Phôtôn có năng lượng 0,8 eV ứng với bức xạ thuộc vùng
A.tia tử ngoại.
B.tia hồng ngoại.
C.tia X.
D.sóng vô tuyến.
Phôtôn có năng lượng 0,8 eV ứng với bức xạ thuộc vùng
A.tia tử ngoại.
B.tia hồng ngoại.
C.tia X.
D.sóng vô tuyến.
Đổi 0,8 eV = 0,8.1,6.10-19 J.
\(\lambda = \frac{hc}{\varepsilon}= \frac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{0,8.1,6.10^{-19}}= 1,55.10^{-6} m = 1,55 \mu m.\)
Bức xạ này thuộc vùng tia hồng ngoại. (0,76 μm đến 10-3 m.)
Trong hiện tượng quang điện, năng lượng của các electron quang điện phát ra
A.lớn hơn năng lượng của phôtôn chiếu tới.
B.nhỏ hơn năng lượng của phôtôn chiếu tới.
C.bằng năng lượng của phôtôn chiếu tới.
D.tỉ lệ với cường độ ánh sáng chiếu tới.
Theo công thức Anh -xtanh về hiện tượng quang điện
\(hf =A+ \frac{mv_0^2}{2}\)
Mà A > 0 => động năng của electron bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của phôtôn chiếu tới \(\varepsilon = hf\)
Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích
A.Hiện tượng quang điện.
B.Hiện tượng quang – phát quang.
C.Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
D.Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện
Thuyết lượng tử ánh sáng dùng để giải thích tính chất hạt của ánh sáng chứ không phải tính chất sóng của ánh sáng.
Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về
A.sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử.
B.sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô.
C.cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.
D.sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.
Nội dung của thuyết lượng tử nói vè sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.
Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A.Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
B.Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
C.Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
D.Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là các bước sóng chiếu vào phải nhỏ hơn hoặc bằng λ0 mới xảy ra hiện tượng quang điện => λ0 là bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
Nguồn laze phát ra ánh sáng đỏ bước sóng bằng 630nm với công suất P=40mW.Số photon bức xạ ra trong thời gian t=10s là
A.83.10^16 B.76.10^16 C.95.10^16 D.55.10^16
Năng lượng bức xạ: \(Q=P.t= n.\dfrac{hc}{\lambda}\), với n là số phô tôn bức xạ trong thời gian t
\(\Rightarrow n = \dfrac{P.t.\lambda}{hc}=\dfrac{0,04.10.630.10^{-9}}{6,625.10^{-34}.3.10^8 }=...\)
Chọn câu đúng.
Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì
A.điện tích âm của lá kẽm mất đi.
B.tấm kẽm sẽ trung hoà về điện.
C.điện tích của tấm kẽm không thay đổi.
D.tấm kẽm tích điện dương.
Chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì không có điện tử nào bắn ra cả (không có hiện tượng quang điện ngoài xảy ra) là do giới hạn quang điện của kẽm là \(\lambda_0 = 0,35 \mu m.\)
Như vậy phải chiếu chùm tia tử ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì sẽ có điện tử bắn ra.
Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi
A.cho dòng điện chạy qua tấm kim loại.
B.tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.
C.chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.
D.chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.
Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bứt khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại một bức xạ điện từ bó bước sóng thích hợp.
Xét ba loại electron trong kim loại.
Loại 1: các electron tự do nằm ngay trên bề mặt kim loại.
Loại 2: các electron tự do nằm sâu bên trong tấm kim loại.
Loại 3: các electron liên kết ở các nút mạng kim loại.
Những phôtôn có năng lượng đúng bằng công thoát của electron khỏi kim loại nói trên sẽ có khả năng giải phóng các loại electron nào khỏi tấm ?
A.loại 1.
B.loại 2.
C.loại 3.
D.cả ba loại.
Phôtôn có năng lượng đúng bằng công thoát thì chỉ có thể giải phóng electron trên bề mặt kim loại.
Hãy chọn phát biểu đúng.
Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm bạc, đồng, kẽm sẽ là
A.0,26 μm.
B.0,30 μm.
C.0,35 μm.
D.0,40 μm.
Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm bạc đồng và kẽm là 0,35 μm vì chỉ cần chiếu ánh sáng nhỏ hơn 0,35 μm đã làm bật electron từ kim loại đồng trong hợp kim rồi.