Bài 3. Thoát hơi nước

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn hồng anh
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Minh Tú
27 tháng 9 2016 lúc 17:12

 Khí khổng tập trung ở mặt dưới lá để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào và đặc biệt là tránh các tia hồng ngoại cũng như các tia tử ngoại. Nhiệm vụ của khí khổng là đóng mở để tiếp nhận CO2 từ môi trường bên ngoài, sự đóng mở của nó là 1 quá trình sinh hc tuân theo quy luật nhất định và do chính hoạt động và nhu cầu của cây điều tiết. Các tia hồng ngoại chiếu trực tiếp vào tế bào ở hai bên khí khổng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cũng như chu kỳ đóng mở của nó, điều đó là ko có lợi cho cây.  vì z khí khổng được bố trí mặt dưới lá để tránh những bất lợi trên

Bình Trần Thị
27 tháng 9 2016 lúc 18:14

mặt trên của lá tập trung ít khí khổng hơn so với mặt dưới. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy là bởi vì mặt trên của lá tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn. Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì mặt trên sẽ thoát hơi nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới. Khi đó, lá sẽ nhanh khô héo và chết.

phạm hương trà
Xem chi tiết
Tử Tử
27 tháng 10 2016 lúc 9:45

Qt thoát hơi nước diễn ra mạnh cây không kịp lấy nước nên héo

Đến tối thì qt trở lại quỹ đạo nên tươi lại

mà nếu nắng nóng mà độ ẩm không khí cao thì cây thoát hơi nước nhưng k bay hơi đc ứ đọng lại các giọt nước ấy như một thấu kính hấp thụ trên lá lá cây bị đốt ( lúc này chắc nước bị nhiệt làm nóng nên bay hơi)

Hk bk đúng hk nữa ^^

Uchiha Shinichi
Xem chi tiết
Tử Tử
30 tháng 10 2016 lúc 21:02

vai trò của nc vs cây

đảm bảo .độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tb-> chỉ tiêu .đánh gía tính chịu nóng và chịu hạn của cây

vai trò thoát hơi nc

-là .động lực .đầu trên của dòng mạch gỗ

-làm cho khí khổng mở .để co2 khuếch tán vào cc cho quang hợp

-làm hạ nhiệt .độ lá

Thanh Hải
Xem chi tiết
chu thị ánh nguyệt
13 tháng 12 2016 lúc 22:47

khi trồng cây, ngta phải cắt bớt lá. vì lá nhiều sẽ hút hết nước of thân cây, mà cây mới trồng thì dể bị héo nên cần giữ nước cho thân cây. Đến khi thích nghi vs mt mới, cây cứng cáp thì nuôi lại lá.

vũ ngọc ánh
14 tháng 12 2016 lúc 14:13

-tránh mất nước.

 

nga
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Anh
2 tháng 9 2017 lúc 10:57

1. Mở SGK ra mà đọc. Rõ như ban ngày.

2. Do ban đêm nhiệt độ giảm, độ ẩm không khí tăng nên không khí bão hòa hơi nước => nước thoát ra ngoài qua lá ko bốc hơi được nên ứ đọng thành giọt.

3.4. Tự xem SGK. Trích dẫn nguyên văn trong sách ra. Lười quá thể.

5. Ở trên cao, không khí loãng hơn, độ ẩm thấp hơn, gió mạnh hơn, nhiệt độ cao hơn ... => cây trên đồi thoát hơi nước mạnh hơn.

6. Tương tự 5.

phương ngô
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
26 tháng 9 2017 lúc 22:00
Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Sau đó tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới. Làm cỏ bằng tay, cào răng đẩy tay.
Hoàng Văn Sang
Xem chi tiết
Lê Lâm
28 tháng 9 2017 lúc 20:11

mở nha em

Lucy Lucky
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
29 tháng 9 2017 lúc 12:42

Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây:
-Cân bằng nước:

- Cân bằng nước là sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước(A) và quá trình thoát hơi nước(B).
+ Khi A =B: Cây phát triển bình thường.
+ Khi A > B : Dư nước, cây phát triển bình thường.
+ Khi A < B : Mất cân bằng nước, lá héo.

- Tưới nước hợp lí cho cây trồng

- Tưới nước hợp lí cho cây trồng là một biện pháp dựa trên các chỉ tiêu sinh lí về trao đổi

Cầm Đức Anh
29 tháng 9 2017 lúc 12:43

2:
- Tế bào khí khổng có lục lạp, không bào lớn, bơm ion giúp tế bào có thể thay đổi áp suất thẩm thấu nhờ đó tế bào có thể trương nước khiến khí khổng mở hay co lại khiến khí khổng đóng
- Thành tế bào khí khổng có bên dày, bên mỏng nên khi tế bào no nước có thể vận động co làm khí khổng mở

Cầm Đức Anh
29 tháng 9 2017 lúc 12:45

3

Lý do thứ 1

Lá cây giữ chức năng hô hấp, cũng như quang hợp thường xuyên, bên cạnh đó lá cây còn để cây thoát hơi nước. Vào mùa thu và mùa đông, lượng nước mưa ít, điều này dẫn đến lượng nước dự trữ trong cây không thể đủ để cung cấp cho toàn bộ cây, cũng như cung cấp cho lá thoát hơi nước. Đồng thời sang thu, nhiệt độ hạ thấp, hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà yếu đi, cùng với không khí lại khô hanh, dẫn đến khả năng hạn chế thoát hơi nước mặt lá cũng kém.

Cây rụng lá để hạn chế lượng nước thoát ra

Vả lại, tổng bề mặt diện tích lá trên cây khá lớn, nếu cứ để lá thoát hơi nước như vậy thì cây sẽ hết dần lượng nước dự trữ để sóng trong mùa đông và chết. Quy luật tất yếu là buộc phải để lá rụng hết trong mùa thu và mùa đông thì cây mới còn nước để sống tiếp.

Lý do thứ 2

Không chỉ ở vùng nhiệt đới, mùa đông không có đủ nước để nuôi cây, mà đối với các vùng ôn hới và hàn đới. Mưa tuyết dày đặc trên các tán lá sẽ làm cây phải chịu sức nặng khá lớn của tuyết. Một số cành có thể gục gãy, hoặc quá lạnh do phải chịu đựng băng tuyết. Nên để thích nghi mới điều kiện, bề mặt lá cây phải hạn chế hết mức để không thể chứa băng tuyết đọng trên thân cây. Bởi vậy cởi bỏ lớp lá cây là cách cây cối bảo vệ mình trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Lý do thứ 3

Lá cây rụng vào mùa đồng là để cây xanh loại bớt các muối khoáng dư thừa đã được tích tụ suốt mùa hè. Nước tích cực bay hơi từ lá cây. Đồng thời rễ cây hút nước liên tục để thế lượng nước vào chỗ lá cây thoát ra, đây chính là các muối khoáng hòa tan. Một phần muối giữ lại để nuối cây, phần còn lại dược tích trữ trong các tết bào lá cây. Muối khoáng tồn đọng lâu ngày làm gián đoạn hoạt động của lá. Như kiểu thoái hóa, lá gì thì rụng khỏi cây, một sự thay thế lá mới, duy trì sự sống mới cho thực vật.

mến Kim
Xem chi tiết
Tiểu
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
9 tháng 11 2017 lúc 20:17

Khoa học đã chứng minh được rằng: cứ 1000g nước cây hập thụ vào qua rễ thì có tới 990g nước thoát ra ngoài không khí qua lá; trong 10g còn lại thì chỉ có một lượng rất nhỏ khoảng tầm 2g là có tác dụng để tổng hợp chất khô. Macximop – Nhà sinh lí thực vật người Nga đã viết: “thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”.

“Tai họa” ở đây là muốn nói, trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn và như vậy nó phải hấp thu một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là một điều không dễ dàng gì trong điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi.

Còn “tất yếu” là muốn nói thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn như thế, vì có thoát nước mới lấy được nước.

Sự thoát nước ở lá đã tạo ra một sức hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dễ dàng. Người ta gọi đó là động lực trên của con đường vận chuyển nước.

Mặt khác, khi thoát một lượng nước lớn như vậy, nhiết độ của bề mặt là được điều hòa, chỉ cao hơn nhiệt độ trong bóng râm một chút. Ngay ở sa mạc, nhiệt độ của lá nơi nắng chói chang cũng chỉ cao hơn trong bóng râm 6-7 độ C.

Một lí do quan trọng hơn nữa là khi thoát hơi nước thì khí khổng mở và đồng thời với hơi nước thoát ra, dòng CO2 sẽ đi từ không khí vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện một cách bình thường.

Quân Đỗ
9 tháng 11 2017 lúc 21:38

Vì khi rễ cây phải hút một lượng nước lớn thì lá phải thoát hơi để có thể hút nước tiếp. Khi thoát nước nhiệt độ của cây đc cân bằng.

vũ tiến đạt
10 tháng 11 2017 lúc 6:27

Nguyên văn thì Macximôp nói: " Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây"
THN là tai họa vì lượng nước cây thoát ra quá lớn (98 - 99% lượng nước hút vào) do đó đòi hỏi cây phải hút nước nhiều hơn và gặp khó khăn trong điều kiện môi trường luôn thay đổi.
THN là tất yếu (cần thiết, tất nhiên phải có) vì THN có vai trò quan trọng (Xem SGK nhé) do đó nếu ko THN thì cây sẽ chết.