Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

Linh Samaaa
Xem chi tiết
Hồ_Maii
Xem chi tiết
I don
17 tháng 4 2022 lúc 22:34

REFER

Mặt trận

Thời gian

Sự kiện

Chống phá “bình định”

Năm 1962

Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh, …

Cuối năm 1962

Trên nửa tổng số ấp và 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

Chính trị

11 - 6 - 1963

Trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.

16 - 6 - 1963

70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.

1 - 11 - 1963

Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu với hy vọng ổn định tình hình.

Quân sự

Ngày 2 - 1 - 1963

Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho).

Đông - Xuân 1964 - 1965

Chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

Bình luận (2)
dotranbadat
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
Xem chi tiết
Phong Thần
6 tháng 5 2021 lúc 11:37

Sự kiện: Giải phóng Miền Nam

Ý nghĩa: thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân.

Bình luận (4)
Đăng Khoa
6 tháng 5 2021 lúc 11:42

Sự kiện: tiếp quản thủ đô Hà Nội (10/10/1954)

Ý nghĩa: Giải phóng Thủ đô mang một ý nghĩa cực kì to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh. Giải phóng Thủ đô là một thành tựu to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thủ đô Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của lực lượng đế quốc nước ngoài. Nhân dân lao động của Thủ đô được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bắt tay vào xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa

Bình luận (0)
Kamado Nezuko
6 tháng 5 2021 lúc 12:14

-Sự kiện: Giải phóng Miền Nam

-Ý nghĩa: thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân.

chúc bạn học giỏi

Bình luận (0)
Xuân Hùng Hoàng
Xem chi tiết
Steve Ender RB
Xem chi tiết
Hoàng Võ Anhthu
Xem chi tiết
Trần Huyền Trang
Xem chi tiết
Hiiiii~
15 tháng 5 2018 lúc 22:20

Trả lời:

Ngay từ năm 1954, nhận rõ đế quốc Mĩ là trở lực chính ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, Trung ương Đảng đã đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng.
Mở đầu là “Phong trào hòa bình” ở Sài Gòn - Chợ Lớn vào tháng 8-1954 của tri thức và các tầng lớp nhân dân. Phong trào ra đời với Bản hiệu triệu hoan nghênh Hiệp định Giơ-ne-vơ, ủng hộ hiệp thương tổng tuyển cử, được sự hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn và trên khắp miền Nam, những “ủy ban bảo vệ hòa bình” được thành lập và hoạt động công khai.
Tháng 11 - 1954. Mi - Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp, cho tay sai lùng bắt các nhà lãnh đạo phong trào. Nhưng phong trào đấu tranh vì mục tiêu hòa bình của các tầng lớp nhân dân tiếp tục dâng cao, lan rộng tới các thành phố lớn như Huế, Đà Nẵng... và cả các vùng nông thôn. Phong trào đã lôi cuốn hàng triệu người tham gia, gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái giáo phái, các dân tộc ít người... hình thành nên mặt trận chống Mĩ - Diệm.
Mục tiêu phong trào được mở rộng, hình thức đấu tranh có những thay đổi từ năm 1958 - 1959, khi chính quyền Diệm lộ rõ bộ mặt phản động. Phong trào đấu tranh còn nhằm chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” của chúng, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Từ hình thức đấu tranh chính trị, hòa bình chuyển sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

Bình luận (0)
Đạt Trần
15 tháng 5 2018 lúc 23:01

- Đế quốc Mĩ xâm lược miền Nam, chà đạp trắng trợn lên nguyện vọng hoà bình thống nhất Tồ quốc của nhân dân ta, xâm phạm thô bạo độc lập tự do của Tổ quốc ta làm cho xã hội miền Nam xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn toàn thể nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam (nhất là nông dân) với bọn địa chủ phong kiến.

Trước phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân miền Nam, Mĩ Diệm ngày càng mở rộng chiến dịch “Tố cộng”, “Diệt cộng”, tăng cường đàn áp khủng bố thông qua Luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam, giết hại hàng loạt người vô tội với khẩu hiệu: “Thà bắn lầm hơn bỏ sót”.

- Chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề, nhiều cơ sở cách mạng bị tan vỡ, nhiều cán bộ Đảng viên bị bắt, bị giam cầm và giết hại. Tình hình đó càng làm cho phong trào đấu tranh ngày càng lên cao, trở thành một cơn bão táp cách mạng.

* Đáp ứng yêu cầu của phong trào quần chúng, Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 (tháng 1/1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là: Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp vói đấu tranh vũ trang để đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.

Bình luận (0)
Đỗ Khánh My
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
4 tháng 5 2018 lúc 12:53

a. Giống nhau

– Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam, chia cắt lâu dài nước Việt nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ…
– Đều là những hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
– Sử dụng bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn làm công cụ do Mĩ viện trợ, trang bị, tổ chức và chỉ huy
– Đều chú trọng thực hiện chính sách bình định, nhằm chiếm đất, giành dân.

b. Khác nhau

– Về lực lượng: chiến lược Chiến tranh đặc biệt được tiến hành bằng quân đội Sài gòn; chiến lược Chiến tranh cục bộđược tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân Đồng minh của Mĩ
và quân đội Sài gòn.
– Về quy mô và biện pháp: khác với chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chiến lược Chiến tranh cục bộ được tiến hành ở miền Nam kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc. Chiến tranh cục bộ diễn ra ác liệt hơn với những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” trên quy mô lớn và nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.

Bình luận (0)
Đỗ Khánh My
Xem chi tiết