Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Thanh THanh PhÙng
Xem chi tiết
Cô Bé Ngây Ngô
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 12 2017 lúc 14:16

Du lịch là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì:

+ Đây là vùng giàu tài nguyên du lịch, có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng…

* Tài nguyên du lịch tự nhiên:

- Tập trung nhiều bãi biển đẹp của cả nước: Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cà Ná, Mũi Né (Ninh Thuận)…

- Có các thắng cảnh nổi tiếng: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà (TP Đà Nẵng), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa, được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất của thế giới)…

- Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm(Quảng Nam, đã được UNESCO công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên của thế giớ vào năm 2009)

- Nước khoáng Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

* Tài nguyên du lịch nhân văn:

- Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

- Di tích lịch, cách mạng, lễ hội truyền thống: Ba Tơ (Quảng Ngãi), lễ hội Ka tê (Ninh Thuận), lễ hội Tây Sơn (Bình Định), Lễ hội Tháp Bà (Khánh Hòa)…

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình năm thấp, bầu trời quanh năm chan hòa ánh sang, nhất là các tỉnh cực năm của vùng, rất thích hợp để phát triển du lịch biển- đảo.

+ Vị trí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, có các sân bay lớn: Đà Nẵng, Nha Trang và nhiều cảng biển: Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa)… thuận lợi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/bai-3-trang-94-sgk-dia-li-9-c92a12802.html#ixzz50BEQFRxh

Bình luận (0)
Hải Đăng
3 tháng 12 2017 lúc 21:32

- Thế mạnh về vị trí và cơ sở hạ tầng: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển. Vùng gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Nam Trung bộ có sân bay Đà Nẵng là một trong 3 cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam. Vùng còn có nhiều sân bay nội địa như Phú Cát (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hoà)… cùng hàng ngàn km đường bộ, đường sắt. Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam)… tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng và tạo thành con đường huyết mạch trên biển thông thương với khu vực và thế giới. Vùng có nhiều khu kinh tế mở như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.
-Thế mạnh về kinh tế biển: Đây là tài nguyên lớn nhất và đặc trưng của vùng, bao gồm: Nguồn lợi hải sản: Vùng chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 60.000 ha, có thể nuôi trồng các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) trên các loại thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế: Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”. Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.
- Thế mạnh về khoáng sản: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng, cao lanh, ti tan... Ngoài khơi còn có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt.
- Thế mạnh về nhân lực: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, một bộ phận lao động có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt hải sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận được với sản xuất hàng hoá, giá nhân công rẻ. Nguồn lao động của địa bàn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khả năng tham gia các chương trình về hợp tác quốc tế về lao động.
- Thế mạnh về du lịch: Vùng này có những bờ biển đẹp như Quy Nhơn, Ninh Chữ, Sa Huỳnh và nhiều suối nước nóng. Ngoài khơi nhiều đảo đá lớn, nhỏ. Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng du lịch dồi dào, với sự kết hợp hài hoà giữa biển và núi, có nhiều vịnh đẹp như Dung Quất, Đại Lãnh, Văn Phong. Nơi đây có nhiều di tích như thành cổ Trà Bàn và các tháp Chàm. Đặc biệt, Đà Nẵng - Quảng Nam là vùng đất gắn liền với văn hoá Sa Huỳnh, có nhiều cung điện, đền đài, thành quách uy nghi, tráng lệ, vẫn còn để lại nhiều dấu tích ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu... Ngoài ra còn các danh lam thắng cảnh Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân,... các bãi biển Mỹ An, Non Nước với dải cát trắng mịn kéo dài

Bình luận (0)
Cô Bé Ngây Ngô
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 12 2017 lúc 14:16

1.Hãy nêu vai trò ngành du lịch ở nước ta ?

– Nhờ có các hoạt động vận tải thương mại mà các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất; đồng thời sản phẩm của các ngành này cũng được tiêu thụ.
– Các hoạt động dịch vụ cũng tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
– Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

2.

Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng. 54 dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm 86% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 14% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. 10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người, 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ đu, Brâu). Tuy có sự chênh lệch đáng kể về đời sống vật chất cũng như tinh thần, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh em đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở nước ta không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số. 3.2. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất. Hồ Chí Minh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói có nhau”. Từ mấy nghìn năm nay, từ khi bắt đầu hình thành nhà nước các dân tộc cùng chung sống trên dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải liên kết nhau lại để chống chọi với thiên tai, giặc giã, trở thành một cộng đồng bền chặt- đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ nước. Đoàn kết là truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc ta. Từ cuộc đời tối tăm dưới ách áp bức của thực dân, ăn đói, mặc rách, mù chữ..., đồng bào các dân tộc đã đứng lên đi theo ánh sáng cách mạng, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi cùng các dân tộc cùng nhau chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. 3.3. Dân tộc Việt Nam cư trú phân tán, xen kẻ nhau. Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung. Song nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới. - Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng. - Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường. Bản Phiêng Luông có người Dao là đông nhất với 32 hộ, người Tày 9 hộ, 17 hộ người Mông, 4 hộ người Sán Chí, 2 hộ người Nùng và 1 hộ người Kinh. Cách đây ba, bốn chục năm chỉ có những ngôi nhà của người Êđê, Bana, Giarai, Xơđăng, Cơho, Mơnông cư trú trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngày nay, cùng với sự di dân đã xuất hiện thêm những ngôi nhà của dân tộc Kinh, Tày, Nùng, và một số dân tộc ít người ở đây. - Tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, tạo điều kiện để tăng cường hiểu biết nhau, hoà hợp và xích lại gần nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong cùng một địa phương giúp các dân tộc ngày một hiểu nhau hơn. Ngày nay, tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế- văn hoá giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa thanh niên nam nữ thuộc các dân tộc khác nhau ngày càng phổ biến, càng có thêm điều kiện đoàn kết và hoà hợp giữa các dân tộc. 3.4. Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế- xã hội không đều nhau. Do điều kiện tự nhiên nên sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư thể hiện rõ rệt. Đầu tiên là kỹ thuật canh tác: Bà con dân tộc miền núi thì kỹ thuật canh tác thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người là chính, địa hình đồi núi khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỉ thuật. Cư dân ở khu vực đồng bằng đã vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra năng suất lao động cao. Trong khi đó ở khu vực thành thị nhiều người có cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Giữa nhiều vùng còn có sự chênh lệch thể hiện ở: Đường giao thông, phương tiện, dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục… Tuy nhiên Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực, tỉnh thành trong cả nước. 3.5. Dân tộc Việt Nam có nền văn hoá thống nhất trong đa dạng. Văn hoá Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng. Từ cơ tầng văn hoá Đông Nam Á thời tối cổ, thời tiền sử trên dải đất Việt Nam hiện nay xuất hiện ba nền văn hoá: Đông Sơn (ở châu thổ Bắc Bộ), Sa Huỳnh (Trung Bộ), Đồng Nai (Nam Bộ). Thời sơ sử và sang thiên niên kỷ đầu Công nguyên, lịch sử đã đưa ba nền văn hoá này đến ba số phận khác nhau; ở châu thổ Bắc Bộ bị sự thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1000 năm, ở duyên hải Trung Bộ là văn hoá Champa, ở Nam Bộ là văn hoá Óc Eo, để rồi hoà trộn trong nền văn hoá Việt Nam, tạo ra sự đa dạng trong sự thống nhất. v Nền văn hóa Đông Sơn: Ra đời là kết quả của sự hội tụ của nhiều văn hoá rực rỡ trước văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau, trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng. v Nền văn hóa Sa Huỳnh: là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng 1000 năm TCN đến cuối thế kỷ thứ II. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa Việt. v Văn hóa Đồng Nai: phát triển trong thiên niên kỷ I,II trước Công Nguyên đã được nhìn nhận như bước mở đầu cho truyền thống văn hóa bản địa ở Nam Bộ với bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt. © Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Á: ○ Nhóm ngôn ngữ Việt- Mường: Gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt. ○ Nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer: Gồm các dân tộc Khơ Mú, Kháng, Mảng, Xinh Mun, Bru Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Co, Hrê, Gie Triêng, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Rơ Măm, Mnông, Mạ, Cơ Ho, Xtiêng, Chơ Ro, Khơme, Ơ Đu. ○ Nhóm ngôn ngữ Tày- Thái: Gồm các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giấy, Lào, Lự, Bố Y. ○ Nhóm ngôn ngữ H'mông- Dao: Gồm các dân tộc H’mông, Dao, Pà Thẻn. ○ Nhóm ngôn ngữ Ka Đai: Cơ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha. © Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Đảo: ○ Nhóm ngôn ngữ Malaio Polinexia: Gồm các dân tộc Chăm, Chu Ru, Gia Rai, Ê Đê, Raglai. © Nhóm văn hoá ngôn ngữ Hán Tạng: ○ Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến: Gồm các tộc Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La. ○ Nhóm ngôn ngữ Hán: Gồm các tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu. Bên cạnh sự đa dạng về ngôn ngữ, thì mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán mang những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. - Người Chăm ở duyên hải miền Trung lại có những đền tháp, tác phẩm điêu khắc đá, những bia ký trên đá. - Người Khơme Nam Bộ: có một kho tàng văn học Phật giáo, nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Phật giáo khá lớn, có những ngôi chùa là một trung tâm văn hoá và nhiều lễ hội độc đáo. - Người Tày- Thái: ở vùng núi cao phía Bắc lại có những nếp nhà sàn, có một kho tàng văn học dân gian đa dạng… - Mặc dù có những sắc thái riêng nhưng các dân tộc ở Việt Nam lại có những yếu tố rất chung về văn hoá. Đảng và nhà nước ta luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hóa riêng và tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc. 3.6. Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã trưởng thành rất sớm và trở thành một quốc gia độc lập thống nhất yêu hoà bình. Nhìn lại con đường lịch sử đã qua, trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải bao lần chiến đấu chống ngoại xâm gần như thường xuyên và đã chiến thắng một cách oanh liệt. Đó là một nét nổi bật của lịch sử và con người ViệtNam, là thử thách gay go nhất nhưng cũng là niềm tự hào lớn nhất của dân tộc ta. - Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có diện tích 330.991 km2. Với đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây Bắc tiếp giáp với Lào và Tây Nam giáp Campuchia và Vịnh Thái Lan; phía Đông và Nam giáp biển Đông. Với vị thế đặc biệt này, Việt Nam trở thành mảnh đất mầu mỡ khiến các thế lực xâm lăng muốn chiếm đoạt. - Nhưng với sự lảnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã anh dũng, bền gan, vững chí đánh thắng kẻ thù xâm lược qua nhiều thế hệ. Vào ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho cả dân tộc, trịnh trọng tuyên bố trước đồng bào và toàn thế giới: “…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Ä Như vậy, dân tộc Việt Nam đã trải qua thời gian dài dựng nước và giữ nước; trải qua nhiều cuộc chiến đẫm máu để giành lấy độc lập dân tộc. Đó là bằng chứng về một tinh thần yêu nước, sự đoàn kết dân tộc, sự quả cảm của những con người anh hùng, cùng nhau hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, không còn chiến tranh, một dân tộc hoà bình, thống nhất. Vào ngày 8 tháng 10 năm 2010, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Công viên Hòa Bình, tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội. Công viên nhằm nhấn mạnh thông điệp “chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”. Năm 2000, cùng với 4 thành phố khác trên thế giới, Hà Nội là Thành phố duy nhất đại diện cho Châu Á nhận giải thưởng “Thành phố vì Hòa bình” của UNESCO trao tặng. Năm 2001, Thành phố đã phê duyệt chủ trương xây dựng một công viên mang biểu tượng của Thành phố Thủ đô- Thành phố vì hòa bình- Công viên Hòa Bình. Trong công viên, Tượng đài Hòa Bình là hạt nhân chính được đúc bằng đồng nặng khoảng 20 tấn, cao 7,2m đặt trên đài đế cao 22,8m. 3.7. Các dân tộc thiểu số lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế. Theo số liệu tổng điều tra dân số, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người. Dân số Việt Namgồm 54 dân tộc. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, Hmông, người Dao, Giarai, Êđê, Chăm, Sán Dìu. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ Đu và Rmăm chỉ có trên 300 người. v Dân tộc Tày: sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang… Theo thống kê gần đây, người Tày có khoảng 1 triệu 700 ngàn người. Đây là dân tộc có số dân đông nhất sau người Kinh trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. v Dân tộc Thái: (520.000), cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An... v Dân tộc Mường: (914.600), sống chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa một số huyện miền núi của Nghệ An. v Người Hoa: (450.000), người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam, sống tập trung đông nhất (50%) tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, 50% còn lại sinh sống phân tác ở các tỉnh thành trên toàn quốc, phần nhiều tại các tỉnh miền Tây Việt Nam. v Người Khmer: (447.000), thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer, sống chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. v Dân tộc Nùng: (353.000), thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái, sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Bắc, Tuyên Quang. v H'Mông (479.000), hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây Bắc Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... v Dao (237.000), cư trú chủ yếu dọc biên giới Việt- Trung, Việt- Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. v Giarai (121.000), thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo, cư trú tập trung ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và phía Bắc tỉnh Đắc Lắc. v Êđê (97.000), thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo, cư trú tập trung ở Đắc Lắc, phía Nam Gia Lai và phía Tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. v Những dân tộc còn lại có dân số dưới 90.000 người, một nửa trong số đó có dân số dưới 10.000 người. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, ƠĐu và Rmăm chỉ có khoảng vài trăm người. - Như vậy, các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13,8%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế. Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn hoá Việt Nam đã hình thành và phát triển bền vững. Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp lên một nền văn hoá kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn bản sắc của dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Từ các đặc điểm trên, càng thấy rõ được đậm nét tinh thần ấy. Biết đoàn kết dân tộc, sẽ là sức mạnh mang lại những thắng lợi to lớn hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

3.

– Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)
– Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực
– Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002)
– Diện tích cũng tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,5 triệu ha (2002)
– Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002)
– Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần.
– Đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ…
-> Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa.

Bình luận (0)
10A5-39-Nguyễn Mỹ Quỳnh...
7 tháng 11 2021 lúc 10:09

Câu 1: Du lịch nước ta có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, trở thành nghành kinh tế mũi nhọn của rất nhiều đất nước. Du lịch giúp cho con người nâng cao hiểu biết, nâng cao chất lượng các mối quan hệ xã hội , giúp mang lại cuộc sống hạnh phúc và thành công

Bình luận (0)
Cô Bé Ngây Ngô
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Dương
Xem chi tiết
_silverlining
27 tháng 5 2017 lúc 14:03

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
--Dân cư phân bố k đồng đều theo lãnh thổ:
+ Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và đô thị, miền núi dân cư thưa thớt. Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
+ Sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch (nông thôn chiếm 72% vào năm 2003)

Bình luận (0)
Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 19:14

Dân số nước ta phân bố chưa đều và không hợp lý.

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng:

+ Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng diện tích tự nhiện ở đồng bằng chỉ chiếm 20% diện tích cả nước, cho nên mật độ dân số trung bình ở vùng đồng bằng rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 (1993); ĐBSCL là 393 người/km2 (1993).

+ Miền núi trung du nước ta có diện tích tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 (riêng Lai Châu là 29 người/km2); Tây Nguyên là 50 người/km2 (riêng Kontum là 25 người/km2).

Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi trung du.

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.

+ Ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 (riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2); Còn ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2.

+ Ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là 1172 người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; Hải Dương, Hưng Yên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn.

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của Nhà nước.

- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…

Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ nói chung ở cả nước.

* Nguyên nhân:

- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm khai thác.

- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…giữa các vùng.

- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - Nhà nước mạnh thì sẽ đông dân hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.

- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở ĐBSH chủ yếu bằng sức lao động của cả nước.

- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định và 10 thị xã.

- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa các vùng:

Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 -> nay Nhà nước đã đưa hàng vạn lao động từ đồng bằng vào Tây Nguyên khai hoang phát triển kinh tế mới.

Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân nêu trên.

* Hậu quả:

- Dân số phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng: trong khi đồng bằng dân số tập trung rất đông nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng…thì có hạn -> việc khai thác các tài nguyên này bừa bãi, lãng phí…làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, suy thoái. Trong khi đó ở miền núi, trung du dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng thì phong phú cũng dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên rất bừa bãi làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy dân số phân bố không đều thì đều dẫn đến hậu quả chung là tài nguyên ở cả đồng bằng và miền núi, trung du đều nhanh chóng cạn kiệt.

- Dân số phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị thì nông thôn đất Nhà nước bình quân trên đầu người ngày càng giảm dần, mức thu nhập ngày càng thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp ngày càng tăng…Còn ở các vùng đô thị dân số tập trung rất đông mà công nghiệp thì chưa phát triển mạnh -> Nạn thừa lao động, thiếu việc làm, môi trường ngày càng ô nhiễm.

Bình luận (0)
Quách Phương Anh
Xem chi tiết
Thư Soobin
22 tháng 11 2017 lúc 12:52

Nguyên nhân 75% dân cư sống ở nông thôn vì

Điều kiện tự nhiên: Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng…thì dân cư tập trung đông đúc.
Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông. Đồng bằng sông Hồng ở nước ta đươc hình thành sớm và lâu đời trong lịch sử nên mật đô dân cư đông nhất so với các khu vực khác trên cả nước.
Điều kiện kinh tế- xã hội: Những vùng có nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh thì thường thu hút dân cư tập trung đông, như ở nước ta, các đô thị lớn, phát triển lớn mạnh về kinh tế xã hội thì mật độ dân cư rất cao.

Bình luận (0)
Thư Soobin
22 tháng 11 2017 lúc 12:52

Nguyên nhân 75% dân cư sống ở nông thôn vì lúc trước nước chúng ta là một nước nông nghiệp nên ở nông thôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa => dân cư tập trung đông

Bình luận (0)
Lê Nhất Duyên
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
22 tháng 11 2017 lúc 9:42

Dân cư nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí do một số nguyên nhân chính sau:

- Trình độ phát triển kinh tế -xã hội ở mỗi vùng là khác nhau

- Tính chất sản xuất ở các vùng khác nhau.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ ở mỗi vùng không giống nhau

- Đặc điểm chuyển cư giữa các vùng

- Các điều kiện tự nhiên khác nhau.

Em phân tích các nguyên nhân này ra để thấy sự không đều và chưa hợp lí nhé

Chúc em học tốt!

Bình luận (1)
Dương Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
11 tháng 12 2016 lúc 15:21

Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

Bình luận (1)
Thư Soobin
9 tháng 11 2017 lúc 12:57

Đặc điểm sự phân bố dân cư của nước ta

+ Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ

- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước

- Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác

- Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa

+ Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác

Bình luận (0)
Anh
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
4 tháng 11 2017 lúc 15:21

Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinhh tế

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Thư Soobin
9 tháng 11 2017 lúc 12:58

Nhân tố nào quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta là trình độ tiếp thu khoa học - kĩ thuật và có nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển một nền kinh tế toàn diện

Bình luận (0)
Hạ Linh
Xem chi tiết
Thư Soobin
18 tháng 11 2017 lúc 18:56

Biện pháp khắc phục nhũng khó khăn trong ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta

- Kêu gọi người dân bảo vệ môi trường nước
- Cấm đánh bắt cá nhỏ
- Cải tạo ao đầm làm tốt công tác thủy lợi
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cho người dân như không bơm tạp chất và kháng sinh cho tôm
- Nghiêm cấm và xử lí nghiêm minh các tàu đánh bắt bằng điện thuốc nổ hóa chất
- Tìm kiếm thị trường

Bình luận (0)