Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
Xem chi tiết
Tống Linh Trang
26 tháng 3 2018 lúc 19:13

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.

Tổ tiên xưa của Nguyễn Huệ là họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Sau có một chi dời vào huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Xuân. Theo các cụ ở Hưng Thái, Hưng Nguyên cho biết thì họ Hồ ở Hưng Thái hằng năm thường có sang Nghi Xuân nhận họ. Trong trận tấn công ra Bắc vào tháng 6 năm ất Mùi (1655), quân Nguyễn chiếm được 7 huyện Nam sông Lam (Nghệ An), bắt dân đưa vào Đàng Trong khai hoang. Sách cũ đều nói tổ bốn đời của Nguyễn Huệ cũng ở trong số di dân ấy, lúc đầu đến ở ấp Tây Sơn Nhất thuộc huyện Quy Ninh, phủ Quy Nhơn. Đến đời Nguyễn Phi Phúc (có sách chép là Hồ Phi Phúc) mới dời đến ở ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, nay là làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Nghĩa Bình. Nguyễn Phi Phúc và vợ là Nguyễn Thị Đông sinh ra Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ và một người con gái.

Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Thuở nhỏ Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm, sau gọi là Bình. Cả ba anh em đều theo học thầy Hiến, một nhà nho bất đắc chí, vì phản đối chính sách hà ngược của Trương Phúc Loan nên bỏ trốn vào Quy Nhơn mở trường dạy học ở ấp Yên Thái.

Theo Hoa Bằng trong Quang Trung anh hùng dân tộc thì Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần, mắt như chớp sáng, tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm. Sách Tây Sơn thuật lược còn miêu tả đôi mắt Quang Trung "ban đêm khi ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu".

Mùa xuân năm 1771, đất Tây Sơn sôi động, lá cờ nghĩa bằng lụa đỏ dài 10 m được dựng lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo và lời hịch kể tội Trương Phúc Loan được truyền đi khắp nơi. Các tầng lớp nhân dân người Kinh, người Thượng đều hăng hái tham gia. Từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn này, Nguyễn Huệ trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân thế kỷ 18 và cũng trở thành người anh hùng dân tộc vĩ đại:

Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
(Ai tư vãn - LÊ NGỌC HÂN)

Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.

Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định đánh tan sào huyệt của quân Nguyễn, bắt giết được Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần. Sau chiến thắng, ông giao quyền cai quản Gia Định cho các tướng rồi trở lại Quy Nhơn.

Năm 1785, được tin báo quân Xiêm xâm lược, Nguyễn Huệ đem đại binh vào Gia Định. Trong mấy trận đầu, quân Tây Sơn rút lui để nhử giặc vào trận địa mai phục sẵn. Quân Xiêm kéo vào Rạch Gầm và Xoài Mút (phía tây Mỹ Tho) bị phục binh Tây Sơn ở các mặt cùng đổ ập ra tiến công bất ngờ, quyết liệt. 5 vạn quân thủy bộ cùng 300 chiến thuyền bị đánh tan tác, chỉ còn vài nghìn tên sống sót chạy trốn về nước theo đường núi.

Đến trận đại phá 20 vạn quân Thanh đầu năm 1789 thì thật là kỳ diệu. Cuối năm 1788, quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đã chiếm Thăng Long. Tiền đội quân Thanh thọc sâu đến tận Hà Nam. Quanh Thăng Long dày đặc một hệ thống những đồn kiên cố ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng... để bảo vệ.

Ngày 21 tháng 12 năm 1788, nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở, ngay ngày hôm sau, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức thống lĩnh đại quân tiến ra bắc.

Ngày 15-1-1789, quân Tây Sơn đã tập kết ở Tam Điệp. Khi cho quân ăn Tết trước ở đây, Quang Trung tuyên bố: "Nay hãy làm lễ ăn Tết Nguyên Đán trước, đợi đến sang xuân, ngày ta vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta xem có đúng thế không?".

Trong trận này, với chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, Quang Trung chọn thời gian và không gian hoàn toàn bất ngờ đối với quân Thanh đang kiêu căng, tự mãn với những thắng lợi bước đầu và mải mê chuẩn bị ăn Tết.

Đêm 30 Tết, quân chủ lực Tây Sơn vượt sông Đáy tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch, mở đầu cuộc tiến công. Ngày 3 Tết vây đồn Hạ Hồi, uy hiếp buộc địch đầu hàng. Ngày 5 Tết, mở trận quyết chiến ở đồn Ngọc Hồi. Bằng trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, quân Tây Sơn đã đập tan cứ điểm then chốt nhất của địch. Sau đó đồn Khương Thượng nhanh chóng bị tiêu diệt, tướng Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy. Trưa ngày 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung cùng tướng sĩ chiến bào nhuộm đen khói súng tiến vào Thăng Long.

Nguyễn Huệ cọ̀n là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Ông phê phán tội ác chia cắt đất nước: "Mỗi họ tự gây dựng bờ cõi riêng mình, kỷ cương, trời đất một phen đổ nát không dựng lên được..." (Chiếu lên ngôi).

Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra bắc với khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh", cô lập triệt để quân Trịnh nên lấy được Bắc Hà một cách dễ dàng. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hữu Chỉnh: "Ta đem mấy vạn quân ra đây, chỉ đánh một trận mà dẹp yên được cả thiên hạ... Ví phỏng ta muốn xưng đế, xưng vương gì mà chẳng được. Sở dĩ ta nhường nhịn không ở những ngôi ấy, là hậu đãi nhà Lê đó thôi!" (Hoàng Lê nhất thống chí). Nhưng Nguyễn Huệ cũng biết trong nhân dân và nho sĩ Bắc Hà cọ̀n nhiều người luyến tiếc nhà Lê nên ông bằng lòng lấy công chúa Ngọc Hân nhà Lê rồi lui về Thuận Hóa. Năm 1787, sau khi sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vẫn để cho Lê Duy Cẩn làm giám quốc bù nhìn. Nguyễn Huệ chỉ chính thức lên ngôi hoàng đế thay nhà Lê khi Lê Chiêu Thống lộ rõ bộ mặt phản quốc, rước quân Thanh vào giày xéo đất nước.

Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị c̣òn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.

Về mặt đối ngoại, Nguyễn Huệ rất khôn khéo trong cách ứng xử với bọn phong kiến phương bắc. Tuy đã:

Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Nhưng sau chiến thắng, Nguyễn Huệ vẫn chủ động cầu hòa, bề ngoài xin thần thuộc để dập tắt ý đồ phục thù của nhà Thanh và buộc chúng phải chính thức công nhận Quang Trung làm "quốc vương", từ bỏ dã tâm thu nạp bọn lưu vong phản quốc, lấy cớ xâm lược nước ta một lần nữa.

Năm 1789, khi cuộc kháng chiến vừa kết thúc, Quang Trung đã ban bố Chiếu khuyến nông nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang. Đồng thời ra lệnh bãi bỏ nhiều thứ thuế công thương nghiệp nặng nề trước đây, mở rộng việc buôn bán làm ăn cho thương nhân và thợ thủ công. Quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở mang.

Quang Trung cũng ra sức xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, ban bố Chiếu lập học, khuyến khích các xã mở trường học. Tiếng nói dân tộc được coi trọng. Quang Trung muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của quốc gia. Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện của Nhà nước dần dần viết bằng chữ Nôm.

Khi dân làng Văn Chương (Hà Nội) xin dựng lại bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Quang Trung tự tay phê vào lá đơn như sau:

Nay mai dựng lại nước nhà,
Bia nghè lại dựng trên ṭa muôn giàn.

Nhưng tiếc thay, khi đất nước đang trên bước chuyển mình đầy triển vọng thì ngày 16-9-1792, Quang Trung đột ngột từ trần, lúc đó ông mới 39 tuổi.

Bình luận (3)
họ tên đầy đủ
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
11 tháng 4 2017 lúc 19:51
Đàng trog Đàng ngoài

- Nông nghiệp: Từ đầu thế kỷ 17, Nam Bộ còn là vùng đất hoang vu. Từ khi khai phá vùng này, các chúa Nguyễn có chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Hàng loạt con sông và kênh được đào vét ở Thuận Quảng, điển hình như kênh Trung Đan và Mai Xá. Sang thế kỷ 18, những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ đã trở thành ruộng phì nhiêu, ruộng tốt bậc nhất Đại Việt. Nghề nông Đàng Trong đã tạo ra 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ.

- Về cơ bản, Đàng Trong có những nét tương đồng trong phát triển thủ công nghiệp so với Đàng Ngoài. Do sự tác động từ sự du nhập của khoa học kỹ thuật phương Tây, thủ công nghiệp Đàng Trong không chỉ phát triển về quy mô mà còn xuất hiện nhiều ngành nghề mới như đóng tàu, thuyền, đúc súng, khai thác mỏ. Trong ngành khai thác mỏ, Đàng Trong không có nhiều tài nguyên khoáng sản như Đàng Ngoài, chỉ có một số mỏ sắt và mỏ vàng.

- Nông nghiệp: Kể từ khi đánh bại nhà Mạc, làm chủ vùng Bắc bộ, chính quyền Lê-Trịnh đã có nhiều cố gắng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất nông nghiệp. Đối với việc thủy lợi, triều đình Lê-Trịnh cũng quan tâm. Khi thời tiết hạn hán nặng, triều đình cử quan xuống các đạo xem xét và sai làm xe tát nước để chống hạn. Việc tuần tra, sửa chữa đê điều cũng thực hiện thường xuyên.

- Vì thiếu đất nên mỗi người chỉ được một miếng đất nhỏ, người nông dân phải xen canh tăng vụ, tận dụng tối đa mảnh đất, mỗi năm thường thu hoạch 2-3 vụ. Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng đạt trình độ khá cao. Phương pháp cày cấy chủ yếu dựa vào sức người, nông cụ giản đơn như liềm, cuốc, cày, bừa, hái.

-

Do chính sách khuyến nông và sức lao động chăm chỉ của người dân, đến đầu thế kỷ 18, nông nghiệp Đàng Ngoài có những tiến bộ đáng kể. Những năm không gặp phải thiên tai, lụt lội, nhiều năm được mùa.

Bình luận (1)
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
小范
4 tháng 1 2019 lúc 22:05

Chiến thắng quyết định thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn là chiến thắng nào?
Trận Chi Lăng – Xương Giang 10- 1427
Nhân dân ủng hộ , lòng yêu nước của toàn quân dân, Khối đoàn kết nhất trí của quân dân, Tài chỉ huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi , với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
=> Sau chiến thắng này, đất nước hoàn toàn độc lập, tự chủ.

Bình luận (0)
Lily Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
23 tháng 1 2018 lúc 18:23

Thời gian

Sự kiện

Năm 1416

Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

Năm 1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

Năm 1421

Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

Năm 1423

Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9.1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11.1426

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

10.1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

12.1427

Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

Bình luận (1)
Hóa Học
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
14 tháng 1 2018 lúc 9:01

Câu 1: Sông ngòi châu Á có những giá trị kinh tế:

+ cung cấp nước cho sản xuất, chăn nuôi và đời sống của con người

+ phục vụ cho việc khai thác thủy điện, giao thông đường thủy và ngành du lịch

+ phục vụ cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

+ bồi đắp phù sa, hình thành các đồng bằng lớn

Câu 2: Một số thành tựu nông nghiệp các nước châu Á:

+ Lúa gạo và cây lương thực chiếm 93% sản lượng thế giới

+ Lúa mì chiếm 39% sản lượng thế giới

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo lớn nhất Châu Á

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước đứng nhất, nhì về xuất khẩu lúa gạo

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
14 tháng 1 2018 lúc 9:01

Câu 3: Đặc điểm địa hình ở miền Nam Á.

+ Phía Bắc: hệ thống núi Hi - ma - lay - a: đồ sộ, cao nhất thế giới, dài khoảng 2600 hm, chiều rộng trung bình từ 300 - 400 km, hướng Tây Bắc - Đông Nam

+ Phía Nam: sơn nguyên Đê - can tương đối thấp và bằng phẳng.

+ Ở giữa: đồng bằng Ấn Hằng: dài 3000 km, rộng từ 250 - 350 km

Câu 4: Nêu các đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á.(vị trí địa lý, phạm vi khu vực, địa hình, sông ngòi, khí hậu, cảnh quan, ...)

+ Vị trí địa lí và pham vi khu vực:

- Nằm trong khoảng vĩ độ từ 21 độ Bắc -> 52 độ Bắc

- Nằm ở phía Đông Châu Á,

- Giáp: _ khu vực: Tây Nam Á, Trung Á, Bắc Á, Đông Nam Á

_ đại dương: Thái Bình Dương

_ biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, biển Nhật Bản

- Gồm 2 bộ phận: _ Đất liền: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc

_ Bán đảo: Nhật Bản, Hải Nam, Đài Loan (của Trung Quốc)

=> Thuận lợi cho việc buôn bán, trao đổi với các nước, khu vực trên thế giới

+ Địa hình và sông ngòi:

 Phần đất liềnPhần Hải Đảo
Địa hình

- Chiếm phần lớn: 83,7% diện tích lãnh thổ.

- Phía Tây: chủ yếu là núi, sơn nguyên và bồn địa

- Phía Đông: chủ yếu là núi thấp, đồng bằng rộng lớn

- Diện tích nhỏ.

- Là miền núi trẻ, có nhiều núi lửa

-> Thường xuyên xảy ra động đất, và có nhiều núi lửa hoạt động (điển hình là Nhật Bản)

Sông ngòi

- Phía Tây là nơi bắt nguồn các con sông lớn.

- Các sông lớn bắt nguồn từ các dãy núi cao ở phía Tây đổ ra biển phía Đông và đều có chế độ nước ổn định: mùa hạ là mùa lũ và mùa đông là mùa cạn

- Có giá trị bồi đắp phù sa, hình thành đồng bằng lớn cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho con người.

- Sông ngắn, dốc

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Khí hậu và cảnh quan:

- Khí hậu:

Phía Đông đất liền và hải đảo: khí hậu Cận nhiệt gió mùa:

_ Mùa đông: lạnh và khô

_ Mùa hạ: mát mẻ, mưa nhiều

Phía Tây đất liền: khí hậu cận nhiệt lục địa và cận nhiệt núi cao -> mưa ít

- Cảnh quan:

Rừng nhiệt đới gió mùa (ở phía đông đất liền và ở bán đảo)

Thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc (ở phía Tây)

 

Chúc bạn học tốt nha!!!

Bình luận (0)
Lê Thị Phương Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn thị ngọc ánh
26 tháng 11 2017 lúc 19:56

nhà trần thay nhà lý có hợp lý vì nhà lý vua ăn chơi sa đọa,ko để ý đến dân gây thiệt hại kinh tế,nhiều nơi nổi lên đấi tranh nên nhà trầ thành lập thay đổi và tiến triển hơn,ổn định trật tự xã hội,kinh tế

Bình luận (0)
Triệu Thị Phương
4 tháng 3 2018 lúc 18:08

nhà trần thay nhà lý có hợp lý vì nhà lý vua ăn chơi sa đọa,ko để ý đến dân gây thiệt hại kinh tế,nhiều nơi nổi lên đấi tranh nên nhà trầ thành lập thay đổi và tiến triển hơn,ổn định trật tự xã hội,kinh tế

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Đức Nhân
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
17 tháng 5 2016 lúc 14:26

Đây là một phong trào văn hóa tư tưởng có tiếp thu và kế thừa một số yếu tố trong nền VH của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Do đó góp phần vào việc phục hồi văn hóa Hy-La.

Ý nghĩa: 

-Lên án giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng phong kiến lỗi thời.
-Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
-Đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ
-Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến
-Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn
phong trào văn hoá phục hưng

Bình luận (5)
Nguyễn Thị Quỳnh Như
17 tháng 5 2016 lúc 14:22

- Văn hóa phục hưng là khôi phục những tinh hoa văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới.

- Ý nghĩa : Đây là "Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại" mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa Châu Âu và văn hóa nhân loại.

Bình luận (0)
A.Thư
20 tháng 1 2018 lúc 19:48

Văn hóa Phục Hưng là khôi phục những tinh hoa của những thời kì trước, chủ yếu là thời kỳ văn minh cổ đại của Hy Lạp

Bình luận (0)
Nguyễn Huỳnh Huy
Xem chi tiết
lê anh tuấn
30 tháng 12 2017 lúc 20:42
THỜI GIAN VƯƠNG TRIỀU ĐẶC ĐIỂM
TK: IV-> VI Gúp-ta

-Phát triển kinh tế xã hội, văn hóa.

- Sử dụng công cụ bằng sắt.

- Phát triển cao nghề luyện kim.

- Dệt vải mỏng, mềm, nhẹ, ko phai, nhiều màu.

- Đồ kim chế tạo bằng bạc, vàng, ngọc, tác phẩm tinh xảo.

TK: XII -> XVI Hồi giáo Đê-li

- Quý tộc chiếm ruộng, đất của người Ấn.

- Cấm đạo Hin-đu.

- Mâu thuẫn dân tộc.

TK: XVI -> XIV Ấn Độ Mô-gôn

- Vua : An- cơ - ba

- Xóa bỏ kì thị tôn giáo.

- Khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa Ấn Độ.

Bình luận (0)
Nguyễn Huỳnh Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Lý Thùy Trâm
13 tháng 5 2018 lúc 8:35

-M.Lu-thơ(1438-1546), là một tu sĩ ở Đức.Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục,lễ nghi phiền toái, quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

Bình luận (0)
Võ Thị Tuyết Nhung
Xem chi tiết
kim yoki
26 tháng 12 2017 lúc 21:36

Thành tựu: đạt được chủ yếu ở các lĩnh vực hội họa, điêu khắc, kiến trúc. Điểm khác cơ bản so với các thời kỳ trước là: điểm sáng tác thời kỳ này có nội dung rất hiện thực sinh động thể hiện nội tâm nhân vật

. Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hoá Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng. Dựa vào nội dung mục 1 để trả lời. Cần nêu rõ do sự kìm hãm của chế độ phong kiến đối với các giá trị văn hoá, sự lớn mạnh của giai cấp tư sản về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị, xã hội là nguyên nhân cơ bản dẫn tới bùng nổ phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Nội dung phong trào lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật

Bình luận (0)
A.Thư
20 tháng 1 2018 lúc 19:59

*Ý nghĩa:

Phong trào Văn hóa Phục hưng nhằm ko chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống phong kiến, mà còn là cuộc" cách mạng tiến bộ vĩ đại", mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và nhân loại.

Bình luận (0)