Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
11 tháng 9 2023 lúc 1:32

Tham khảo
Phát triển TP Bến Tre thành đô thị loại 1

- Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, TP. Bến Tre trở thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- TP. Bến Tre được công nhận đạt chuẩn đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2019. Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, sẽ phát triển TP. Bến Tre thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 
Mở rộng địa giới hành chính
- Để hiện thực hóa mục tiêu đô thị loại I, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Kết luận số 118-KL/TU, trong đó thống nhất chọn phương án mở rộng địa giới hành chính của TP. Bến Tre theo hướng điều chỉnh sang các xã: Sơn Hòa, An Hiệp, Hữu Định (Châu Thành); Sơn Phú (Giồng Trôm); Thanh Tân (Mỏ Cày Bắc). 
- Thành phố cũng kêu gọi đầu tư phát triển đô thị, các dự án chỉnh trang đô thị, các dự án khu dân cư mới. Đối với các dự án đã có quyết định đầu tư, cần tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai thực hiện. Hoàn chỉnh thủ tục thực hiện dự án nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Bến Tre. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành tỉnh tham mưu UBND tỉnh tiếp cận các nguồn vốn vay ODA khác để thực hiện dự án xử lý nước thải và các dự án chỉnh trang phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục đầu tư nâng chất các cơ sở giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân.
Phát triển hạ tầng
- Kết cấu hạ tầng Thành phố có bước phát triển nhanh, đồng bộ, tạo bước đột phá cho phát triển không gian đô thị về phía bắc, tây bắc (Bình Phú, Sơn Đông) và về phía nam (Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận), góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị loại I. Đặc biệt, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có sự đóng góp rất lớn của nhân dân về tiền, đất đai, hoa màu, ngày công lao động. Vì vậy, hệ thống giao thông nông thôn ngày càng phát triển, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Hạ tầng giáo dục phát triển rất nhanh trên cơ sở thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp. Đến nay, hệ thống trường lớp học trên địa bàn TP. Bến Tre cơ bản đã được đầu tư hoàn chỉnh. Năm 2010, chỉ có 10 trường đạt chuẩn quốc gia thì đến nay, Thành phố đã có 25/34 trường đạt chuẩn quốc gia. Một số trường được xây mới đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy: Tiểu học Bến Tre, Tiểu học Phú Thọ và một số trường mầm non theo phương thức xã hội hóa: Mầm non quốc tế API, Mầm non Bảo Quyên.
 

- Hệ thống các cơ sở y tế được đầu tư đúng chuẩn, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân như: Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Đa khoa Minh Đức, Bệnh viện Y học cổ truyền. Cơ sở y tế xã, phường được đầu tư đạt chuẩn, đặc biệt đã hoàn chỉnh thủ tục triển khai Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 500 giường tại xã Bình Phú (vốn ODA).

- Thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. Hệ thống các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị được đầu tư mới, khang trang, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân…

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Nhật Anh
Xem chi tiết
meme
8 tháng 9 2023 lúc 13:17

Trong giai đoạn từ 1990 đến 2016, phân bố dân cư ở Việt Nam được chia thành hai loại: thành thị và nông thôn.

Trên thực tế, có một sự dịch chuyển đáng kể của dân số từ nông thôn sang thành thị trong thời gian này. Dân số thành thị tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều này có thể được giải thích bởi sự phát triển kinh tế và công nghiệp, thu hút người dân từ các vùng nông thôn đến các khu vực đô thị để tìm kiếm cơ hội việc làm và cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên, dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số của nước ta. Nông thôn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi.

Tổng kết lại, trong giai đoạn 1990-2016, chúng ta đã chứng kiến một sự dịch chuyển dân số từ nông thôn sang thành thị, nhưng dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số của nước ta

Bình luận (0)
Huỳnh Tiến Thiên
Xem chi tiết
Hoàng Anh
31 tháng 10 2022 lúc 20:26

Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:

- Giữa đồng bằng ven biển với trung du, miền núi:

+ Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển (chiếm 75% dân số), đất chật người đông, thừa lao động

+ Vùng núi, nhiều tài nguyên nhưng lại thưa dân và thiếu lao động. 

- Giữa thành thị với nông thôn: Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, phần lớn làm nghề nông. Chỉ có khoảng 1/4 dân số sống ở thành thị.

Do đó, Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng.

Bình luận (0)
Ngô Ngọc
Xem chi tiết
Long Sơn
12 tháng 9 2022 lúc 15:40

Không có hình

Dân cư phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ( ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, ĐB Duyên hải miền Trung )

Dân cư thưa thớt ở miền núi ( Tây Bắc Bộ ) và vùng cao nguyên của Tây Nguyên 

Các đô thị lớn ( TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng ) tập trung ở vùng ven biển

Dân cư sống ở nông thôn nhiều hơn

Bình luận (0)
Ngọc Khuê Hồ Thị
Xem chi tiết
Phương Thảo?
1 tháng 7 2022 lúc 20:20

Tham khảo

a) Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

b) Vì sao phải thực hiện chiến lược đó?

- Xuất phát từ thực trạng về dân số và nguồn lao động.

+ Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta vẫn còn cao (1,32%o năm trong giai đoạn 2002 - 2005). Mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

+ Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng:

• Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên quan trọng của đất nước.

• Giữa thành thị với nông thôn: dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1% (năm 2005).

• Sự phân bố dân cư không hợp lí đã dẫn đến: sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu; khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khó khăn,...

+ Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nhất là khu vực miền núi và trung du; chất lượng nguồn lao động còn hạn chế (lao động có việc làm chưa qua đào tạo chiếm 75% - năm 2005) và phân bố không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.

- Đảm bảo các mục tiêu về kinh tế - xã hội của đất nước: phát huy nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bình luận (1)
jony pug
Xem chi tiết
qlamm
13 tháng 12 2021 lúc 23:25

TK

 - Nguồn lao động  vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.

Bình luận (0)
lạc lạc
14 tháng 12 2021 lúc 7:11

  Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta:

   +Tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng ở nông thôn nước ta.

   + Tình trạng thất nghiệp ở thành thị tương đối cao.

   + Vấn đề việc làm gây sức ép lớn đến nền kinh tế của nước ta

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Hquynh
22 tháng 11 2021 lúc 20:48

Tham Khảo

1.Tài nguyên rừng.

            - Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (gần 11,6 triệu ha) à nguyên nhân chủ yếu do con người khai thác bừa bãi.

            - Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

            + Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

            + Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…

            + Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).

2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

            - Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

            - Hiện nay, mô hình nông - lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.

            - Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.



 

Bình luận (1)
Hồng Hít
Xem chi tiết
Thư Phan
12 tháng 11 2021 lúc 19:29

Tham khảo

- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải. - Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. ... + Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.

Bình luận (0)
Hquynh
12 tháng 11 2021 lúc 19:30

Tham Khảo ;-;

Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc:
Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng tập trung ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cản
Người Dao: sống ở các sườn núi 700 – 1000m.
Người Mông: trên các vùng núi cao.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng rõ rệt.
Người Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho ở Lâm Đồng.
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).
+ Hiên nay, một số dân tộc miền núi phía Bắc đã đến cư trú ở Tây Nguyên.

 

Bình luận (0)
NGUYỄN VÕ NHẬT THIỆN
Xem chi tiết
Thư Phan
12 tháng 11 2021 lúc 16:09

Tham khảo

- Giải pháp: Xây các thành phố vệ tinh, giảm áp lực dân số cho các thành phố lớn; Kích thích phát triển kinh tế ở các vùng khác; Quy hoạch lại đô thị một cách hợp lí.

Bình luận (1)
Vân Lê
Xem chi tiết
Đan Khánh
8 tháng 11 2021 lúc 19:25

Tây Nguyên

Bình luận (0)
Trần Phương Anh
8 tháng 11 2021 lúc 19:41

Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước

Bình luận (0)