
+ Có thể thay đổi tính chất lịch sử được hay không -> Tất nhiên là không ( cô said to me)
+ Dựa vào bối cảnh lịch sử , tính chất lịch sử , hoàn cảnh lịch sử .
trinh gia long Thảo Phương Hoàng Minh PhúcĐỗ Hải Đăng
giúp mk vs ạ, mai mình thi rồi
Có vì đây là phong trào kêu gọi người dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Có vì đây là phong trào kêu gọi người dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Nếu em là văn thân sĩ phu chắc chắn em sẽ thực hiện chiếu Cần Vương, đứng lên giúp vua cứu nước trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Thêm vào đó, em sẽ đề xuất thêm nhiều ý kiến, biện pháp chống giặc cho các tướng lĩnh để chiến thắng được quân xâm lược. Kêu gọi mọi người tin tưởng vào phong trào, cùng nhau đồng lòng chống giặc cứu nước
Câu 2
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn, một chí sĩ cách mạng Việt Nam có ý chí tranh đấu, nghĩa khí và hết lòng tận tụy đóng góp cực kỳ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng dành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội (1904) - chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộ Pháp để khôi phục nền độc lập, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ và khởi xướng phong trào Đông Du (1905) - vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà.
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất vào tay thực dân Pháp.Xuất phát từ lòng yêu nước,thương dân,từ khát vọng cứu nước,giải phóng dân tộc,trên cở sở rút ra được kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối.Tuy rất khâm phục PHan Đình Phùng,Hoàng Hoa Thám,Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành với đường lối hoạt động của họ nên quết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Chúc bạn học tốt!
Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những biến chuyển. Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.